Trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, ngành này chiếm khoảng 20-30%, tốc độ tăng vốn liên hoàn cao nhất trong ba nhóm ngành vào khoảng 45,6%.%. Nếu năm 2004 số vốn đầu tư vào công nghiệp và xây dựng của Lạng Sơn là 685 tỷ thì đến năm 2008 con số này đã lên đên 3223 tỷ đồng và năm 2009 là 3882 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2004 – 2009 thì tốc độ tăng vốn liên hoàn tăng khá cao trừ năm 2005 bị giảm 27% do năm nay là năm thí điểm tránh đầu tư dàn trải. Sau đó vốn liên tục được gia tăng vào các năm tiếp theo dự án về công nghiệp tăng lên thì cũng sẽ kéo theo sự gia tăng rất lớn của vốn đầu tư.
Với phương châm cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút và thúc đẩy vốn đầu tư trong và ngoài nước, Lạng Sơn đã dành phần lớn nguồn Ngân sách và vốn tín dụng Nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực này. Trong tám năm qua, một loạt các công trình đã được xây mới như : đường Bà Triệu, khu đô thị Phú Lộc, khu tái định cư, trường bắn quốc gia, sân vận động Đông Kinh, công trình thuỷ lợi Chiến Thắng, xây dựng đường lưới điện đến 21 xã biên giới, cùng các trung tâm y tế huyện, xã, trường học, trung tâm thể dục thể thao… Các công trình này đã đẩy tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp – xây dựng lên một cách đáng kể. Nhìn vào danh mục các công trình trọng điểm nêu trên, có thể thấy ngay là rất khó có thể phân chia rạch ròi là vốn đầu tư đã được phân bổ cho ngành nào, chẳng hạn ở đây công trình thuỷ lợi xã Chiến Thắng, khu tưới tiêu Hữu Lũng, kênh mương Tà Keo được xếp vào ngành Xây dựng nhưng nó được xây dựng lên để phục vụ tưới tiêu của ngành Nông nghiệp. Như thế, đầu tư cho ngành Nông nghiệp Lạng Sơn trên thực tế sẽ cao hơn.
Do có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản, một lượng lớn vốn đầu tư đã tập trung vào ngành khai thác và chế biến. Giai đoạn 2004-2009 tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, bổ sung thêm nhiều năng lực sản xuất mới như: dây chuyền sản xuất xi măng 28 tỷ đồng, sản xuất ván tre 5,6 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất gạch tuy nen 7,5 tỷ đồng, sản xuất bao bì của xí nghiệp gỗ giấy 3 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất bia hơi 15 tỷ đồng, xây dựng Nhà máy xi măng Đồng Bành công suất 91 vạn tấn/ năm, Nhà máy xi măng Hồng Phong công suất 8,5 vạn tấn/năm, Nhà máy nhiệt điện Na Dương công suất 100MW… Bên cạnh đó, đa dạng hoá quy mô và cơ cấu ngành nghề, đưa thêm vào một số ngành nghề mới như: lắp ráp điện tử, điện lạnh, sản xuất động cơ điện, linh kiện xe máy, đồ nhựa…
Như vậy cơ cấu đầu tư trong nội tại ngành Công nghiệp có những điều chỉnh theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực có hiệu quả cao như sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp hàng cơ khí điện tử và hàng tiêu dùng. Tuy vậy, công nghiệp Lạng Sơn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh (21,4 % trong tổng GDP). Sản xuất chưa ổn định, quy mô sản xuất nhỏ, chưa có sự liên kết giữa các cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu, hơn nữa các doanh nghiệp công doanh cỡ nhỏ của
khu vực Nhà nước làm ăn còn kém hiệu quả và hoạt động cầm chừng. Do đó, hướng đầu tư sắp tới là phải đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cấp và tận dụng các cơ sở sản xuất đã có.
Trong giai đoạn 2004-2009, vốn đầu tư phát triển phân theo từng nội dung cụ thể của đầu tư được biểu hiện tại bảng 1.17:
Bảng 1.15: Vốn đầu tư phát triển phân theo tưng nội dung của đầu tư trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Sản xuất kinh doanh 1362.6 981.9 1175.7 2011.9 2583.4 3048.3
Khoa học kỹ thuật 1.8 0.7 0.9 1.1 1.7 2.1
Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng kỹ thuật 101.5 98.9 177.7 254.5 333.2 426,7 Hạ tầng xã hội 790.1 684.5 598.7 592.5 911.7 1242
Nguồn: Niên giám thống kê Lạng Sơn
Bảng 1.16: Cơ cấu vốn đầu tư chia theo từng nội dung cụ thể của đầu tư trên địa bàn Lạng Sơn giai đoạn 2004-2009
(Đơn vị: %)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Sản xuất kinh doanh 61 56 60 60 67 64,6
Khoa học kỹ thuật 0.08 0.03 0.05 0.05 0.04 0.04 Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng kỹ thuật 4 5 9 9 9 9
Hạ tầng xã hội 35 39 31 31 24 26.32
Trên cơ sở những số liệu ở trên, ta sẽ đi vào xem xét thực trạng đầu tư phát triển của từng nội dung cụ thể như sau:
Qua hai bảng số liệu trên, ta nhận thấy nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ở Lạng Sơn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất ( trung bình là 61,3%/năm ), bên cạnh đó nguồn vốn này cũng có sự gia tăng liên tục về con số tuyệt đối: năm 2004 là 1362,6 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 3048,3 tỷ đồng. Đây cũng chính là khu vực đóng góp một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh. Đầu tư cho sản xuất kinh doanh gắn liền với đầu tư cho 3 ngành là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong phần cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành, ta đã phân tích khá chi tiết về đầu tư phát triển của các ngành trên, do đó ta sẽ chủ yếu tập trung phân tích hai nội dung còn lại là: đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ của tỉnh giai đoạn 2004-2009 chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh ( chưa đến 0,01% ). Năm 2004, lượng vốn đầu tư đạt cao nhất với 1,8 tỷ đồng, còn lại các năm khác trung bình khoảng 0,9 tỷ đồng/năm. Trong hai năm gần đây, nguồn vốn này đã có xu hướng tăng lên: năm 2008 là 1,7 và năm 2009 là 2,1 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động khoa học công nghệ đã và đang được quan tâm nhiều hơn.
Với sự đầu tư kinh phí thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, sở Khoa học công nghệ đã phối hợp với các sở, ban, ngành khác nghiên cứu, triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào nghiên cứu những giống cây con như giống thuốc lá, giống nấm ăn, nấm dược liệu, giống bạch đằng, giống keo lai (toàn tỉnh hiện có 82 vườn ươm nhân giống vừa và nhỏ trải đều các huyện, thị); lĩnh vực chế biến bảo quản nông lâm sản sau thu hoạch như: bảo quản quýt Bắc Sơn, chế biến sữa đậu nành, khoai tây, khoai môn chiên chân không, bảo quản hồi sau thu hoạch, xây dựng mô hình kinh tế trang trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôi…
Trong ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn này cũng được tỉnh đầu tư nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong công nghệ đúc
gang, thép chịu mài mòn, tinh chế chì và tách vàng, bạc bằng phương pháp gia nhiệt; cải tiến máy cày, áp dụng cơ giới hoá sản xuất trên đồng ruộng; ứng dụng năng lượng bằng pin mặt trời cho những vùng khó khăn chưa có lưới điện…
Với nhận thức ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tổ chức triển khai nhiều dự án như dự án đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin cho hơn 100 cán bộ trong tỉnh; dự án tin học hoá quản lý Nhà nước; dự án nối mạng giữ Tỉnh uỷ với Trung ương Đảng và các huyện, giữa Uỷ bản nhân dân tỉnh và Văn phòng Chính Phủ… Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng và duy trì Website nhằm giới thiệu, quảng bá và kêu gọi đầu tư cho tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ nhằm tuyên truyền, giới thiệu các tiến bộ khoa học – công nghệ, các quy trình kỹ thuật tiên tiến cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân có nhu cầu.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì vốn đầu tư như vậy vẫn còn quá nhỏ bé, bởi khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vây, muốn cho khoa học kỹ thuật xâm nhập sâu hơn nữa vào các lĩnh vực đời sống xã hội cần phải đầu tư hơn nữa cho các công tác nghiên cứu, ứng dụng đồng thời có những chính sách phù hợp thu hút nhân tài về làm việc và phục vụ cho tỉnh.
Trong những năm 2004-2009, vốn đâu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật của tỉnh tăng qua các năm, tỷ trọng chiếm thường từ 7-8%, trừ hai năm 2004 và 2005 tỷ trọng tụt xuống chỉ còn 4-5%. Đây là nguồn vốn rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tăng cường và thu hút các nguồn vốn đầu tư khác cho tỉnh.