Đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 35 - 39)

Mạng lưới bưu chính - viễn thông trong giai đoạn 2004 - 2009 được tập trung đầu tư đồng bộ và mở rộng để triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích tới người dân đặc biệt là các đồng bào vùng sâu vùng xa. Đến năm hết năm 2009, 100% xã trên địa bàn có máy điện thoại, đẩy mạnh phát triển cơ sơ hạ tầng mạng viễn thông nông thôn. Ngoài ra, mạgn viễn thông biên giới đã vươn ra 12/12 đồn biên phòng, 21/21 xã biên giới đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ an ninh quốc phòng.

Cùng với công tác đầu tư cho mạng lưới bưu chính viễn thông, công tác đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nổi bật. Trong giai đoạn 2004-2009, hầu hết các công trình thuộc dự án mở rộng dung lượng hệ thống tổng đài VK thêm 15.488 line đã được hoàn thành. Các tổng đài vệ tinh được triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng hoạt động ổn định, nâng cao năng lực mạng lưới, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu phát triển thông tin viễn thông trên địa bàn trong thời gian dài.

Nhiều dịch vụ mới được đầu tư triển khai có tốc độ tăng tương đối nhanh như: dịch vụ điện thoại IP, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Mega VNN, dịch vụ chuyển phát nhanh… Chất lượng dịch vụ viễn thông nông thôn được nâng cao

thông qua dự án cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn xuống xã và cụm xã, thay thế dần phương thức truyền dẫn hiện có. Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ bưu chính - viễn thông bình quân hành năm đạt trên 20%.

Tuy nhiên, vốn đầu tư cho hệ thống thông tin – liên lạc vẫn còn thiếu và yếu, bình quân mỗi năm chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư xã hội.

Trong giai đoạn 2004-2009, đầu tư phát triển hạ tầng xã hội chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của tỉnh trung bình 31% một năm, chỉ xếp sau đầu tư phát triển sản xuất.

1.2.4.3. Ngành Dịch vụ - du lịch

Dịch vụ là khu vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất trong giai đoạn 2004-2009, điều này cũng dễ hiểu đối với một tỉnh biên giới như Lạng Sơn. Với những lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên trục đường giao thông thuận lợi lại tiếp giáp với Trung Quốc – một đất nước có nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ - nên Lạng Sơn có điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ - Du lịch.

Qua bảng 1.11 và 1.12, ta nhận thấy trung bình mỗi năm, khu vực này nhận được hơn 1100 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ so với tổng vốn đầu tư của cả tỉnh ( tỷ trọng bình quân mỗi năm là 45% ). Nhìn chung, lượng vốn này khá ổn định và duy trì ở mức khá cao, năm có tỷ trọng cao nhất là năm 2005 tuy nhiên năm 2004 là năm có tổng vốn cao nhất. Nhưng năm 2009 vốn đầu tư cho khu vực Dịch vụ giảm sút mạnh chỉ còn 846 tỷ đồng và chiếm 17,56 nguyên nhân do sự gia tăng mạnh mẽ của vốn đầu tư dành cho công nghiệp và xây dựng.

Đối với ngành Thương mại, tỉnh đã huy động từ nhiều nguồn vốn đầu tư nâng cấp, xây dựng kiên cố với quy mô khá lớn các chợ, trung tâm thương mại ở trung tâm thành phố và các khu vực cửa khẩu ( chợ Đông Kinh, Kỳ Lừa, Đồng Đăng, Tân Thanh, Phú Lộc,….), củng cố và xây dựng mới kiên cố và bán kiên cố các chợ ở thị trấn, trung tâm cụm xã và xã. Triển khai dự án xây dựng chợ đầu mối nông lâm sản và hoa quả cửa khẩu Tân Thanh. Đến nay, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh vao gồm 65 chợ các loại, trong đó: 23 chợ kiên cố, chiếm 32,3%; 8 chợ bán kiên cố, chiếm 12,3 %; 12 chợ lều quán, chiếm 20% và 22 chợ ngoài trời, chiếm

35,4%; về cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá của người dân địa phương và khách du lịch.

Tập trung đầu tư phát triển mạnh một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực dựa trên lợi thế sẵn có của tỉnh, hàng thủ công mỹ nghệ và một số nông sản chế biến khác.

Đối với ngành du lịch, nguồn vốn từ khu vực tư nhân đã tích cực đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí như khu sân golf và vui chơi giải trí, công viên Hồ Phai Loạn,…tạo ra diện mạo mới trong phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó là việc đầu tư hình thành một số khu du lịch như cụm văn hoá du lịch Nhị - Tam Thanh, Thành nhà Mạc, cụm du lịch Mẫu Sơn, khu du lịch Đèo Giang – Văn Vỉ, khu du lịch sinh thái Hồ Nà Nầm và các tuyến du lịch biên giới.

Đối với ngành tài chính, ngân hàng, trong những năm vừa qua, tỉnh đã mở rộng và hiện đại hoá hệ thống tài chính, ngân hàng trên địa bàn tỉnh; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới các chi nhánh hoạt động đến các huyện, các khu kinh tế cửa khẩu và các điểm dân cư tập trung. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung kiện toàn, củng cố, sắp xếp và đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ làm công tác thu, chi Ngân sách. Cách ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng đầu tư cho công tác tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mại, chăm sóc khách hàng. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: thanh toán điện tử, thanh toán quốc tế, chi trả tiền kiều hối,… đồng thời phát triển các dịch vụ mới như phát triển và mở rộng mạng lưới ATM, các loại thẻ thanh toán quốc tế, …

1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004 – 2009 Lạng Sơn giai đoạn 2004 – 2009

1.3.1. Kết quản của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế.

Tình hình khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Lạng Sơn trong giai đoạn 2004-2008 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.18: Khối lượng vốn đầu tư phát triên kinh tế thực hiện của Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009

(Giá hiện hành)

Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 2256 1800 2218 2860 3830 4826 Vốn đầu tư thực hiện Tỷ đồng 1904.1 1471 1884 2523 3355 4256 Vốn đầu tư dở dang Tỷ đồng 351.9 328.9 328.1 337.5 474.9 570

Tỷ lệ VĐT thực

hiện/VĐT % 84.4 83.3 87.2 88.2 87.6 88,19

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2004-2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn

Trong giai đoạn 2001-2008, vốn đầu tư thực hiện ở Lạng Sơn có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên không ở mức cao. Bình quân trong tám năm qua, vốn đầu tư thực hiện đạt 84,6%, trong đó hai năm gần đây đạt mức cao nhất: năm 2008 đạt 87,6%, năm 2009 đạt 88,19%. Nhưng cùng với đó, vốn đầu tư dở dang cuối kỳ cũng tăng lên về số tuyệt đối, năm 2004 là 351,9 tỷ đồng chiếm 15,59% thì đến năm 2009 là 570 tỷ đồng chiếm 11,81%. Mức tăng này là do năng lực xây dựng cơ bản của tỉnh có hạn không đáp ứng kịp với sự tăng của vốn đầu tư, hơn nữa khối lượng xây dựng dở dang năm trước chuyển sang lớn nên khối lượng vốn xây dựng cuối kỳ trong các năm lớn. Vì vậy, trong giai đoạn tới Lạng Sơn cần phải quan tâm tiến hành dứt điểm và nhanh chóng các công trình cần huy động nhanh để giảm vốn ứ đọng giúp vốn đầu tư nhanh chóng phát huy tác dụng.

1.3.1.2. Giá trị tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm tăng thêm

Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho họat động sản xuất kinh doanh. Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được. Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 35 - 39)