Bảng 1.19: Giá trị tài sản cố định huy động theo các ngành kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
( đơn vị: tỷ đồng )
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nông-lâm-ngư nghiệp 53 83 61 92 115 164
Công nghiệp- xây dựng 49 224 145 362 382 423
Dịch vụ 41 174 88 141 263 298
Vận tải 49 98 247 296 310 406
Các ngành khác 485 1253.7 1116 1312 1413 1578
Tổng số 677 1832.7 1657 2203 2483 2869
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Qua bảng 1.19 ta thấy năm 2004 có tổng giá trị tài sản cố định huy động là thấp nhất 667 tỷ đồng đến năm 2009 con số này đã là 2869 tỷ đồng. Nhưng các năm khác tổng giá trị tài sản cố định lại tăng khá đồng đều không chênh lệch nhiều. Nguyên nhân do tài sản cố định chỉ được tính thêm khi bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng nên một số ngành tuy có vốn đầu tư lớn nhưng tài sản cố định mới tăng thấp do chưa hoàn thành công trình, vốn đầu tư thực hiện dở dang. Mặt khác ở những phần trước đã đề cập đến tình trạng nợ xây dựng cơ bản của Lạng Sơn trước
năm 2005, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn này.
Bảng 1.20: Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động theo các ngành kinh tế trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(đơn vị: %)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 7.83 4.53 3.68 4.18 4.63 5,72 Công nghiệp-Xây dựng 7.24 12.2 8.75 16.4 15.4 14,74
Dịch vụ 6.06 9.49 5.31 6.4 10.6 10,4
Giáo dục - Đào tạo 1.77 0.55 1.69 1.54 1.57 1,46 Vận tải 7.24 5.35 14.9 13.4 12.5 14,15 Các ngành khác 69.89 67.9 65.66 57.64 55.38 53,53
Tổng số 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Lạng Sơn
Trong giai đoạn này các ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng tài sản cố định như ngành công nghiệp xây dựng từ 7,24% năm 2004 lên 14,74% năm 2009, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng một số nhà máy công nghiệp lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó là sự gia tăng của các ngành như dịch vụ và vận tải, đây cũng là nhóm ngành đóng góp lớn cho GDP của Lạng Sơn. Một số ngành có xu hướng giảm về tỷ trọng như ngành Nông Nghiệp, giáo dục, y tế xã hội… nhưng về giá trị tuyệt đối thì các ngành này không giảm mà tăng đều qua mỗi năm. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản,… Còn với ngành giáo dục và y tế thì đó là kết quả của những chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ trường tranh tre nứa lá, nâng cao sức khoẻ cho người dân…