Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2009

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HểA GIAI ĐOẠN 2005-2009

Tình hình đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa Vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa

Tuy nhiên, nhờ việc thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ, trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, giá cả vật tư, nguyên liệu ổn định, với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, nhà thầu; tình hình đầu tư phát triển năm 2009 đạt được kết quả tích cực: huy động vốn đầu tư phát triển vượt kế hoạch và tăng cao so với cùng kỳ, tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đạt mục tiêu kế hoạch và cú chuyển biến rừ nột so với cỏc năm trước, gúp phần đỏng kể vào tăng trưởng kinh tế năm 2009. Với cơ chế đầu tư thông thoáng và ưu đãi đầu tư hấp dẫn đã và đang làm tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra.

Bảng 4 : Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển  tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4 : Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa

Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa

Nếu xét trên cơ cấu nguồn vốn thì vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển đóng góp 1 phần không hề nhỏ trong vòng 5 năm trở lại đây tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý luôn chiếm trên 91% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Thanh Hóa , duy chỉ có năm 2006 con số này chỉ đạt 86.1% điều này cho thấy nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển này đóng vai trò hết sức quan trọng , nó quyết định đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh ở hiện tại và tương lai sau này. Tuy nhiên, nếu xét trong dài hạn thì tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng tăng lên trong dài hạn, điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư, dẫn đến các hoạt động đầu tư phi vật chất, thực hiện các chương trình mục tiêu xã hội vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung bỏ vốn đầu tư một số công trình lớn phục vụ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và du lịch như đường giao thông đến hàng rào cụm CN, hệ thống thoát lũ , hệ thống Thuỷ lợi … Có thể nói đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình đầu tư phát triển của tỉnh bởi nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn cấp phát nên có xu hướng tăng về khối lượng nhưng giảm về tỷ trọng, có như vậy mới tạo được động lực cho phát triển kinh tế xã hội và phát huy được tính chủ động và tích cực của tỉnh trong việc thu hút các nguồn vốn khác phục vụ quá trình phát triển của tỉnh.

Bảng 6 : So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn  đầu tư toàn xã hội
Bảng 6 : So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ lệ % Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2005-2009 phân theo vùng

Năm 2009 được xác định là "năm đầu tư xây dựng cơ bản"; vì vậy, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo với những giải pháp quyết liệt; các cấp, các ngành, các chủ đầu tư đã có nhiều cố gắng và điều kiện khách quan có những thuận lợi cơ bản về thời tiết, giá cả nên tình hình đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sỏch do địa phương quản lý cú chuyển biến rừ nột so với kế hoạch và so với cỏc năm. Trong tổng số 19 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2005 – 2009), đến nay có 05 chỉ tiêu đã hoàn thành vượt mức kế hoạch (bao gồm: tổng sản lượng lương thực, phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, mật độ điện thoại và tỷ lệ hộ đói nghèo); 11 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành kế hoạch; các chỉ tiêu còn lại như tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách, tuy chưa đạt mục tiêu kế hoạch nhưng cao hơn so với thời kỳ trước. Chất lượng nhiều dự án quy hoạch, kế hoạch còn thấp và thiếu tầm nhìn dài hạn; không ít các quy hoạch, kế hoạch tuy đã được xác định nhưng chưa có đầy đủ căn cứ kinh tế - xã hội, nhất là phân tích và dự báo trung và dài hạn về thị trường trong nước, năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng nhưng tác động của các yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ công nghệ… Nhiều quy hoạch còn xuất phát từ ý muốn chủ quan, chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thị trường, chưa quan tâm thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Chất lượng công tác giám định đầu tư và nghiệm thu công trình tuy đã có quy trình được Bộ xây dựng ban hành, tuy nhiên trên thực tế thời gian qua công tác thực hiện giám sát đầu tư và nghiệm thu công trình chưa được thực sự nghiêm túc, có lúc còn qua loa đại khái, mang tính hình thức dẫn đến tình trạng một số công trình vừa quyết toán xong đã xuất hiện hiện tượng nứt nún, thấm dột, xuống cấp… Hiệu quả hoạt động của đội ngũ quản lý chất lượng công trình còn thấp, thiếu cán bộ có chuyên môn sâu cũng như đạo đức nghề nghiệp. Nhiều dự án vẫn thực hiện khâu trung gian, điển hình là công tác giải phóng mặt bằng, Ban quản lý dự án thực hiện việc rút tiền trực tiếp từ ngân sách nhà nước để chi cho các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ di dời khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư, và sau đó việc chi trả như thế nào lại do ban quản lý dự án tự quyết định làm nảy sinh nhiều phức tạp, thậm trí khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Bảng 10: tình hình sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển phân theo tiến độ
Bảng 10: tình hình sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển phân theo tiến độ

TỈNH THANH HểA

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HểA

    Phấn đấu đến năm 2015, Thanh Hóa nằm trong tốp trung bình của cả nước (một số chỉ tiêu đạt mức tiên tiến). Đến năm 2020 xây dựng Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại và là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung bộ và cả nước, an ninh chính trị ổn định, xã hội văn minh và khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc. Các mục tiêu cụ thể a) Mục tiêu kinh tế. - Tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản), tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. b) Mục tiêu xã hội. - Duy trì và củng cố vững chắc thành quả phổ cập THCS, hoàn thành phổ cập THPT trước năm 2020. - Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, bản. c) Mục tiêu bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường nước ngầm, nước mặt, vùng biển và ven biển. - Đến năm 2015 toàn bộ các đô thị trong tỉnh có công trình thu gom và xử lý chất thải tập trung hợp vệ sinh; 100% số cơ sở sản xuất mới được trang bị các thiết bị xử lý chất thải hoặc áp dụng công nghệ sạch; khoảng 80% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường và đạt 90% vào năm 2020. d) Mục tiêu an ninh quốc phòng. - Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh theo cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư, phát triển lưới điện hạ thế nông thôn, điện chiếu sáng tại các khu đô thị.

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

      Cơ quan quản lý cấp trên của chủ dự án phải quản lý chặt chẽ dự toán trên cơ sở định mức kinh tế và kỹ thuật, căn cứ quan trọng để lập dự toán một cách chính xác; giá khoán gọn chính là giá dự toán dùng để quyết toán, áp dụng hình thức này vào hoạt động đầu tư xây dựng là một giải pháp tích cực để chống lãng phí, thất thoát vốn. Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tín dụng nhà nước và nguồn ODA để đầu tư dứt điểm các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn như : các trục đường giao thông chính trong tỉnh, trục đường liên vùng, liên tỉnh, trục đường giao thông quốc tế; các công trình thuỷ lợi đầu mối quan trọng; hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn; hạ tầng các khu công nghiệp, khu du lịch… đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn để tỉnh triển khai thực hiện một số dự án giao thông tuyến chính, tuyến gom khu đô thị tạo tiền đề cho việc xây dựng đô thị Ngọc Lặc trở thành đô thị loại IV vào năm 2010, quy mô 11.000 ha, số dân 6 vạn người và đô thị loại III vào năm 2020 với số dân 10 vạn người.