Thu hút nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 62 - 64)

d. Phát triển dân số, lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo

2.2.1.2.Thu hút nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

chỉ đáp ứng được khoảng 60% tổng vốn đầu tư. Phần còn lại dự kiến huy động từ nguồn vốn Trung Ương đầu tư cho các bộ, ngành, vốn huy động từ các tỉnh bạn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ phi chính phủ, vốn ODA… Như vậy nhiệm vụ đặt ra là rất lớn, đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các ban ngành trong tỉnh mới có thể huy động được tối đa các nguồn nội lực và ngoại lực. Sau đây là một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thu hút vốn đầu tư cho tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới:

Đây là nguồn vốn do địa phương quản lý, đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển tại địa phương. Vì vậy, đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư ( như các công trình giao thông liên xã, công trình thuỷ lợi, các công trình y tế tỉnh huyện, các công trình trọng điểm, kè chống lũ…), cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, khi có khối lượng cần nghiệm thu, trình UBND tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư để kịp thời bổ sung vốn

2.2.1.2. Thu hút nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: doanh:

Đây cũng là nguồn vốn đóng góp vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, để thu hút hiệu quả nguồn vốn này cần có sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất và tăng cường các biện pháp nhằm khai thác các hình thức vay vốn với lãi suất ưu đãi cho đầu tư phát triển các ngành sản xuất kinh doanh.

Một hình thức liên doanh, liên kết mang lại hiệu quả cao đó là liên doanh, liên kết giữa quốc doanh và dân doanh. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước và vốn vay tín dụng của Nhà nước đều bị hạn chế ở khối lượng vốn (vì phải san sẻ cho nhiều địa phương, nhiều ngành, lĩnh vực), thời điểm giao vốn lại khá bị động. Để khắc phục nhược điểm này, một biện pháp có thể áp dụng đó là: vừa vay vốn Nhà nước, vừa tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế xã hội, các hộ dân tham gia liên doanh, góp vốn. Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu đối với các hoạt động như trồng rừng, trồng cây ăn quả, sản xuất các sản phẩm thủ công nghiệp.

Ví dụ như đối với việc trồng rừng nguyên liệu, công ty khai thác rừng sẽ phân chia các lô đất, đảm bảo chất lượng cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và bảo vệ cho những hộ dân tham gia liên doanh, liên kết. Đồng thời, các hộ dân này phải đảm bảo tiến độ, kỹ thuật và khối lượng, chất lượng sản phẩm cây trồng. Lợi nhuận thu được sau mỗi chu kỳ trồng rừng sẽ được phân phối theo tỷ lệ mức vốn góp của mỗi bên. Hợp đồng liên doanh phải quy định rõ cách thức xử lý trong những trường hợp sản phẩm thiếu hụt, chất lượng kém hay sản phẩm vượt mức. Cách làm này vừa tận dụng thời gian nông nhàn của người dân, nâng cao ý thức người dân, tạo việc làm và tăng thu nhập. Mặt khác nó cũng giảm áp lực vay vốn Nhà nước, tiết kiệm được các khoản chi phí, tránh được tình trạng tranh chấp đất đai.

Phong trào “ Nhà nước cấp xi măng đến tận nơi, nhân dân đóng góp vật liệu xây dựng “ cũng là một biểu hiện cho sự liên kết giữa Nhà nước và nhân dân, đồng thời huy động được nguồn vốn từ dân cư cho công tác đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng của tỉnh. Phong trào này trong giai đoạn 2001-2008 đã phát huy hiệu quả rất lớn. Trong giai đoạn tới, tỉnh cần tiếp tục quan tâm và mở rộng phong trào trên khắp địa bàn tỉnh

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tạo thuận lợi cho việc luân chuyển, tăng vòng quay vốn, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển thông qua các hình thức: tiền gửi tiết kiệm, ban hành trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, tiến tới huy động từ thị trường chứng khoán… Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh. Bởi vì thế mạnh của Lạng Sơn chính là hoạt động buôn bán, xuất - nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009 Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 62 - 64)