Nguyên nhân hạn chế trong đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 49 - 52)

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3.3.Nguyên nhân hạn chế trong đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn.

1.3.3.1. Hạn chế

Vốn đầu tư của Lạng Sơn trong giai đoạn này tuy đã tăng về số lượng nhưng quy mô vốn vẫn còn rất nhỏ bé so với nhu cầu vốn của tỉnh phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bởi vì hiện này các nhà máy, xí nghiệp mới chỉ đáp ứng được 50% so với lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

Các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của mình vì không huy động được vốn đầu tư hay gia tăng vốn đầu tư mới đặc biệt là đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chiếm rất ít trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu đến từ Trung Quốc nên chưa khai thác hết tiềm năng phát triển của tỉnh.

Tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm so với kế hoạch và khối lượng thực hiện, lượng vốn tồn tại Kho bạc Nhà nước chưa có khối lượng để thanh toán có năm chiếm tới 45% so với vốn theo kế hoạch.

Thị trường vốn chưa phát triển thiếu kênh huy động vốn nên nguồn vốn được huy động chủ yếu từ vốn Ngân sách Nhà nước.

Trong những năm qua lượng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung cho khu vực thành phố (chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư), điều này lại càng làm gia tăng cách biệt về mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn, gây mất cân đối trong sự phát triển chung của toàn tỉnh.

Những năm gần đây hai khu vực kinh tế nhận được nhiều vốn đầu tư nhất là Công nghiệp và Dịch vụ, tỷ trọng vốn đầu tư cho Nông nghiệp vẫn còn rất thấp.

Công tác chuẩn bị đầu tư của một số dự án chưa tốt. Một số trường hợp chất lượng công tác tư vấn lập dự án, thiết kế thẩm định yếu, công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, chưa đầy đủ các yếu tố liên quan, dẫn đến phát sinh ngoài thiết kế. Điều này làm cho cấp có thẩm quyền khi ra những quyết định liên quan đến trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản như quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, dự toán chi tiết không đảm bảo chính xác và đầy đủ, dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung gây lãng phí nguồn lực, tạo ra sơ hở trong quản lý đầu tư và xây dựng.

Công tác đấu thầu xây dựng còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Việc thẩm định, lựa chọn nhà thầu của một số chủ đầu tư trong việc xác định năng lực tài

chính, thiết bị thi công và thực tế đi vào thi công vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thậm chí sai khác rất nhiều, như vậy độ tin cậy, chính xác của chính những nhà thầu tham gia vẫn còn quá nhiều bất cập.

Trong quá trình thực hiện đầu tư, vẫn còn tồn tại những khó khăn, yếu kém như:

- Những vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở một số dự án chậm được khắc phục, do chủ đầu tư chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các địa phương trong việc xác định nguồn gốc đất, chưa có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai thực hiện, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc thực hiện các quyết định của UBND tỉnh, còn ngại tiếp xúc, đối thoại với dân, một số dự án còn thiếu vốn chi trả gây mất lòng tin trong nhân dân.

- Tiến độ triển khai thực hiện các dự án chậm so với kế hoạch và yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Một số công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng không phát huy được hiệu quả, ý thức quản lý, bảo vệ tài sản kém, nên một số công trình mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp như: Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Chi Ma; một số đoạn vỉa hè đường nội bộ cửa khẩu Chi Ma đang thi công, chưa bàn giao sử dụng nhưng đã hư hỏng, một số kênh mương thuỷ lợi bị đất vùi lấp không đảm bảo phục vụ tưới tiêu…

- Nếu chỉ nhìn vào sự gia tăng của tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP thì có thể thấy hiệu quả đầu tư đạt được trong giai đoạn 2004-2009 là cao. Nhưng như vậy là chưa đủ, một con số khác không kém phần quan trọng đã được đề cập trong phần chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư ở Lạng Sơn là ICOR. Có thể nói tăng vốn là phát triển theo chiều rộng, về số lượng còn tăng hiệu quả mới là phát triển theo chiều sâu, về chất lượng. Hơn nữa, Lạng Sơn đang ở vào thời điểm mà nếu đầu

tư sản xuất kém hiệu quả thì sức cạnh tranh sẽ thấp, cả sự tăng trưởng về số lượng cũng không thể duy trì được. Điều này chứng tỏ hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra còn quá thấp. Hiệu quả thấp thì những mục tiêu hay kế hoạch đặt ra không thể cao, sức cạnh tranh của tỉnh trong thu hút các nguồn vốn so với các tỉnh bạn bị giảm sút.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 49 - 52)