Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 68 - 69)

d. Phát triển dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo

2.2.2.7.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Ở Lạng Sơn đội ngũ cán bộ của tỉnh vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện nay, một số cán bộ còn yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa thành thạo đặc biệt là cán bộ cấp huyện, xã nên khi tiến hành kiểm tra đôn đốc, thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các Nghị định, Thông tư về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình còn lúng túng và nhiều sai sót. Một số đơn vị tư vấn lập dự án chậm và kéo dài. Ngoài trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ của tỉnh, một vấn đề còn rất bất cập nữa chính là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác, phục vụ công việc còn kém.

Thực trạng đó đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh phải có chính sách ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục củng cố hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo như chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, cử tuyển… từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn để thu hút được nhiều thành phần tham gia cả ở thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa…

Có những chính sách đãi ngộ mang tính đột phá, tạo môi trường làm việc hấp dẫn nhằm thu hút nhân tài về công tác và phục vụ trên địa bàn tỉnh./.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 68 - 69)