Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam – thực trạng và giải pháp .doc
Trang 1MỤC LỤC
Lời nói đầu……… 3
Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI……… 4
1.1 Khái niệm và bản chất của FDI……… 4
1.1.1 Khái niệm……… 4
1.1.2 Bản chất……… 5
1.2 Các hình thức FDI……… 6
1.2.1 Doanh nghiệp liên doanh………6
1.2.2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài……… 7
1.2.3 Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh……… 8
1.2.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT………10
1.2.5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)……… 11
1.3 Vai trò của đầu tư và thu hút FDI……… 12
1.3.1 Đối với nước đầu tư………13
1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư……… 15
1.4 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài………. 17
1.4.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước……….17
1.4.2 Chu kỳ sản phẩm………17
1.4.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia……….18
1.4.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại……….18
1.4.5 Khai thác chuyên gia và công nghệ………18
1.4.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên……… 19
1.4.7 Các nhân tố khác………19
Chương II: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua………. 20
2.1 Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài……… 20
2.2 Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam………. 23
2.2.1 Những mốc quan trọng trong quan hệ Việt Mỹ……….23
2.2.2 Thực trạng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam sau hiệp định thương mại……….24
2.2.3 Kết quả đạt được, tồn tại và các nguyên nhân………35
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam……… 41
3.1 Triển vọng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam 41
3.2 Những giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam……… 44
3.3 Một số kiến nghị về giải pháp thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam……… 47
3.3.1 Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài………47
3.3.2 Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài… 49
3.3.3 Hoàn thiện thêm về luật pháp, cơ chế chính sách đầu tư nước ngoài………49
3.3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước……….50
3.3.5 Cải tiến các thủ tục hành chính……… 51
Kết luận……… 52
Tài liệu tham khảo………. 53
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, nguồn vốn đầu tư là rất cầnthiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Thực tế đã chứng minh rằng, đầutư trực tiếp nước ngoài không phải là một giải pháp tình thế khi trong nước đang thiếuvốn mà đó chính là một trong những con đường phát triển kinh tế của một quốc gia.Tại Đại hội Đảng VI (12/1986), Đảng và Nhà nước đã đề ra mục tiêu đổi mới toàndiện về mọi mặt kinh tế – xã hội, chính trị, ngoại giao Kể từ thời điểm đó, chúng tađã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Cùng với nó, Luật đầu tư trực tiếpnước ngoài đã được ban hành vào năm 1987 nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
Trang 3ngoài góp phần giúp Việt Nam đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoáđất nước Hoa Kỳ với tư cách là nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới, đãbước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam và đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại ViệtNam – Hoa Kỳ được ký kết, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã quan tâm và đầu tư nhiều hơnvào thị trường Việt Nam Tuy nhiên, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn còn ở mứcrất khiêm tốn so với tiềm lực kinh tế của mình cũng như chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏbé trong tổng đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ Đứng trước tình hình trên, với mongmuốn tìm hiểu và mong muốn đẩy mạnh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ
vào Việt Nam, người viết đã chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam –
thực trạng và giải pháp”
Về mặt bố cục, đề tài được chia làm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Chương 2: Thực trạng về FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua.Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam
CHƯƠNG I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1 Khái niệm và bản chất của FDI1.1.1 Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày nay đang phát triển rất mạnh mẽ và trởthành một trong những khuynh hướng chủ yếu của quan hệ hợp tác kinh tế quốctế Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do tính hiệu quả mà phương thứckinh doanh đặc biệt này mang lại và do sự phát triển ngày càng tăng các mốiquan hệ giữa các quốc gia, kể cả giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau.
Trang 4Do yêu cầu quản lý vĩ mô và nâng cao hiệu quả đầu tư, mỗi tổ chức hayquốc gia đều có văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh quan hệ đầu tư nước ngoài,trong đó có đề cập đến khái niệm của lĩnh vực kinh tế này.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư vớinhững quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tưtrực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tếkhác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việcquản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD cũng đưara một định nghĩa về FDI Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp(trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nướcngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thunhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sởhữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó làmột khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để cóảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soáttrong thực thể kinh tế ấy.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Mộtdoanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặckhông có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổphiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp làchủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên không phải tất cả cácquốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI Trong thực tế cónhững trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiềulúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Trang 5Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam (Ban hành năm 1987, điều chỉnh năm
1990, 1992 và 2000) đã định nghĩa như sau: "Đầu tư nước ngoài là việc các tổchức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoàihoặc bất kỳ tài sản nào khác được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp táckinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp100% vốn nước ngoài theo qui định của Luật này" (Ở đây cần lưu ý rằng Luật
Đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ trực tiếp điều chỉnh quan hệ kinh tế Đầu tưtrực tiếp nước ngoài nên định nghĩa trên cũng chính là định nghĩa của đầu tư trựctiếp nước ngoài).
Từ đó, chúng ta có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các nhà đầutư (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hay bất kỳ hình thái giá trị nào vào nướctiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằmthu lợi nhuận hoặc đem lại các hiệu quả xã hội.
1.1.2 Bản chất
FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷnhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế,FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọinước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệpmới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao.
- Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý.
- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia - Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại
Trang 6quốc tế.
1.2 Các hình thức FDI
1.2.1 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh: là hình thứcđược sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trướcđến nay Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp phápvà có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác.
Khái niệm: liên doanh là một hình thức tổ chức kinh donah có tính chấtquốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệthốgn tài chính, luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng gópcủa các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũngnhư rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sảnxuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứutriển khai.
* Đối với nước tiệp nhận đầu tư:
- Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sp, đổi mớiCông nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc và họctập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài
- Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự ánđầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tácnước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lcú liên doanh phảichịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởngtới tương lai phát triển của liên doanh.
* Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại;được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạn
Trang 7chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được nhữngthị trường truyền thống của nước chủ nhà Không mất thời gian và chi phí cho việcnghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ Chia sẻ được chi phí vàrủi ro đầu tư.
- Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mấtnhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đtư, định giá tài sảngóp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủđộng trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giảiquyết khác biệt vè tập quán, văn hoá.
1.2.2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt độngđầu tư quốc tế.
Khái niệm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanhcó tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư vànước sở tại.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lýcủa chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môitrường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luậtpháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh…
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháplý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại Thành lập dưới dạng công ty tráchnhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
* Đối với nước tiếp nhận:
- Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanhnghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập
Trang 8trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khíchxuất khảu; tiếp cận được thị trường nước ngoài.
- Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoàiđê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trongnước.
* Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện đượcchiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủđộng tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung củatập đoàn.
- Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phínhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vàonhững lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với cáccơ quan quản lý Nhà nướcnước sở tại.
1.2.3 Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phânchia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà khôngthành lập pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có thẩmquyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thựchiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.
Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trìnhkinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sátviệc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh Phân chia kết quả kinh doanh: hìnhthức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quảkinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên Các bên
Trang 9hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ.Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tạichịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại Quyền lợi và nghĩa vụ của các bênhơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
* Đối với nước tiếp nhận:
- Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thịtrường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièuhành dự án.
- Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnhvực dễ sinh lời.
* Đối với nước đầu tư:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tạivào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường truyềnthống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thịtrường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt vềvăn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
- Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợptác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.
1.2.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số môhình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng
Trang 10vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước Trong một dự án xây dựng BOT, mộtdoanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình màthường do chính phủ thực hiện Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay,cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyểnquyền sở hữu dự án về cho chính phủ Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT.
Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơquan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạtầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong mộtthời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giaokhông bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựngchuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểmkhác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nướcngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành choquyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ đểhoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng vàchuyển giao.
Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nướcngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanhtoán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và mộttỉ lệ lợi nhuận hợp lí.
Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT, BTO, BT mặc dùhợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lí nhà nướcở nước sở tại Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp
Trang 11dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơnsơ với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phảichuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạn tầng đã được xây dựng và khaithác cho nước sở tại.
* Đối với nước chủ nhà:
- Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏivốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanhchóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lựctrong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.
- Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát côngtrình Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhàđầu tư.
* Đối với đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm, chủ động quản lí, điều hànhvà tự chủ kinh doanh, lợi nhuận không bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo,tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.
- Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiềukhó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
1.2.5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)
Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừanhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mứcđủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnhhưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị.
Trang 12Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạnhoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạtđộng quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạtđộng kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi:
- Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tưkhác nhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ cáccông ty trực thuộc trong việc tiêps thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thu nhậpvà các nghiệp vụ tài chính.
- Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thốngnhất và chịu trách nhiệm về vịec ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điềuphối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty.
- Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mụcđầu tư Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các côngty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này.
- Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệđối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…
1.3 Vai trò của đầu tư và thu hút FDI
Hoạt động FDI có tính hai mặt, với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhậnđầu tư đều có các tác động tiêu cực và tác động tích cực.
1.3.1 Đối với nước đầu tư
* Các tác động tích cực:
Đối với nước đầu tư, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn
Trang 13ở trong nước Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà đầu tư Việcđầu tư ra nước ngoài làm cho yêu cầu tương đối về lao động ở trong nướcgiảm hay năng suất giảm Ngược lại, tổng lợi nhuận thu được từ đầu tư ra nướcngoài tăng, lợi suất đối với yếu tố lao động giảm và yếu tố tư bản tăng Nhưvậy, thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài có sự tái phân phối thu nhập quốc nộitừ lao động thành tư bản.
Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, Đầu tư trực tiếp nước ngoài kíchthích việc xuất khẩu trực tiếp thiết bị máy móc Đặc biệt là khi đầu tư vào cácnước đang phát triển có nền công nghiệp cơ khí lạc hậu hoặc khi các công ty mẹcung cấp cho các công ty con ở nước ngoài máy móc thiết bị, linh kiện, phụtùng và nguyên liệu Nếu công ty của nước đầu tư muốn chiếm lĩnh thị trườngthì Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động vào việc xuất khẩu các linh kiện tươngquan, các sản phẩm tương quan để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với nhập khẩu, nếu các nước đầu tư đầu tư trực tiếp vào ngành khai tháccủa nước chủ nhà, họ có được nguyên liệu giá rẻ Trong điều kiện nhập khẩungang nhau, họ có thể giảm được giá so với trước đây nhập từ nước khác Nếusử dụng giá lao động rẻ của nước ngoài để sản xuất linh kiện rồi xuất về trongnước để sản xuất thành phẩm, họ có thể giảm được giá thành phẩm mà trướcđây họ phải nhập khẩu.
Trong dài hạn, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ đem lại ảnh hưởng tích cực chocán cân thanh toán quốc tế của nước đầu tư Đó là do việc xuất khẩu thiết bị máymóc, nguyên vật liệu cộng với một phần lợi nhuận được chuyển về nước đãđem ngoại tệ trở lại cho nước đầu tư Các chuyên gia ước tính thời gian hoànvốn cho một dòng tư bản trung bình là từ 5 đến 10 năm.
* Các tác động tiêu cực:
Như trên đã phân tích thì Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cải thiện cáncân thanh toán quốc tế của nước đi đầu tư nhưng đó là tác động tích cực trong
Trang 14dài hạn Trước mắt, do sự lưu động vốn ra nước ngoài mà việc đầu tư trực tiếpnày lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực tạm thời cho cán cân thanh toán quốc tế.Nguyên nhân là do trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài củanước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toánngân sách Vì vậy, nó khiến một số ngành trong nước sẽ không được đầu tưđầy đủ.
Một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực khác nữa là việc xuất khẩu tư bản cónguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư Hãy xem xét một trong nhữngnguyên nhân mà các nhà tư bản đầu tư ra nước ngoài là nhằm sử dụng laođộng không lành nghề, giá rẻ của những nước đang phát triển Điều này tất yếulàm tăng thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề của nước đầu tư.Thêm vào đó, nước sở tại lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay choviệc nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư, họ tự sản xuất được hàng hoá chomình càng làm cho nguy cơ thất nghiệp này thêm trầm trọng Xu hướng giảmmức thuê mướn nhân công ở nước chủ đầu tư và tăng mức thuê công nhân ởnước sở tại dẫn đến sự đối kháng về lao động ở nước đầu tư và quyền lợi laođộng ở nước chủ nhà.
Tóm lại, có một số tác động không tốt tới cán cân thanh toán quốc tế haylàm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của việc các nhà tư bản đầu tư ra nước ngoàisong không vì thế mà khuynh hướng này có chiều hướng bị giảm sút Để đápứng yêu cầu thực tế và vì những lợi ích to lớn và lâu dài mà hình thức đầu tư nàymang lại, nhất định Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn sẽ ngày càng được phát triểnmạnh mẽ.
1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư:
Trang 15* Tác động tích cực:
Đối với các nước đang phát triển, tác dụng chủ yếu của Đầu tư trực tiếpnước ngoài là làm tăng thêm tích luỹ và bù đắp vào lỗ hổng ngoại tệ Do thunhập của các nước này còn thấp nên tích luỹ thấp trong khi tỷ lệ tư bản đầu ra lạicao Muốn đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhất định (là tỷ lệ tích luỹ trừ đi tỷ lệtư bản đầu ra) thì một trong những biện pháp là phải hạ tỷ lệ tư bản đầu ra.Biện pháp này yêu cầu phải nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý và Đầu tư trựctiếp nước ngoài có thể đáp ứng được đòi hỏi này Bên cạnh tỷ lệ tích luỹ thấp,các nước đang phát triển còn thiếu nhiều ngoại tệ Do vậy, không thể đáp ứngđược nhu cầu nhập khẩu đầu tư thiết bị, Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng lấpđược lỗ hổng này.
Ngoài ra Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có thể kéo theo đầu tư trongnước Khi nước ngoài đầu tư vào các công trình hạ tầng cơ sở, các ngành côngnghiệp sẽ thúc đẩy nước sở tại đầu tư Như vậy, nó cũng làm tăng thêm việc làmcho các nước này.
Lợi ích quan trọng mà Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại là côngnghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹthuật trong các nước đang phát triển, góp phần làm tăng năng suất các yếu tố sảnxuất, khai thác và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay đổikết cấu sản phẩm, phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là các ngành có hàmlượng công nghệ cao Nó có tác động lớn lao đối với quá trình công nghiệp hoávà tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
* Tác động tiêu cực:
Như chúng ta đã phân tích thì không thể phủ nhận được ảnh hưởng tích cựcđối với thu chi quốc tế của nước sở tại mà Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại,nhưng xét về lâu dài, việc các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đem vốn đến đầutư và hàng năm lại chuyển lợi nhuận về nước sẽ tạo ra gánh nặng ngoại tệ đối với
Trang 16các nước này, đặc biệt là sau khi TNCs thu hồi vố.
Bên cạnh đó, vấn đề việc làm cũng phải lúc nào cũng đi theo chiều hướngmong đợi của chúng ta, những nước tiếp nhận vốn đầu tư Những năm gầnđây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, lao động không lành nghề trở nêncó hiệu suất thấp Thực tế cho thấy, các công ty có vốn FDI nhìn chung ít sử dụnglao động tại chỗ (trừ những doanh nghiệp gia công xuất khẩu hoặc doanhnghiệp chỉ sử dụng công nhân với lao động giản đơn, dễ đào tạo) và để hạ giáthành sản phẩm, họ đã sử dụng phương thức sản xuất tập trung tư bản nhiều hơn.Nó có tác động làm giảm việc làm, đi ngược với chiến lược việc làm của cácnước đang phát triển.
Mặt khác nữa, trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước sởtại còn phải chịu nhiều thiệt thòi Các ngành công nghiệp mới mẻ, hiện đại củacác nước công nghiệp phát triển đã có điều kiện xuất hiện ở những quốc gia nàysong chủ yếu lại bị các nước đầu tư kiểm soát, kết cấu kinh tế thì bị phụ thuộcvào đối tượng ngành hàng sản xuất mà nước đầu tư quyết định kinh doanh.
Không chỉ có vậy, sự dịch chuyển những kỹ thuật công nghệ kém tiêntiến, tiêu hao nhiều năng lượng từ các nước đầu tư đã gây ra ô nhiễm môitrường nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức
Tóm lại, trong việc thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại vừađược lợi lại vừa bị thiệt hại Giải quyết vấn đề này hài hoà như thế nào hoàntoàn phụ thuộc vào chính sách, sách lược và chiến lược thu hút Đầu tư trực tiếpnước ngoài Nếu nước sở tại xây dựng được một kế hoạch đầu tư cụ thể và khoahọc thì việc thu hút cũng như sử dụng nguồn vốn đầu tư này sẽ mang lại hiệu quảrất cao.
Trang 171.4 Những nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài1.4.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năngsuất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được dodùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước Một nước thừavốn thường có năng suất cận biên thấp hơn Còn một nước thiếu vốn thường cónăng suất cận biên cao hơn Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từnơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận Vì chi phí sản xuất củacác nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn Tuy nhiên như vậy khôngcó nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được cácdoanh nghiệp tự sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn củadoanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dư hoạt động đó cho năng suất cận biênthấp.
1.4.2 Chu kỳ sản phẩm
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kìsống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩmmới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa AkamatsuKaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ởnước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tại nước nhậpkhẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nênnước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằngcách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chínmuồi) Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bãohòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện(giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa) Hiện tượngnày diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Trang 18Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giaiđoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩmnày có rất nhiều nhà cung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnhtranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyếtđịnh cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuấtsản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
1.4.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơbản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵnsàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đaquốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họphát huy các lợi thế đặc thù nói trên.Những công ty đa quốc gia thường có lợi thếlớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhâncông rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng ta dễ dàng nhận ra lợi ích củaviệc này.
1.4.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thươngmại song phương Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn doNhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trongquan hệ song phương Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào cácthị trường đó Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảmxuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang Họ còn đầu tư trực tiếp vào cácnước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
1.4.5 Khai thác chuyên gia và công nghệ
Trang 19Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kémphát triển hơn Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa Tức là nhờ FDImà các nước kém hơn khi đầu tư sang các nước lớn có thể học hỏi, khai thác đượccông nghệ và chuyên gia Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ đểkhai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mởcác bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ Các công tymáy tính của Nhật Bản cũng vậy Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nướccông nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự Trung Quốc gần đây đẩymạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ Việc công ty đaquốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách taycủa công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược đểLenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM Hay việc TCL(Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-ThompsonElectroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngànhkhai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
1.4.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vàonhững nước có nguồn tài nguyên phong phú Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nướcngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này FDI củaTrung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
1.4.7 Các nhân tố khác
Khi đầu tư ra nước ngoài thì các chính phủ ở nước đó đều có chính sách ưuđãi đối với các doanh nghiệp đầu tư và Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố địnhhoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu Quy trình thựchiện cấp phép đầu tư được thực hiện đơn giản nhanh chóng Các mức ưu đãi thuếthu nhập doanh nghiệp.
Trang 20Ngoài ra còn một số nhân tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài như: Có thịtrường tiềm năng để phát triển; điều kiện kinh doanh dễ dàng; môi trường chính trịvà xã hội ổn định; nguồn lao động rẻ…
CHƯƠNG II: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua
2.1 Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài
Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế mạnh, với hàng trăm công ty đa quốc giaquy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Mỹ là chủ đầu tư của nhiều nước.Mỹ đầu tư nhiều nhất vào những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ laođộng có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp Nhưvậy, những nước có nền kinh tế càng phát triển càng thu nhận nhiều FDI Vàcác nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (bao gồm cả ASEAN) là địa chỉhấp dẫn để thu hút FDI.
Đặc biệt FDI của Mỹ được phân bổ theo qui mô và cơ cấu nhằm tối đa hóalợi nhuận.
* Quy mô vốn đầu tư: Từ năm 1989 đến hết năm 2001, trung bình mỗi nămHoa Kỳ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khoảng 113,2 tỷ USD và liên tục giữ vị trídẫn đầu thế giới về FDI Giai đoạn 1994-2001, mức tăng FDI bình quân hàngnăm của nước này là 9,21%, trong đó tăng cao nhất vào các năm 1997-1999.Tuy giảm cả về tuyệt đối và tương đối (giảm tỷ trọng FDI so với toàn thế giới)trong một, hai năm gần đây nhưng khoảng cách giữa Hoa Kỳ và các quốc giakhác trong lĩnh vực FDI vẫn còn tương đối lớn và nước này vẫn tiếp tục duy trìvị trí số 1 thế giới về FDI.
* Cơ cấu đầu tư: Cơ cấu theo thị trường đầu tư:
Như đã phân tích ở trên, luồng chảy chủ đạo của nguồn FDI toàn cầu là từcác nước phát triển đến các nước phát triển Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài xu
Trang 21hướng này Bảng 1 trình bày chi tiết về cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo thị trườngtừ năm 1994 đến hết quý II năm 2005.
Bảng 1: Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo thị trường giai đoạn 1994 - 2005
Đơn vị : triệu USD
Châu Âu, nơi tập trung phần lớn các nước công nghiệp phát triển, là thịtrường FDI lớn nhất của Hoa Kỳ Trong giai đoạn 1994-2005, hơn một nửalượng FDI của nước này đó đổ vào đây Ngoài ra, chỉ riêng nước láng giềngCanada, cũng là một quốc gia phát triển, đó thu hút 10,09% FDI của Hoa Kỳ Đólà chưa kể đến thị phần của các nước phát triển khác nằm rải rác ở những khu vựccòn lại trên thế giới Trong số những khách hàng nhỏ, các nước Mỹ Latinh, vốn
Trang 22được coi là sân sau của Hoa Kỳ, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nhữngđịa chỉ hấp dẫn hơn cả đối với nguồn FDI của Hoa Kỳ Điều này một lần nữa lạikhẳng định sự vươn lên đầy năng động của các nước châu Á - Thái Bình Dương,mà đa số là các quốc gia đang phát triển, trong việc thu hút FDI.
Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư:
Bảng 2: Cơ cấu FDI của Hoa Kỳ theo lĩnh vực giai đoạn 1994 - 2005.
Đơn vị : triệu USD
Thực phẩmHoá chấtLuyện kim
Máy móc, thiết bịĐiện tử
Thiết bị vận tảiCác ngành SX khác
1,67%6,38%1,28%2,86%5,32%2,24%3,77%
Trang 23Qua bảng 2 có thể thấy tài chính - ngân hàng là thế mạnh của Hoa Kỳ khiđầu tư trực tiếp ra nước ngoài Lĩnh vực này chiếm trên 30% tổng FDI của Hoa Kỳgiai đoạn 1994-2005, lớn hơn tất cả các ngành sản xuất gộp lại Tiếp theo là lĩnhvực sản xuất, mà đứng đầu là ngành hoá chất và điện tử Dịch vụ và dầu mỏ cũnglà những ngành chiếm tỷ trọng khá lớn Có thể nói FDI của Hoa Kỳ nói chung,cũng như các lĩnh vực là thế mạnh của nước này trong FDI nói riêng, bao trùmmột phạm vi lớn các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ dầu mỏ đến điện tử, từhoá chất đến dịch vụ và tài chính - ngân hàng Sự đa dạng trong lĩnh vực đầu tưnày là minh chứng sinh động cho một nền kinh tế vững mạnh và toàn diện củaHoa Kỳ.
Như vậy, chúng ta đã phân tích những nét khái quát trong tình hình đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài của Hoa Kỳ trong những năm gần đây Với cơ cấu FDIđa dạng về thị trường cũng như về lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là với một lượngvốn FDI khổng lồ qua các năm, có thể nói Hoa Kỳ đã khẳng định được vị trí số 1thế giới trong lĩnh vực FDI Để đạt được và duy trì vị trí này trong một khoảngthời gian dài liên tục, Hoa Kỳ đã và đang có những chiến lược hết sức phongphú, đa dạng trong các hoạt động FDI của mình trên toàn cầu Các chiến lược đócó thể được đề cập trên nhiều phưong diện khác nhau Đó là chiến lược trêntầm vĩ mô của chính phủ Hoa Kỳ và chiến lược trên tầm vi mô của các công tynước này khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2.2 Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam
2.2.1 Những mốc quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ
a Từ 1988 đến trước năm 1995
Trang 24Đây là khoảng thời gian cả hai nước chưa bình thường hoá quan hệ ngoạigiao do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Việt – Mỹ trước đó Thương mại songphương giữa 2 nước mới chỉ gần đạt 500 triệu USD, các cuộc trao đổi chính thức,ký kết hiệp định rất ít và hầu như không đem lại kết quả Ngày 3/2/1994, Mỹ đãchính thức xoá bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam Kể từ thời điểm đó,quan hệ Việt – Mỹ đã có những bước tiến đáng kể.
Ngày 14/7/2000 – Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thươngmại Mỹ Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Song phương tại văn phòng Đạidiện Thương mại Mỹ Tổng thống Bill Clinton đã công bố Hiệp định này tại buổilễ ở Vườn Hồng, Nhà Trắng.
Ngày 05-06/12/2000: Chủ tịch OPIC G Munnoz thăm Việt Nam, cam kếtdành 200 triệu USD bảo hiểm đặc biệt để hỗ trợ cho các công ty Mỹ muốn đầu tưvào VN.
Ngày 09-14/12/2001: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng thămvà làm việc tại Hoa Kỳ, chứng kiến lễ phê chuẩn HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ (cóhiệu lực ngày 10/12/2001).
Ngày 12-22/6/2002: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm làm việc tạiHoa Kỳ, chứng kiến lễ ký Tuyên bố về hợp tác giữa Bộ Kế hoạch&Đầu tư và BangTexas và Bản ghi nhớ về chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện HĐTM ViệtNam – Hoa Kỳ.
Trang 252.2.2 Thực trạng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam sau hiệp định thương mại
a Cơ cấu đầu tư:
- Theo ngành nghề:
Hoa Kỳ, trong giai đoạn 1996-2010, trung bình mỗi năm có hơn 100 dựán và tổng vốn đăng ký trung bình là gần 6 tỷ USD, chỉ riêng năm 2010 đãhơn 10 tỷ USD chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có đónggóp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế nước ta, là nguồnbổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiệncán cân thanh toán quốc tế của nước ta.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đạihoá, các dự án đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp vàxây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tinhọc, công nghiệp chế biến dầu khí ) với 60 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 660triệu USD, chiếm 59% về số dự án nhưng chiếm 62% về vốn đầu tư Lĩnh vựcdịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hoá, y tế, giáodục, tài chính, Ngân hàng ) đứng thứ 2 với 30 dự án, tổng vốn đăng ký 275triệu USD, chiếm 30% số dự án và 26% tổng số vốn Lĩnh vực nông lâm thuỷsản chiếm tỷ trọng rất nhỏ với 11dự án, tổng nguồn vốn đăng ký 130,9 triệuUSD, chiếm 11% về số dự án và 12% về vốn Chi tiết được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính theo ngành.
TTNgànhSố dự án Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng
1 Công nghiệp nặng 12 11,81 % 359.017 30,37 %
Trang 262 Công nghiệp nhẹ 28 27,72 % 336.421 28,46 %3 Y tế, văn hoá, giáo dục 17 16,83 % 116.215 9,83 %4 Kinh doanh du lịch khách sạn 6 5,96 % 102.791 8,69 %
Trang 27quả đầu tư.
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ chủ yếu được thực hiện dưới hình thức100% vốn nước ngoài với 61 dự án (chiếm 60% số dự án), tổng vốn đầu tưđăng ký là 503,6 triệu USD (chiếm 47%); 31 dự án liên doanh (chiếm 31%),tổng vốn đầu tư đăng ký 516 triệu USD (chiếm 48%), 9 dự án hợp doanh(chiếm 9%) với vốn đăng ký 45,5 triệu USD chiếm 5%.
Đến năm 2006, phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ được thực hiện bởi các côngty con của Hoa Kỳ tại nước ngoài Đầu tư được thực hiện bởi các công ty con củaHoa Kỳ ở nước ngoài vào Việt Nam chiếm 50,7% vốn đăng k và 76,3% vốn thựchiện trong tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tậptrung chủ yếu vào các ngành công nghiệp Đầu tư vào các ngành này chiếm tỷtrọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư Các dự án của Hoa Kỳđầu tư vào công nghiệp và xây dựng (gồm xây dựng, sản xuất và khai khoángbao gồm cả đầu khí), chiếm 86,8% tổng vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cảqua nước thứ 3 và 73,1% vốn đầu tư thực hiện không bao gồm đầu tư qua nướcthứ 3 Đầu tư vào dịch vụ chiếm 11,2% vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cảqua nước thứ 3 và 19,2% vốn đầu tư thực hiện không bao gồm qua nước thứ 3.Đầu tư vào nông lâm nghiệp chỉ chiếm 2,1% vốn thực hiện của Hoa Kỳ kể cảqua nước thứ 3 và 8,1% vốn đầu tư thực hiện không kể qua nước thứ 3 Tỷ trọngvốn đầu tư của Hoa Kỳ vào ngành công nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ số tươngứng của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Điển hình Hoa Kỳđầu tư vào ngành này là dự án sản xuất lắp ráp ô tô Ford với số vốn đăng ký làl02,6 triệu USD, dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng ColgatePalmolive là 40 triệu USD, Riêng trong ngành công nghiệp thì đầu tư của HoaKỳ nhiều nhất là vào ngành công nghiệp nặng với 100 dự án chiếm khoảng 1/3số dự án đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư lên tới gần632 triệu USD Các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam như Microsoft, IBM,Hewlett-Parckard, APC, Oracle, trong lĩnh vực tin học; hãng hàng không