Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc
Trang 1Lời mở đầu
Lạng Sơn là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía đông bắc của Tổ quốc, điểm đầucủa con đường huyết mạch ( quốc lộ 1A) nối Việt Nam với nước Cộng hoà nhândân Trung Hoa Với vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế và vô cùng quan trọng về anninh - quốc phòng, Lạng Sơn trở thành đầu mối quan trọng trong giao lưu kinh tế,văn hoá – xã hội và hợp tác kinh tế quốc tế Bên cạnh đó, Lạng Sơn tự hào cónhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dựng nướcvà giữ nước của dân tộc, có truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc của dân tộc Trong mấy năm vừa qua bằng quyết tâm của mình, nhân dân các dân tộcLạng Sơn đã vượt qua được những chặng đường khó khăn, thách thức đã tạođược những chuyển biến vượt bậc đưa nền kinh tế - xã hộ phát triển giữ vững ổnđịnh an ninh chính trị; từng bước chuyển dịch nền kinh tế theo hướng ưu tiên pháttriển lĩnh vực thương mại dụch vụ, chú trọng đầu tư phát triển các ngành côngnghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
Để đạt được những thành tựu ấy, có sự đóng góp rất lớn của các hoạt độngđầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nhằm xem xét và đánh giá các hoạt
động đầu tư đó, em đã nghiên cứu và viết đề tài “ Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009: Thực trạng và giải pháp” Đề tài đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập và phân tích số liệu, phương pháp xử lý số liệu thứ cấp và phương pháp so sánh
Trang 2CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ LẠNG SƠN ( 2004 – 2009)
1.1 Điều kiện kinh tế – xã hội và tự nhiên có ảnh hưởng đến đầu tư phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn:
1.1.1Điều kiện tự nhiên:
1.1.1.1.Lợi thế về phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch, dịchvụ
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua và đường sắt liên vận quốc tế nối các nước Đông, Bắc Âu – Trung Quốc - Việt Nam – các nước ASEAN, là điểm nút của sự giao lưukinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thủ đô Hà Nội và phíaBắc tiếp giáp với khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu Quốc gia và 7 cặp chợ biên giới, ở các cửa khẩu như Hữu Nghị, cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng, Chi Ma, các cặp chợ như Tân Thanh, Cốc Nam đã được tỉnh đầu tư khang trang, hiện đại rất thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá và xuất nhập cảnh của khách dulịch Lạng Sơn có điều kiện rất thuận cho việc giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ với các tỉnh trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á….
Với vị trí, điểu kiện thuận lợi, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng môi trường thuậnlợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩuhàng hoá, phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.
Ngày 23 tháng 2 năm 2009, với việc hoàn thành cắm cột mốc số 1116 tạicửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong những bước phát triểnngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc Đây là cầu nối hết sức quan trọng trongviệc giao thương, phát triển kinh tế giữa hai nước Điều này sẽ tạo điều kiện chohai Bên hoàn thành việc đấu nối 2 tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Bằng Tườngvà Lạng Sơn - Hà Nội trong thời gian tới, tuyến đường huyết mạch để đẩy mạnhphát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội và vành đai kinh tếVịnh Bắc Bộ giữa hai nước, giúp tăng cường và thúc đẩy phát triển kinh tế cửakhẩu nói riêng cũng như của cả nước nói chung.
1.1.1.2.Thế mạnh về phát triển vùng nguyên liệu nông – lâm sản
Tiềm năng đất đai của Lạng Sơn còn rất lớn Toàn tỉnh có trên 277 nghìnha đất lâm nghiệp có rừng: 68,9 nghìn ha đất nông nghiệp; 12 nghìn ha đất chuyêndùng; 4,7 nghìn ha đất ở và trên 467 nghìn ha đất chưa sử dụng, trong đó có
Trang 3khoảng 352 nghìn ha đất có khả năng sử dụng vào mục đích phát triển nông lâmnghiệp.
Rừng Lạng Sơn hiện còn nhiều loại động, thực vật quý hiếm Lớp thú ở Lạng Sơn có 8 bộ, 24 họ với 56 loài; lớp chim có 14 bộ, 46 họ với 200 loài; lớp bòsát lưỡng cư 3 bộ, 17 họ với 50 loài Các loài động vật không xương sống thuộc bộmười chân, bộ thân giáp, bộ hải quỳ…
Hơn nữa, điều kiện thổ nhưỡng của Lạng Sơn rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, chè, thuốc lá, đậu đỗ, các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và các loại cây lâm sản, cây đặc sản như hồi, cây nguyên liệu giấy Vì vậy, hướng phát triển của ngành nông – lâm nghiệp Lạng Sơnlà khai thác thế mạnh, tiềm năng về kinh tế đồi rừng, tạo thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắnngày có thế mạnh, các cây lâm nghiệp cho nguyên liệu giấy.
Đến năm 2009, Lạng Sơn đã quy hoạch và xây dựng được một số vùng sảnxuất hàng hoá tập trung như: vùng hồi ở Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Văn Lãng,Tràng Định ( gần 3 vạn ha); vùng na Chi Lăng, Hữu Lũng ( 2.176 ha); vùng vảithiều ở Hữu Lũng, Chi Lăng ( trên 4.500 ha); vùng quýt Bắc Sơn ( 1.603 ha); vùngnguyên liệu thuốc lá Bắc Sơn ( 2.017 ha ); vùng chè Đình Lập ( trên 700 ha );vùng thông, bạch đàn Lộc Bình, Đình Lập ( trên 45 nghìn ha ); vùng mía HữuLũng, Tràng Định, Lộc Bình (trên 150ha); vùng vải Hữu Lũng ( 4050ha)…
Sản phẩm Nông – Lâm Nghiệp phong phú trước mắt tạo điều kiện cho việc buôn bán xuất khẩu hàng hóa nông sản, là cơ sở đẩy mạnh phát triển chế biến Nông – Lâm sản Từ đó kích thích khả năng đầu tư từ những dự án đầu tư: cơ sở chế biến tinh dầu hồi, , trồng và chế biến chè xuất khẩu, trồng thông và xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông…
Bắt đầu đi lên công nghiệp nông nghiệp, dần dần phát triển công nghiệp tiến tới con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa.
1.1.1.3.Tiềm năng đầu tư phát triển công nghiệp
Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, bao gồm 86 điểm mỏ quặng,khoáng sản thuộc 19 loại khác nhau Nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm: sắt,mangan, nhôm, đồng, chì, kẽm, vàng… đều là kim loại quý Tuy nhiên, nguồn tàinguyên của Lạng Sơn lại nghèo các kim loại hiếm, mới chỉ có thiếc môlíp và thuỷngân Khoáng sản phi kim loại có than nâu ở mỏ Na Dương với diện tích 150 km;than bùn ở Nà Lò ( Lộc Bình ) và một điểm cách thị trấn Bình Gia 1km về phíaĐông Nam Nguồn khoáng sản phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, baogồm: các loại đá cacbonat, đá sét, cát cuội, sỏi, cát kết dạng quaczic, sét vôi, đámafic… chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài nguyên Lạng Sơn.
Với lợi thế sẵn có của thiên nhiên về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu dồi dào phong phú đa dạng cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là mộttrong những thế mạnh thúc đẩy nền công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát
Trang 4triển thành ngành công nghiệp đi đầu của Tỉnh Đến năm 2008, tỉnh có 2 nhà máy xi măng công suất 8,5 vạn tấn/ năm và 6,5 vạn tấn/năm; hai cơ sở sản xuất gạch nung quốc doanh công suất 45 triệu viên/năm; một liên doanh sản suất gốm sứ; sản lượng đá xây dựng khai thác trên 700 nghìn m3/năm Với tiềm năng hiện có, sản xuất vật liệu xây dựng đang là hướng ưu tiên đầu tư phát triển của ngành công nghiệp Lạng Sơn Dự án xây dựng nhà máy xi măng lò quay công suất 1,4 triệu tấn/năm tại Đồng Bành – Chi Lăng đang được tích cực triển khai
Về công nghiệp khai khoáng, Lạng Sơn có nhiều tài nguyên khoáng sảnchưa được tập trung khai thác Toàn tỉnh có 86 điểm mỏ quặng, khoáng thuộc 19khoáng sản khác nhau Đáng chú ý là mỏ than Na Dương, huyện Lộc Bình, trữlượng khoảng 98,7 triệu tấn, đang được khai thác phục vụ cho nhà máy Nhiệt điệnNa Dương, công suất 100MW.
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1.Kinh tế:
Nằm ở biên giới vùng Đông Bắc, địa đầu của tổ quốc với điều kiên địa lývà giao thông khá thuận lợi Lạng Sơn trở thành nơi hội tụ giao lưu kinh tế củaquan trọng của biên giới phía Bắc.
Nhờ phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có, tốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân ước tính trong giai đoạn 2001-2008 tăng trên 10,42%.Cơ cấu kinh tế chuyểndịch đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 16% năm 2003lên 21,4% năm 2008, nông lâm nghiệp giảm từ 45% năm 2003 xuống còn 39,3%năm 2008, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 39% năm 2003 lên 39,3% năm 2008.Kim ngạch xuất nhập qua địa bàn đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 44,2%,trong đó hàng xuất khẩu địa phương tăng bình quân hàng năm từ 15-16% Tổngthu ngân sách trên địa bàn năm 2008 đạt mức 1.917 tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm2001.
Hình 1.1 Tỷ trọng cơ cấu kinh tế Lạng Sơn từ năm 2003 và năm 2009
Trang 5cn- xdnndv
Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân Thu nhậpbình quân đầu người tăng từ 3,44 triệu đồng năm 2001 lên 12,62 triệu đồng năm2009, tăng gấp 3,66 lần; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện vàtừng bước nâng cao, nhất là nhân dân ở các vùng đặc biệt khó khăn.
1.1.2.2.Dân số – Lao động:
Lạng Sơn có 758.991 người (năm 2009), bao gồm 7 dân tộc, trong đó dântộc Kinh chiếm 15%, đồng bào các dân tộc thiểu số Nùng, Tày, Dao, Hoa, SánChay, Mông chiếm gần 85% Tạo nên một nền văn hóa vô cùng đa dạng.
Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ Nguồn lao động khá dồi dào, với số ngườidưới 50 tuổi chiếm 87,4% Nhưng lực lượng lao động của Lạng Sơn chủ yếu là laođộng nông nghiệp, chiếm gần 80% trong tổng số lao động, mặt khác số lao độngqua đào tạo lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ, khoảng 10,82% trong tổng số lao động, số
Trang 6lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao rất ít… đó là cản trở lớn trong việctiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.1.2.3 Văn hoá – xã hội:
Trong tiến trình lịch sử, Lạng Sơn luôn là vùng đất xung yếu, bảo vệ độclập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cầu nối ngoại giao giữ vững sự hoà hiếu, bình ancho dân tộc Không những thế, Lạng Sơn còn là vùng đất sinh ra nhiều người conưu tú có công với cách mạng, nhiều tấm gương hy sinh anh dũng bảo vệ quêhương đất nước.
Lạng Sơn là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên có nhiều tập quán đậm đà bản sác dân tộc, văn hóa đa dạng và nhiều lễ hội nổi tiếng Ngoài ra Lạng Sơn còn sở hữu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, cùng với các điểm du lịch đẹp Đó là những điều kiện để có thể phát triển du lịch tỉnh nhà.
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; công tác giáo dục và đào tạo đạt một số kết quả quan trọng về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện mục tiêu quốc gia, đã hoàn thành phổ cập THCS trong năm 2006; các hoạt động văn hoá – thông tin, thể dục - thể thao được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, các hội chợ triển lãm địa phương và quốc tế được tổ chức hàng năm góp phần quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Lạng Sơn; diện sóng phủ sóng phát thanh truyền hình ngày càng mở rộng và tăng vể thời lượng Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác cũng đạt được những kết quả nhất định An ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo Đây là những yếu tố tích cực giúp cho môi trường đầu tư của Lạng Sơn trở nên hấp dẫn và an toàn hơn.
1.1.2.4 Kết cấu hạ tầng:a Hệ thống giao thông:
Trong những năm gần đây, cùng với việc triển khai thi công hàng loạt cáctrục đường 4A, 4B, đường 279, đường 1B… tỉnh Lạng Sơn đã huy động nhiềunguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng độnglực kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đếncửa khẩu Các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh được đầu tư thoả đáng mang lạidiện mạo mới cho hệ thống đường giao thông ở 10 huyện và thành phố Lạng Sơn.
Đến năm 2009, Lạng Sơn đã có mạng lưới giao thông phát triển và phân bốkhá hợp lý Toàn tỉnh hiện có km đường ô tô, trong đó có 7 quốc lộ với chiều dài
Trang 7614 km đi qua trung tâm các huyện lỵ, 140 km đường đô thị và chuyên dùng, 4.482 km đường giao thông nông thôn, liên thôn, liên bản
Lạng Sơn có nhiều cửa khẩu giao lưu với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc Trong các cửa khẩu Hữu Nghị Quan là cửa khẩu quốc tế và đều tập trung hai tuyến đường bộ dường sắt mấu chốt nối Việt Nam vơí Trung Quốc Sau chiến tranh biên giới, hai nước đã ký kết và đầu tư mở rộng đường, làm mới nhà ga, xuấtnhập cảnh… Đặc biệt hệ thống giao thông phát triển đã giảm thời gian đi lại của nhân dân trong tỉnh khoảng 30% - 40% Riêng thời gian đi trên tuyến đường Lạng Sơn – Hà Nội đã giảm 50%, từ 5 giờ xuống còn 2 giờ 30 phút
Ngành Giao thông – Vận tải tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tập trung phát triển đồng bộ và bền vững mạng lưới giao thông của tỉnh, đổi mới phương thức quản lý đầu tư xây dựng, tăng nhanh khả năng đầu tư của các nguồn lực vào phát triển giao thông Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn để Lạng Sơn hình thành mội trường hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước.
b Hệ thống điện
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có nhiều sông, thác và suối nhưng tiềm năngđiện tại chỗ chưa được khai thác Nguồn cung cấp điện hiện nay của Lạng Sơnhoàn toàn dựa vào nguồn và hệ thống điện quốc gia, do các nhà máy thủy điệnHòa Bình, Thác Bà và nhiệt điện Phả Lại sản xuất, tại Lạng Sơn chỉ có nhà máyNhiệt Điện Na Dương với công suất 100MW Hệ thống cung cấp điện hiện cómạng lưới đường dây tải điện 110KV, 35 KV, 6 KV và 0,4KV Có các trạm biếnthế với nhiều loại dung lượng khác nhau.
Điện lực Lạng Sơn đã xây dựng và phát triển mạng lưới điện rộng khắp trênphạm vi toàn tỉnh, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn.Nếu như năm 1997 nguồn điện của tỉnh chỉ có hai trạm 110kV với tổng dunglượng là 45 nghìn KVA, thì đến năm 2008 tổng dung lượng đã tăng lên 75 nghìnKVA, được truyền tải trên 128 km đường dây 110kV, 1.167 km đường dây 35kVvà 1.400 đường dây hạ thế Nhờ đó sản lượng điện thương phẩm liên tục tăng vàđược đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau qua các năm.
c Hệ thống cấp thoát nước:
Nước là một yếu tố không thể thiếu được đối với nhu cầu sử dụng của conngười Ở Lạng Sơn các sông suối, nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm khá phong
Trang 8phú Trong những năm qua ở các thị xã, thị trấn của Lạng Sơn chủ yếu là dòngnước ngầm để cung cấp nước sạch.
Thành phố Lạng Sơn có địa hình như một lòng chảo, đó cũng là nguyênnhân khiến hệ thống cung cấp và tiêu thụ nước sạch còn nhiều hạn chế Để tươngxứng với vị trí chiến lược của ngàn, tỉnh Lạng Sơn đang đầu tư xây dựng và cảitạo hệ thống cấp thoát nước tại các khu đô thị và khu dân cư tập trung, nâng caonăng lực phục vụ người dân địa phương.
Theo thống kê, năm 2009 có 13 nghìn hộ dân và 300 cơ quan nhà nước vàcơ sở sản xuất của thành phố được sử dụng nước sạch, đạt 90% dân số nội thị.Trong nhiều năm qua, ngành cấp thoát nước Lạng Sơn liên tục đầu tư, cải tạo,nâng cấp các đường ống dẫn nước nâng công suất nhiều trạm bơm từ 1.100m3/ngày đêm lên 1.900 m3/ngày đêm, cải tạo lắp đặt 50km chiều dài đường ốngcác loại, thay thế cải tạo 3.500 đồng hồ đo nước.
d Bưu chính - Viễn thông
Gắn liền với các hệ thống giao thông vận tải , điện, nước, bưu chính viễnthông cũng là lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với phát triển kinh tế xã hội nóichung và việc thu hút vốn đầu tư nói riêng.
Năm 2008, Bưu điện tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư tăng số điểm phục vụ củamạng lưới bưu cục tới các nơi tập trung dân cư như thị xã, thị trấn, huyện lỵ,… Hệthống mạng lưới dịch vụ bưu điện : 2 bưu điện trung tâm, 22 Bưu điệnhuyện/thành phố Bên cạnh những dịch vụ đang hoạt động tốt như: chuyển tiềnnhanh, bưu chính uỷ thác, bưu kiện, bưu phẩm, điện báo, điện hoa, chuyển phátnhanh EMS…
Số thuê bao điện thoại cố định năm 2005 là 41.474 đến năm 2009 đã tănglên 83.604 thuê bao Số thuê bao internet năm 2008 là 12500 đến năm 2009 là
Trang 919800 thuê bao Từ những thông kê cho thấy nhu cầu giao lưu, liên lạc và thôngtin ngày càng tăng Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và tăngcường thu hút đầu tư vào các ngành và tỉnh nhà.
1.2 Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn2004-2009
1.2.1 Quy mô và xu hướng đầu tư
Quy mô và xu hướng đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầutư toàn xã hội Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm: vốn đầu tư trong nước và vốn đầutư nước ngoài Ở phần này chúng ta sẽ đi sâu vào đánh giá tình hình đầu tư chungcủa toàn tỉnh
Tại Lạng Sơn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2004-2009 được thể hiện tạibảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn 2004 – 2009
Năm/thông số Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009Tổng vốn đầu tư Tỷ
2256 1.800 2.218 2.860 3.830 4826Tốc độ tăng vốn đầu tư
liên hoàn
% -20,21 23,22 28,94 33,92 26Tốc độ tăng định gốc % -20,21 -1,68 26,77 69,77 113,92
Nguồn: Niên gián thông kê Tỉnh Lạng Sơn 2005-2009
Hình 1.2 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn
Trang 10Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn có biến động qua các năm, nhưng theo nhưng nhìn chung tổng vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh từ năm 2004 đến 2009 là 17790 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư qua các năm không đều năm 2004 là 2256 tỷ nhưng sang năm 2005 và 2006 giảm xuống lần lượt là 1800 tỷ và 2218 tỷ Nguyên nhân mà vốn đầu tư sụt giảm nhiều như vậy là tỉnh tập trung ưu tiên giải quyết nợ xây dựng tồn đọng từ những năm trước do đầu tư dàn trải Năm 2005 cũng là năm Chính phủ lựa chọn là năm điểm để đấu tranh khắc phục thất thoát và đầu tư dàn trải, kiên quyết giải quyết nợ đọng từ xây dựng từ những năm trước Trong những năm tiếp theo thì tỉnh giành một phần vốn cho kế hoạch, những điều chỉnh đã làm nâng cao hiểu quả đầu tư và năng suất của những dự án trọng điểm Vì thế mà tình hình tổng vốn đầu tư tiếp tục gia tăng trong các năm tiếp theo Năm 2007 tăng gấp 1,29 lần năm 2006 và 2008 tăng gấp 1,34 lần năm 2007 đến cuối năm 2009 tăng gấp 1,26 lần năm 2008
Bảng 1.1 còn thể hiện ở tốc độ tăng tổng vốn đầu tư định gốc liên hoàn tốc độ gia tăng của các năm so với năm gốc có nhiều thay đổi Những thay đổi đều đã được giải thích.
1.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn
Trang 11Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh có được từ nhiều nguồn khác nhau, baogồm 3 nguồn chủ yếu là : nguồn trong tỉnh, nguồn ngoài tỉnh và nguồn nướcngoài Trong giai đoạn 2004-2009, tổng vốn đầu tư huy động được trên địa bàntỉnh Lạng Sơn là 17790 tỷ đồng ( bình quân mỗi năm huy động được khoảng 2965tỷ đồng ) Để xét cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn trong giai đoạn này ta chia vốn đầutư thành những nguồn cơ bản sau đây:
- Vốn ngân sách Nhà nước- Vốn doanh nghiệp Nhà nước- Vốn doanh nghiệp và của dân- Vốn nước ngoài
Bảng 1.2 Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế phân theo nguồn tại Tỉnh Lạng Sơn
( đơn vị: tỷ đồng )
Vốn ngân sách Nhà nước 608 738 964 902 1119 1292Vốn tín dụng đầu tư phát
triển NN 820 70
365 285 373Vốn doanh nghiệp Nhà
Vốn doanh nghiệp và của
dân 650 769 980 1326 1669 2259Vốn nước ngoài 138 185 205 228 367 474Tổng cộng 2256 1.800 2.218 2.860 3.830 4826
Bảng 1.3 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn tại Tỉnh Lạng Sơngiai đoạn 2004 - 2009
(Đơn vị:%)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Trang 12Nguồn: Niên gián thống kê Tỉnh Lạng Sơn
Qua bảng 1.2 và 1.3 ta thấy tỷ trọng vốn Ngân sách Nhà nước đạt cao nhất năm2006 với 43% ( 964 tỷ đồng ) Và có xu hướng giảm dần đến năm 2009 còn26,77% Năm 2004 là năm có vốn Ngân sách Nhà nước thấp nhất trong tổng vốnđầu tư toàn xã hội Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước thì tăng giảm khôngđều, năm 2004 là 36% giảm đột ngột vào năm 2005 và 2006 còn 4% và 2%, tănglại vào năm 2007 là 13% rồi lại giảm 2008 còn 7% Vốn Doanh nghiệp Nhà nướchầu như không có biến động gì trong giai đoạn 2004 – 2007 chỉ dao động khoảng1- 2% nhưng lại tăng đột biến vào năm 2008 là 10% và vẫn duy trì đều trong năm2009 là 8,87%.
Trong giai đoạn này thì vốn của các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước và trongdân cư lại có xu hướng tăng qua các năm về cả tỷ trọng và giá tri tuyệt đối, và cóxu hướng ngày càng chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Từ năm 2004 là650 tỷ ( 29% ) thì đến năm 2008 là 1669 tỷ ( 44%) và đạt ngưỡng cao nhất năm2009 là 2259 tỷ ( 46,8%).
Vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng qua các năm 6% năm 2004 tăng lên 10%năm 2008 với 367 tỷ và 9,83% năm 2009 với 474 tỷ đồng Điều này cho thấynguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng lên đáng kể sau cuộc suy thoái
Trang 131999 – 2004 Nhưng đứng trước cuộc suy thoái toàn cầu thì tình hình vốn đầu tưvào Việt Nam sẽ giảm đi đáng kể và Lạng Sơn cũng không phải ngoại lệ.
Từ đây chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về các nguồn vốn.
đồng 608 738 964 902 1119 1292Tỷ trọng trong tổng
vốn đầu tư % 27 41 43 32 29 26,77Tốc độ gia tăng liên
hoàn % 21,38 30,62 -6,43 24,06 15,46
Nguồn: Niên gián thông kê Lạng Sơn
Hình 1.3 Vốn Ngân sách Nhà nước phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnhLạng Sơn
Trang 14608738964 902 111912920
Trong những năm qua, vốn đầu tư ngân sách Nhà nước luôn chiếm một tỷ lệ caotrong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Lạng Sơn, trung bình khoảng 34% mỗinăm Tuy nhiên nguồn vốn này có sự biến động qua các năm, tăng dần từ năm2004 đến năm 2006 có tỷ trọng cao nhất 43% Và sau thời kỳ này thì nguồn vốnnày giảm dần cho đến năm 2008 tỷ trọng còn 29% và còn 26,77% năm 2009.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được tỉnh tập trung đầu tư kếtcấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, các chương trình dự án trọng điểm, các khu
Trang 15vực kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực để hỗ trợ cáckhu vực kinh tế khác cùng phát triển Tổng vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước từnăm 2004 – 2009 do tỉnh quản lí là 5623 tỷ đồng Trong đó:
- Đầu tư cho lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm khoảng 5,2%
- Đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 53,4%- Đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 8,6%
- Đầu tư cho lĩnh vực xã hội chiếm khoảng 32,8%
Trong giai đoạn này số dự án xây dựng thuộc vốn Nhà nước khoảng trên850 dự án Và có khoảng 780 công trình được hoàn và đưa vào sử dụng, với giá trịtăng thêm là 2800 tỷ đồng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được củng cố vàhoàn thiện, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của nhân dân.
1.2.2.2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
Tín dụng Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư Nhà nước,nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế Mục đích của tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của cácthành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tếlớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế bền vững Bên cạnh đó, nguồn vốn này còn có tác dụng tích cực trong việcgiảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp từ Nhà nước.
Bảng 1.5: Vốn tín dụng đầu tư phát triển kinh tế Nhà nước trên địa bàn LạngSơn giai đoạn 2004-2009
Năm/Chỉ tiêu Đơnvị 2004 2005 2006 2007 2008 2009Vốn tín dụng đầu tư đồngTỷ 820 70 45 365 285 373Tỷ trọng trong tổng vốn
đầu tư
Tốc độ gia tăng liên % - -35,71 711,11 - 30,88
Trang 16hoàn 91,46 21,91
Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước cónhững tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiêntrong số những nguồn vốn mà tỉnh huy động hàng năm thì nguồn vốn này vẫnchưa thực sự chiếm tỷ trọng lớn và tăng giảm đột biến không đều có cả sự chênhlệch lớn giữa các năm như năm 2005 tốc độ gia tăng liên hoàn giảm 91,46% Năm2004 có vốn tín dụng đầu tư cao nhất 820 tỷ đồng thấp nhất là năm 2006 chỉ là 45tỷ đồng Có thể giải thích cho thực trạng này là do: khi tỉnh có khả năng cân đốivốn thì tỉnh tăng huy động vốn từ tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, nhưngnguồn vốn này là vốn tín dụng nên khi vay thì phải trả cả lãi lẫn gốc ( tỷ lệ lãi rấtthấp, ở mức ưu đãi ) do đó trong những năm tiếp theo ( như năm 2005 ) số vốn đầutư huy động từ nguồn này lại giảm sút Những năm gần đây tình hình huy độngvốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước dần dần được phục hồi.
1.2.2.3 Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước
Bảng 1.6: Vốn đầu tư phát triển kinh tế của doanh nghiệp Nhà nướctrên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
Năm/Chỉ tiêu Đơnvị 2004 2005 2006 2007 2008 2009Vốn đầu tư của
DNNN
Tỷ trọng trongtổng vốn đầu tư
Trang 17Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốnđiều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công tynhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp Nhà nướcđược xác định là thành phần kinh tế quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinhtế.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 37 doanh nghiệp Nhà nước trong tổng số 832 doanh nghiệp chỉ chiếm 4,4% Vốn đầu tư của các doanh nghiệp khá thấp từ năm 2004 -2007 ở khoảng 35 tỷ, tỷ trọng cũng ổn định từ 1-2% Nhưng sang năm 2008 lại tăng đột biến lên 390 tỷ, tốc độ gia tăng là 875% và vẫn được duy trì trong năm 2009 là 428 tỷ Chúng ta sẽ tìm hiểu vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 1996- 2000
Bảng 1.7: Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước phát triển kinh tếtrên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 1996-2000
Năm/Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000Vốn đầu tư của
Tỷ đồng
133,6 164,8 210,7 265 318Tỷ trọng trong cơ
Trang 18Công ty cổ phần xi măng và xây dựng công trình, Công ty cổ phần nông côngnghiệp chè Thái Bình, Công ty cổ phần thương mại tổng hợp… Sự thay đổi nàykhiến cho nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong quátrình hoạt động nên không ít doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn tới quy môvốn bị giảm sút, bên cạnh đó còn có một sô doanh nghiệp có tình hình tài chínhkhông lành mạnh thậm chí mất hết vốn Nhà nước và không có khả năng thanhtoán các khoản nợ đến hạn khiến việc tiến hành cổ phần hoá và sắp xếp doanhnghiệp gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Sang đến năm 2008 thì vốn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tăng đột biến so với năm trước là 875% và số vốn là 390 tỷ đồng chiếm 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội được duy trì đều trong năm 2009 là 428 tỷ chiếm 8,87% tổng vốn đầu tư Có thể nói các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bước đầu khắc phục khó khăn, thích ứng với những điều kiện mới, rút kinh nghiệm hoạt động củanhững năm trước để điều hành có hiệu quả hoạt động của mình, bên cạnh đó không thể không kể đến những hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ hết sức tích cực của tỉnh uỷ, hôi đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh.
1.2.2.4 Vốn đầu tư của khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác
Bảng 1.8: Vốn đầu tư phát triển kinh tế của khu vực dân cư và cácthành phần kinh tế khác trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
Chỉ tiêu Đơn
vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009Vốn đầu tư của KVDC
và các TPKT khác đồngTỷ 650 769 980 1326 1669 2259Tỷ trọng trong tổng vốn
Trang 19Vốn đầu tư của khu vực dân cư và các thành phần kinh tế khác bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã… Nhìn vào bảng trên có thể thấy đây là một nguồn vốn hết sức quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh Nguồn vốn này có xu hướng tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007, 2008 và 2009 Nếu năm 2004 vốn huy động được là 650 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã là 2259 tỷ đồng.Như ở trên ta đã phân tích thì các nguồn vốn như: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước đều có sự biến động qua các năm thì nguồn vốn từ dân cư và các thành phần kinh tế khác lại khá ổn định và tăng kể cả về tỷ trọng và số vốn huy động mỗi năm.
1.2.2.5 Vốn đầu tư nước ngoài
Bảng 1.9: Vốn đầu tư phát triển kinh tế nước ngoài phát triển kinh tếtrên địa bàn Lạng Sơn
giai đoạn 2004-2009
Năm/Chỉ tiêu Đơn
vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009Vốn đầu tư nước
ngoài đồngTỷ 138 185 205 228 367 474Tỷ trọng trong
tổng vốn đầu tư
Tốc độ gia tăng
liên hoàn % 34,96 10,81 11,22 60.96 29,15
Nguồn: phòng Tổng hợp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn
Tính đến hết tháng 6 năm 2008, toàn tỉnh có 832 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp nước ngoài là 25 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 1.557 tỷ đồng,tương đương với khoảng 92 triệu USD.
Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có xu hướng tăng lên về cả số vốn và tốc độ gia tăng trừ 2 năm 2006 và 2007 Năm 2004 huy động được
Trang 20138 tỷ thì năm 2008 con số này đã là 367 tỷ và năm 2009 là 474 tỷ đồng Từ năm 2004 sang năm 2005 số vốn huy động tăng đáng kể năm 2005 là 205 tỷ, nhưng sang năm 2006 chững lại tốc độ gia tăng chỉ còn 10,81% là 205 tỷ Đến năm 2007 có gia tăng thêm 11,22% và tăng mạnh vào năm 2008 là 60,96% số vốn huy động là 367 tỷ và duy trì sự tăng trưởng năm 2009 29,15% số vốn huy động là 474 tỷ.
Năm 2007 đánh dấu sự khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn Các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại được đẩy mạnh; tỉnh tăng cường thực hiện trao đổi, hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây ( Trung Quốc ), phối hợp với hai tỉnh là Cao Bằng, Bắc Kạn tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư vào ba tỉnh; đi đôi với đó, tỉnh tích cực cải thiện môi trường đầu tư thông qua các nỗ lực cải cách hành chính, cụ thể hoá các chính sách đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cac sdự án hạ tầng,và hoàn thành các đề án, dự án quy hoạch phục vụ cho phát triển kinh tế Nhờ vậy mà số dự án đầu tư vào tỉnh đã tăng lên vượt bậc, ví dụ như trong 9 tháng đầu năm 2007 ( tức là ngay trong năm triển khai các kế hoạch thu hút vốn ở trên ) đã có 95 doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đăng ký đạt 175,2 tỷ đồng và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 18 dự án, tổng vốn là 2.448 tỷ đồng, trong đó có một số dự án lớn như: 5 dự án Thuỷ điện; dự án Trung tâm thương mại và Kho vận; dự án Khách sạn 5 sao tại thành phố Lạng Sơn; dự án tổ hợp thể thao, giải trí; dự án Khai thác và chế biến quặng Bô xít…
Tuy nhiên vốn nước ngoài còn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu vốn
đầu tư ở Lạng Sơn, năm cao nhất là năm 2005 chiếm 14% còn năm thấp nhất là năm 2001 với 3% Trong những năm gần đây, với nỗ lực của tỉnh con số này có xuhướng tăng lên, như trong năm 2008, 2009 đã tăng cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối, đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển của tỉnh.
1.2.3 Đầu tư phát triển theo vùng, lãnh thổ
Trang 21Lãnh thổ Lạng Sơn bao gồm 11 huyện, thành phố: thành phố Lạng Sơn và 10 huyện là Cao Lộc, Văn Quan, Lộc Bình, Chi Lăng, Văn Lãng, Đình Lập, Tràng Định, Hữu Lũng, Bình Gia, Bắc Sơn Trong đó có 4 huyện tiếp giáp với Trung Quốc đó là các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc và Lộc Bình Các huyện còn lại được tiếp giáp với các tỉnh bạn là: tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên và Cao Bằng Điều này cùng với điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên khoáng sản sẽ quyết định cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ của tỉnh.
Bảng 1.10: Tổng hợp vốn đầu tư của Lạng Sơn theo lãnh thổ giaiđoạn 2004-2009
STT Vùng, lãnh thổ Vốn đầu tư theo giáhiện hành( tỷ đồng )
Cơ cấu vốn(%)
Trang 22Vốn tập trung nhiều nhất vì lý do sau:
- Cơ sở hạ tầng của thành phố tốt hơn rất nhiều so với các huyện trong tỉnh Bên cạnh đó, thành phố lại tập trung phần lớn các cơ quan, tổ chức đầu ngành của tỉnh và là khu vực tập trung dân cư sinh sống nhất trong tỉnh.
- Mặt khác, ở đây lại có đường quốc lộ 1A đi qua là trục đường chính nối liền giữa thủ đô Hà Nội và Trung Quốc, là trung tâm thương mại lớn của tỉnh
- Điều kiện giao thông thuận tiện và lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà máy ở đây Đặc biệt các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ như: nhà máy bánh kẹo, thuốc lá, chế biến tinh dầu hồi,… các khách sạn, các công ty xuất nhập khẩu,…
Hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình sở dĩ có vị trí thứ hai là vì các huyện này đều có cửa khẩu nối liền giữa Việt Nam và Trung Quốc: huyện Cao Lộc có tới 3 cửa khẩu qua biên giới trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế và 1 cửa khẩu quốc gia, còn 1 cửa khẩu quốc gia khác nằm trền địa bàn huyện Lộc Bình Vì vậy mà khối lượng buôn bán trao đổi trên địa bàn huyện rất lớn và để tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện cũng được đầu tư xây dựng khá nhiều Hơn nữa, Lộc Bình và Cao Lộc có nhiều tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn và đang được tiến hành khai thác như than, đá vôi… nên tập trung nhiều nhà máy công nghiệp lớn của tỉnh như: nhà máy khai thác đá, sản xuất gạch ngói, khai thác than, …
Trang 23Hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng đứng thứ ba về lượng vốn đầu tư trong giai đoạn này Đặc biệt trong giai đoạn này hai huyện nhận được khá nhiều vốn đầu tư tập trung vào cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhiều hệ thống thuỷ lợi như: Yên Bình, Quất Cối, kênh mương Kai Hiển (Hữu Lũng), hệ thống thuỷ lợi Bằng Mạc, Đồng Mỏ ( Chi Lăng ), vì đây là vùng tập trung trồng cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh Đây cũng là vùng có trữ lượng khoáng sản lớn của tỉnh và nhận được khá nhiều vốn đầu tư từ các dự án về lĩnh vực này đặc biệt là dự án nhà máy xi măng Đồng Bành.
Các huyện còn lại, mặc dù cũng tham gia vào lĩnh vực công nghiêp, thương mại, du lịch nhưng không đáng kể, mà chủ yếu là nông – lâm nghiệp, khai thác thuỷ sản, vìvậy vốn đầu tư vào đây không cao Chủ yếu là vốn đầu tư của các chương trình quôc gia như: chương trình 135, chương trình khắc phục di dân tự do, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình trung tâm cụm xã, các chương trình về sức khoẻ và vệ sinh nước sạch nông thôn, các chương trình đầu tư cho cơ sở hạ tầng, … Nguồn vốn đầu tư ở đây chủ yếu lấy từ Ngân sách Nhà nước và một số dự án ODA, NGOs.
Bên cạnh việc phân chia vốn đầu tư theo lãnh thổ, ta còn xem xét từng vùng của tỉnh Lạng Sơn được chia thành ba vùng chính như Vùng kinh tế động lực Thành phố -Đồng Đăng, Các khu vực công nghiệp tập trung và Vùng đặc biệt khó khăn:
- Vùng kinh tế động lực Thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng: đây là
vùng kinh tế động lực của tỉnh, trong đó trung tâm là thành phố Lạng Sơn và thịtrấn Đồng Đăng Vùng này có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh Hàng năm đóng góp 30-35% GDP, 70% thungân sách Nhà nước Khu vực này nhân được nhiều vốn đầu tư vào các lĩnh vựcnhư: chế biến thực phẩm, hàng cơ khí, tiêu dùng, lắp ráp điện tử, vật liệu xâydựng, dịch vụ và du lịch… Hiện nay trong vùng này đã và đang hinh thành cáctrung tâm thương mại, các văn phong đại diện, giao dịch quốc tế, các cơ sở dịch vụcó chất lượng cao…
- Các khu vực công nghiệp tập trung gồm:
Trang 24+ Khu công nghiệp tập trung Thành phố Lạng Sơn – Cao Lộc - ĐồngĐăng với các dự án đầu tư tập trung vào những lĩnh vực như: chế biến thực phẩm,
lâm sản, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng…
+ Khu công nghiệp tập trung Hữu Lũng – Chi Lăng và một số xã dọctheo tuyến quốc lộ 1A với những dự án tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ
lợi, kênh mương, các trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số dự án tậptrung khai thác và chế biến khoáng sản như đá, xi măng.
+ Khu công nghiệp tập trung Lộc Bình – Na Dương – Đình Lập với
lượng vốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực như: khai thác chế biến than, các nhàmáy nhiệt điện và thuỷ điện, khai thác gỗ, khai thác và chế biến quặng ba rit, sảnxuất gốm, sứ, gạch ngói và một số dự án cải tạo nâng cao hệ thống máy thu hoạchvà chê biến cây chè.
+ Khu công nghiệp tập trung Bình Gia - Bắc Sơn với các dự án đầu tư
tập trung vào xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ và vừa, sản xuất bột giấy, ngoàira là lượng vốn cho việc cải tạo và xây mới hệ thống tưới tiêu phục vụ cho cácvùng chuyên canh tập trung trồng các loại cây như: hồi, cây ăn quả ( quýt, mơ,mận ), đỗ tương, thuốc lá…
- Vùng đặc biệt khó khăn bao gồm 106 xã thuộc 10 huyện trên địa bàn
tỉnh Lượng vốn đầu tư cho vùng này đến từ các chương trình mục tiêu của Nhànước như: chương trình xoá đói giảm nghèo, các chương trình nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống người dân nông thôn, các chương trình kế hoạch hoá dân số, …
1.2.4 Đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực
Cách phân ngành phổ biến nhất hiện nay được áp dụng theo hệ thống tài sản quốc gia SNA, theo đó nền kinh tế được chia làm ba khu vực:
Khu vực I: gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệpKhu vực II: gồm các ngành công nghiệp và xây dựng
Khu vực III: gồm các ngành dịch vụ trong đó có du lịch
Trong tám năm qua lượng vốn đầu tư của Lạng Sơn vào ba khu vực này như sau:
Trang 25Bảng 1.11: Vốn đầu tư toàn xã hội của Lạng Sơn phân theo ngành,lĩnh vực giai đoạn 2004-2009
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009Nông - lâm ngư nghiệp 89 96 19 69 51 98Công nghiệp và Xây dựng 685 500 1040 1563 3223 3882
Dịch vụ 1482 1204 1159 1228 556 846Tổng vốn đầu tư xã hội 2256 1800 2218 2860 3830 4826
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Bảng 1.12: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Lạng Sơn phân theongành, lĩnh vực giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: %)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009Nông - Lâm ngư nghiệp 3,95 5,33 0,86 2,41 1,33 2Công nghiệp và Xây dựng 30,36 27,78 47 54,65 84,15 80,44
Dịch vụ 65,69 66,89 52,14 42,94 14,52 17,56
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn
Nhìn vào hai bảng trên chúng ta có thể thấy nhưng năm 2004 và 2005 vốn đầu tư tập trung vào ngành Dịch vụ còn khu vực Nông lâm ngư nghiệp là ít nhất Sang năm 2006 thì nguồn vốn đầu tư bắt đầu dịch chuyển sang đầu tư cho ngành công nghiệp và xây dựng tăng lên Đỉnh điểm là cuối năm 2008,2009 thì đạt 84,15 và 80,44 cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội tương đương với 3223 tỷ đồng và 3882 tỷ đồng, còn ngành nông lâm ngư nghiệp thì vẫn ít được chú trọng.
Bảng 1.13: Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn từng ngành, lĩnh vựccủa Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: %)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Trang 26Nông - lâm ngư nghiệp 11,63 -80,2 263,19 -26,08 92,15Công nghiệp và Xây dựng -27 108 50,28 106,2 20,44Dịch vụ - du lịch -18,75 -3,74 6 -54,72 52,15Tổng vốn đầu tư -20,21 23,22 26,77 33.92 26
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn
Điểm nổi bật nhất qua bảng trên đó là sự biến động của vốn đầu tư vào mỗi ngành qua các năm, và sự biến động đó có liên quan khá chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng liên hoàn của vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Lạng Sơn Năm 2005 là nămmà lượng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh sụt giảm rất nhiều so với những năm khác trong kỳ nghiên cứu, kéo theo sự suy giảm của vốn đầu tư vào hai khu vực Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ - du lịch Năm 2007 lượng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh bắt đầu tăng trở lại đồng thời kéo theo sự gia tăng vốn vào hai ngành trên, nhưng sang năm 2008 thì ngành dịch vụ bị trững lại và ngành công nghiệp được tăng vốn đầu tư lên rất nhiều sang năm 2009 vốn đầu tư của các ngành vẫn được duy trì như năm 2008 Để tìm hiểu thêm chúng ta sẽ đi vào từng ngành để hiểu rõ hơn về việc thay đổi nguồn vốn.
1.2.4.1 Ngành Nông – lâm – ngư nghiệp
Đối với kinh tế Lạng Sơn, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Với trên 81% dân số sống ở nông thôn, 76% dânsố và hơn 80% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nông nghiệp quyết định đời sống dân cư, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho họ Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Lạng Sơn.
Ngành này có tỷ trọng vốn đầu tư vào có tỷ lệ thấp nhất trong ba ngành Năm 2004 có tỷ trọng là 3,95%, còn năm thấp nhất là năm 2006 có tỷ trọng là
Trang 270,86% Lượng vốn đầu tư vào từng năm không đồng đều có năm tăng có năm giảm, sự gia tăng đầu tư không lớn qua mỗi năm Nguyên nhân do đầu tư vào lĩnh vực này lợi nhuận thì thấp mà rủi ro cao.
Nguồn vốn đầu tư cho khu vực này chủ yếu là: vốn Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn ngân sách địa phương.
Đối với trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản, vốn đầu tư tập trung
vào những lĩnh vực sau:
- Xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác hỗ trợ và phát triển sản xuất như: xây dựng các trạm thú y, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật…
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi và kiên cố hoá kênh mương (có thể nói,lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp hàng năm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực này) Trong giai đoạn 2004-2009, một loạt các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu đã được xây dựng như: khu tưới tiêu, hồ chứa nước, hệ thống bơm điện, hệ thống đê, kè ven sông…
- Tăng cường cơ khí hoá, điện khí hoá trong sản xuất với việc đầu tư mua sắm các máy động cơ, phương tiện vận tải cơ giới Đến nay, tỷ lệ cơ giới hoá khâulàm đất đạt trên 40%, đập tuốt lúa trên 95%, xay xát gạo trên 95%, nghiền trên 95%
- Ngoài ra tỉnh còn thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vốn vay trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế trang trại, thay thế và cải tạo một số giống cây trồng, vật nuôi mới như: giống ngô ngọt nhiều hạt, giống thuốc lá sợi vàng, giống bò lai Sind, vịt siêu trứng, lợn hướng nạc…
Lâm nghiệp:Phát triển lâm nghiệp và kinh tế đồi rừng là thế mạnh của cáctỉnh miền núi nói chung và Lạng Sơn nói riêng Nhận thức rõ những lợi ích mang lại từ ngành Lâm nghiệp cho xã hội, trong giai đoạn 2004-2008, vấn đề đầu tư tăng diện tích trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã được tỉnh rất quan tâm, chú trọng.
Trang 28Phần lớn lượng vốn đến từ Ngân sách Nhà nước với chương trình trồng 5 triệu ha rừng mỗi năm, một phần nhỏ còn lại là vốn trồng cây nhân dân của Ngân sách địa phương Sau đây chúng ta sẽ tập trung xem xét nguồn vốn 661 (hay chương trình trồng 5 triệu ha rừng) ở Lạng Sơn giai đoạn 2004-2008:
Bảng 1.14 : Vốn đầu tư cho lâm nghiệp từ Ngân sách Nhà nước ởLạng Sơn giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: tỷ đồng
Năm/ chỉ
tiêuTổng200420052006200720082009Tổng88.59615,85017,6769,76021,430 23,88025,561 Vốn lâm
sinh14,07615,4067,44017,299 19,95422,422 Đầu tư
Nguồn: Phòng Nông-Lâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn
1.2.4.2 Ngành công nghiệp và xây dựng
Trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, ngành này chiếm khoảng 20-30%, tốc độ tăng vốn liên hoàn cao nhất trong ba nhóm ngành vào khoảng 45,6%.% Nếu năm 2004 số vốn đầu tư vào công nghiệp và xây dựng của Lạng Sơn là 685 tỷ thì đến năm 2008 con số này đã lên đên 3223 tỷ đồng và năm 2009 là 3882 tỷ đồng Trong giai đoạn 2004 – 2009 thì tốc độ tăng vốn liên hoàn tăng khá cao trừ năm 2005 bị giảm 27% do năm nay là năm thí điểm tránh đầu tư dàn trải Sau đó vốn liên tục được gia tăng vào các năm tiếp theo dự án về công nghiệp tăng lên thì cũng sẽ kéo theo sự gia tăng rất lớn của vốn đầu tư
Với phương châm cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút và thúc đẩy vốn đầu tưtrong và ngoài nước, Lạng Sơn đã dành phần lớn nguồn Ngân sách và vốn tín dụng Nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực này Trong tám năm qua, một loạt các côngtrình đã được xây mới như : đường Bà Triệu, khu đô thị Phú Lộc, khu tái định cư,
Trang 29trường bắn quốc gia, sân vận động Đông Kinh, công trình thuỷ lợi Chiến Thắng, xây dựng đường lưới điện đến 21 xã biên giới, cùng các trung tâm y tế huyện, xã, trường học, trung tâm thể dục thể thao… Các công trình này đã đẩy tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp – xây dựng lên một cách đáng kể Nhìn vào danh mục các công trình trọng điểm nêu trên, có thể thấy ngay là rất khó có thể phân chia rạch ròi là vốn đầu tư đã được phân bổ cho ngành nào, chẳng hạn ở đây công trình thuỷ lợi xã Chiến Thắng, khu tưới tiêu Hữu Lũng, kênh mương Tà Keo được xếp vào ngành Xây dựng nhưng nó được xây dựng lên để phục vụ tưới tiêu của ngành Nông nghiệp Như thế, đầu tư cho ngành Nông nghiệp Lạng Sơn trên thực tế sẽ cao hơn.
Do có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản, một lượng lớn vốn đầu tư đãtập trung vào ngành khai thác và chế biến Giai đoạn 2004-2009 tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, bổ sung thêm nhiều năng lực sản xuất mới như: dây chuyền sản xuất xi măng 28 tỷ đồng, sản xuất ván tre 5,6 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất gạch tuy nen 7,5 tỷ đồng, sản xuất bao bì của xí nghiệp gỗ giấy 3 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất bia hơi 15 tỷ đồng, xây dựng Nhà máy xi măng Đồng Bành công suất 91 vạn tấn/ năm, Nhà máy xi măng Hồng Phong công suất 8,5 vạn tấn/năm, Nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất 100MW… Bên cạnh đó, đa dạng hoá quy mô và cơ cấu ngành nghề, đưa thêm vào một số ngành nghề mới như: lắp ráp điện tử, điện lạnh, sản xuất động cơ điện, linh kiện xe máy, đồ nhựa…
Như vậy cơ cấu đầu tư trong nội tại ngành Công nghiệp có những điều chỉnh theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực có hiệu quả cao như sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp hàng cơ khí điện tử và hàng tiêu dùng Tuy vậy, công nghiệp Lạng Sơn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh (21,4 % trong tổng GDP) Sản xuất chưa ổn định, quy mô sản xuất nhỏ, chưa có sự liên kết giữa các cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu, hơn nữa các doanh nghiệp công doanh cỡ nhỏ của khu vực Nhà nước làm ăn còn kém hiệu quả và hoạt động cầm chừng Do đó, hướng đầu tư sắp tới là phải đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công
Trang 30nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cấp và tận dụng các cơ sở sản xuất đã có.
Trong giai đoạn 2004-2009, vốn đầu tư phát triển phân theo từng nội dung cụ thể của đầu tư được biểu hiện tại bảng 1.17:
Bảng 1.15: Vốn đầu tư phát triển phân theo tưng nội dung của đầu tưtrên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Sản xuất kinh doanh 1362.6 981.9 1175.7 2011.9 2583.4 3048.3Khoa học kỹ thuật 1.8 0.7 0.9 1.1 1.7 2.1Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng kỹ thuật 101.5 98.9 177.7 254.5 333.2 426,7Hạ tầng xã hội 790.1 684.5 598.7 592.5 911.7 1242
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Bảng 1.16: Cơ cấu vốn đầu tư chia theo từng nội dung cụ thể của đầutư trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: %)
Sản xuất kinh doanh 61 56 60 60 67 64,6Khoa học kỹ thuật 0.08 0.03 0.05 0.05 0.04 0.04Kết cấu hạ tầng
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn
Trên cơ sở những số liệu ở trên, ta sẽ đi vào xem xét thực trạng đầu tư phát triển của từng nội dung cụ thể như sau:
Qua hai bảng số liệu trên, ta nhận thấy nguồn vốn phục vụ sản xuất kinhdoanh ở Lạng Sơn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( trung bình là 61,3%/năm ), bên
Trang 31cạnh đó nguồn vốn này cũng có sự gia tăng liên tục về con số tuyệt đối: năm 2004là 1362,6 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 3048,3 tỷ đồng Đây cũngchính là khu vực đóng góp một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh Đầu tư chosản xuất kinh doanh gắn liền với đầu tư cho 3 ngành là nông nghiệp, công nghiệpvà dịch vụ Trong phần cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành, ta đã phân tích khá chitiết về đầu tư phát triển của các ngành trên, do đó ta sẽ chủ yếu tập trung phân tíchhai nội dung còn lại là: đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển kếtcấu hạ tầng.
Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ của tỉnh giai đoạn 2004-2009 chiếmmột tỷ lệ rất nhỏ bé trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh ( chưa đến 0,01% ) Năm2004, lượng vốn đầu tư đạt cao nhất với 1,8 tỷ đồng, còn lại các năm khác trungbình khoảng 0,9 tỷ đồng/năm Trong hai năm gần đây, nguồn vốn này đã có xuhướng tăng lên: năm 2008 là 1,7 và năm 2009 là 2,1 tỷ đồng Điều này chứng tỏhoạt động khoa học công nghệ đã và đang được quan tâm nhiều hơn.
Với sự đầu tư kinh phí thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia,nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, sở Khoa học công nghệ đã phối hợp với các sở, ban,ngành khác nghiên cứu, triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vàonghiên cứu những giống cây con như giống thuốc lá, giống nấm ăn, nấm dượcliệu, giống bạch đằng, giống keo lai (toàn tỉnh hiện có 82 vườn ươm nhân giốngvừa và nhỏ trải đều các huyện, thị); lĩnh vực chế biến bảo quản nông lâm sản sauthu hoạch như: bảo quản quýt Bắc Sơn, chế biến sữa đậu nành, khoai tây, khoaimôn chiên chân không, bảo quản hồi sau thu hoạch, xây dựng mô hình kinh tếtrang trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôi…
Trong ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn này cũng được tỉnh đầutư nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong công nghệđúc gang, thép chịu mài mòn, tinh chế chì và tách vàng, bạc bằng phương pháp gianhiệt; cải tiến máy cày, áp dụng cơ giới hoá sản xuất trên đồng ruộng; ứng dụngnăng lượng bằng pin mặt trời cho những vùng khó khăn chưa có lưới điện…
Trang 32Với nhận thức ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưutiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tổ chức triển khai nhiều dựán như dự án đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin chohơn 100 cán bộ trong tỉnh; dự án tin học hoá quản lý Nhà nước; dự án nối mạnggiữ Tỉnh uỷ với Trung ương Đảng và các huyện, giữa Uỷ bản nhân dân tỉnh vàVăn phòng Chính Phủ… Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng và duy trì Website nhằmgiới thiệu, quảng bá và kêu gọi đầu tư cho tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệnhằm tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học – công nghệ, các quy trình kỹthuật tiên tiến cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân có nhu cầu.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì vốn đầu tư như vậy vẫn còn quá nhỏbé, bởi khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo động lực cho tăngtrưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Vì vây, muốn cho khoa học kỹ thuật xâmnhập sâu hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống xã hội cần phải đầu tư hơn nữa chocác công tác nghiên cứu, ứng dụng đồng thời có những chính sách phù hợp thu hútnhân tài về làm việc và phục vụ cho tỉnh.
Trong những năm 2004-2009, vốn đâu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật củatỉnh tăng qua các năm, tỷ trọng chiếm thường từ 7-8%, trừ hai năm 2004 và 2005tỷ trọng tụt xuống chỉ còn 4-5% Đây là nguồn vốn rất quan trọng, góp phần nângcao chất lượng kết cấu hạ tầng của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phầntăng cường và thu hút các nguồn vốn đầu tư khác cho tỉnh.
a Giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ thống cơ sởhạ tầng kinh tế xã hội, cần phải đi trước một bước Lĩnh vực này phát triển sẽ gópphần kích thích sự phát triển của các lĩnh vực khác.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong giai đoạn 2004-2009 tỉnh đã rấtquan tâm chú trọng đầu tư cho giao thông vận tải
Đối với lĩnh vực giao thông, trong giai đoạn này, tỉnh đã huy động nhiều
nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng động
Trang 33lực kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, cửakhẩu.
Biểu hiện là một loạt những dự án từ các nguồn vốn Nhà nước, vốn tíndụng, vốn đầu tư cho khu vực biên giới, vốn ODA, vốn do dân đóng góp… xâydựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trong tỉnh đã được triển khai tronggiai đoạn này: dự án đường quôc lộ 1A,1B,4A,4B,279, đường Bà Triệu, cầu vượtga Đồng Đăng, đường giao thông nông thôn, đường lên khu nghỉ mát Mẫu Sơn,đường Lũng Vài – Bình Độ, đường Pác Ve – Ba Xã, đường Cao Lộc – Ba Sơn,đường Pắc Luống – Tân Thanh,… đặc biệt là các con đường đi ra 2 cửa khẩu quốctế, 2 cửa khẩu quốc gia Một điểm nổi bật là kể từ năm 2001, tỉnh đã thực hiện cơchế làm đường giao thông nông thôn bằng xi măng theo phương châm: Nhà nướccấp xi măng đến tận nơi, nhân dân đóng góp vật liệu xây dựng Nhờ vậy, đã có rấtnhiều con đường bê tông xi măng sạch đẹp ra đời, nổi bật nhất là các huyện HữuLũng, Bắc Sơn và thành phố Lạng Sơn.
Không chỉ đầu tư xây dựng những con đường chính mà nhiều cầu cốngtrên các trục đường giao thông vào đến trung tâm xã của tất cả các huyện, thànhphố Lạng Sơn, trong đó có các xã vùng sâu, vùng xa và biên giới đều được xâydựng Tiêu biểu là hệ thống cầu lớn vượt sông Kỳ Cùng như cầu Pò Lọi, cầuKhánh Khê, cầu Bản Trại, cầu Đông Kinh, Bình Độ, Bản Chu… Những cây cầunày đi vào hoạt động đã chấm dứt tình trạng ách tắc giao thông trong mùa mưa lũ,thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
Về lĩnh vực vận tải, trong giai đoạn 2004-2009, Lạng Sơn đã đầu tư củng
cố các bến xe, nâng cấp chất lượng vận tải, hệ thống các trạm thu phí, trạm kiểmsoát, trạm đăng kiểm Bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư củng cố 2 cơ sở đào tạo lái xeô tô các hạng, tăng cường các phong trào tuyên truyền phổ biến an toàn giao thôngcho dân cư trong tỉnh.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện theohình thức đấu thầu và chủ yếu là chỉ định thầu Tuy nhiên, việc tổ chức đấu thầuvẫn còn nhiều thiếu sót, chưa minh bạch, cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Trang 34Tuy nhiên, nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông vận tải vẫn còn rất lớntrong khi vốn đầu tư cho khu vực này hiện nay chỉ chiếm khoảng 6% tổng vốn đầutư toàn xã hội Đặc biệt khi đề án khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơnđược triển khai trong những năm sắp tới thì vấn đề huy động nguồn vốn cho lĩnhvực này lại càng trở nên cấp bách.
b Đầu tư cho thuỷ lợi và thoát nước đô thị
Đối với lĩnh vực thuỷ lợi: Muốn nông nghiệp phát triển thì hệ thống thuỷ
lợi là vấn đề phải quan tâm hàng đầu Xác định rõ điều đó, trong những năm vừaqua, tỉnh có chủ trương tập trung đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thốngthuỷ lợi, tưới tiêu, kiên cố hoá một số hệ thống kênh mương, đê điều Đặc biệtnhững vùng chuyên canh trồng chọt, chăn nuôi được ưu tiên đầu tư nhiều thuộcđịa bàn các huyện như Hữu Lũng, Chi Lăng, Đình Lập, Bắc Sơn…
Bảng 1.19: Vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi của Lạng Sơn giai đoạn2004-2009
Nguồn: Phòng Nông – Lâm, sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn
Vốn đầu tư của tỉnh cho thuỷ lợi giai đoạn 2004-2009 đạt 38,9 tỷ trungbình mỗi năm tỉnh đầu tư khoảng hơn 6,5 tỷ cho lĩnh vực này Nguồn vốn đượchuy động từ: vốn đầu tư qua các Bộ, Ngành Trung ương, ngân sách địa phươngđầu tư, vốn phục vụ sự nghiệp thuỷ lợi, vốn huy động dân đóng góp…
Những công trình được đầu tư xây mới, sửa chữa và nâng cấp đã hoànthành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn này như: An Rinh- Lệ Minh huyện CaoLộc, Văn An, Xuân Mai huyện Văn Quan; Hội Hoan, huyện Văn Lãng; Bản Nằmhuyện Tràng Định; Kai Hiển, Xuân Giang huyện Hữu Lũng… đảm bảo cung cấpnước tưới tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhiều
Trang 35công trình thuỷ điện mới, củng cố, nâng cấp, kiên cố hoá các công trình hồ đậpđảm bảo nước tưới cho diện tích 56% cây lương thực
Đối với lĩnh vực cấp thoát nước, trong giai đoạn 2004-2009, tỉnh liên tục
đầu tư, cải tạo, nâng cấp các đường ống dẫn nươc Trong đó, đã hoàn thành dự áncải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Lạng Sơn với tổng giá trị dự án là8,9 triệu Franc bằng nguồn tài trợ ODA (Pháp) Đặc biệt, tỉnh còn đầu tư hàng tỷđộng nâng công suất nhiều trạm bơm từ 1.100 m3/ngày đêm lên 1.900m3/ngàyđêm, cải tạo lăp đặt 50km chiều dài đường ống các loại, thay thế cải tạo 3.500đồng hồ đo nước Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động đầu tư kể trên thì cho đếnthời điểm hiện nay, hệ thống các công trình thoát nước ở Khu vực thành phố, thịtrấn vẫn chưa thực sự đồng bộ, nhiều nơi hệ thống cống, vỉa hè, rãnh thoát chưa cóhoặc xuống cấp Hệ thốn thoát nước và xử lý rác thải ở Lạng Sơn chưa hoàn chỉnhgây nguy cơ ô nhiễm cao.
c Đầu tư phát triển hệ thống điện lưới quốc gia
Trong giai đoạn này, Lạng Sơn đã tiến hành đầu tư mở rộng hệ thống lướiđiện quốc gia, cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện tại thành phố, triển khai mở rộngmạng lưới điện để có năng lực tương đương với hệ thống lưới điện của tỉnh QuảngTây ( Trung Quốc ) và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh điện…
Hàng năm, ngành điện đã đầu tư hàng tỷ đồng nhằm nâng công suất trạmbiến áp, tu sửa các đường dây điện và cải tạo, sửa chữa lưới điện Riêng năm 2004,nhằm cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện tại thành phố Lạng Sơn và hai huyện CaoLộc từ 6-10 kV lên 22 kV, Điện lực Lạng Sơn đã dùng nguồn vốn vay FIO trên100 tỷ đồng của Phần Lan Bên cạnh đó một số công trình nhiệt điện và thuỷ điệnnhỏ được xây dựng như: Na Dương và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ ở một sốhuyện trong tỉnh, riêng nhà máy điện Na Dương với công suất 100MW chính thứcđi vào hoạt động vào tháng 7-năm 2004 đã góp phần ổn đinh và tăng khả năng cấpđiện của tỉnh lên rất nhiều.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, hệ thống điện lưới quốc gia đã mở rộng đến223 xã, chiếm 99,1%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện tăng lên đến 91,5% năm 2009.