Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chống thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 65 - 66)

d. Phát triển dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo

2.2.2.2.Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chống thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư phát triển

lãng phí nguồn vốn đầu tư phát triển

Bên cạnh yêu cầu về thu hút tăng cường nguồn lực đầu tư, một giải pháp không kém phần quan trọng là phải nâng cao hiệu quả nguồn vốn, đẩy mạnh tốc độ giải ngân. Trong khi tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm so với kế hoạch và khối lượng thực hiện, lượng vốn tồn tại Kho bạc Nhà nước chưa có khối lượng để thanh toán có năm chiếm tới 45% so với vốn theo kế hoạch.

Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch theo hướng kế hoạch đầu tư tập trung, có trọng điểm theo đúng quy hoạch và tính chất của nguồn vốn đầu tư. Đồng thời lồng ghép các nguồn vốn đầu tư đảm bảo phát huy hiệu quả phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế.

Bên cạnh đó năng lực tài chính của một số nhà thầu yếu, do ảnh hưởng nợ xây dựng cơ bản của các năm trước, do cơ chế quản lý hoặc thực hiện cổ phần hoá, nên thi công cầm chừng, các sở ban ngành cần nâng cao chất lượng tư vấn khảo sát thiết kế, lập dự án và thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư. Các chủ đầu tư cần có giải

pháp kiên quyết không ký hợp đồng đối với những đơn vị tư vấn yếu kém có nhiều tồn tại trong quá trình hoạt động. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tư theo quy chế một cửa “ Chủ đầu tư gửi hồ sơ trình duyệt dự án về Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan thẩm định đầu tư sẽ xem xét nhanh hồ sơ trình duyệt dự án, nếu đủ điều kiện sẽ làm văn bản xin ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên ngành, và các ngành liên qua; nếu chưa đủ điều kiện sẽ gửi trả lại chủ đầu tư kèm theo các lý do cụ thể để hoàn thiện lại dự án; đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế cơ sở của các cơ quan chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 65 - 66)