Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam – thực trạng và giải pháp .doc (Trang 48)

Chính sách thương mại cần thông thoáng theo hướng tự do hoá để bảo đảm khả năng xuất nhập khẩu các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất cũng như sản phẩm, tức là bảo đảm sự thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư cho các nhà đầu tư nói chung và cho các nhà đầu tư Mỹ nói riêng.

Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Trong đó, chính sách lãi suất và tỷ giá tác động trực tiếp đến dòng

chảy của FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức thuận lợi thu được tại một thị trường xác định.

Việc xem xét sự vận động của vốn nước ngoài ở các nước trên thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư dài hạn, nhất là FDI đổ vào một nước thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng lòng tin của các chủ đầu tư, đồng thời lại tỷ lệ nghịch với độ chênh lệch lãi suất trong - ngoài nước, trong - ngoài khu vực. Nếu độ chênh lệch lãi suất đó càng cao, tư bản nước ngoài càng ưa đầu tư theo kiểu cho vay ngắn hạn, ít chịu rủi ro và hưởng lãi ngay trên chỉ số chênh lệch lãi suất đó. Hơn nữa, khi mức lãi suất trong nước cao hơn mức lãi suất quốc tế thì sức hút với dòng vốn chảy vào càng mạnh. Tuy nhiên, đồng nghĩa với lãi suất cao là chi phí trong đầu tư cao, làm giảm đi lợi nhuận của các nhà đầu tư.

Tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở từng giai đoạn sẽ làm tăng khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu, tăng sức hấp dẫn với vốn nước ngoài từ Mỹ. Có thể nói, có mức tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư Mỹ vì khả năng trả nợ của nước ta được bảo đảm hơn, độ mạo hiểm trong đầu tư sẽ giảm xuống.

Các mức ưu đãi về tài chính - tiền tệ dành cho vốn đầu tư nước ngoài trước hết phải bảo đảm cho các chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực để khuyến khích họ đầu tư vào trong nước và vào những nơi mà Chính phủ muốn khuyến khích đầu tư.

Trong đó, những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính giành cho đầu tư nước ngoài. Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được giành cho các dự án đầu tư có tỷ lệ vốn nước ngoài cao, quy mô lớn, dài hạn, hướng về thị trường nước ngoài, sử dụng nguyên vật liệu và lao động trong nước, tái đầu tư lợi nhuận và có mức độ nội địa hoá sản phẩm và công nghệ cao hơn. Hệ thống thuế thi hành sẽ càng hiệu quả nếu càng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng và mức thuế không được quá cao (so với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế chung của khu vực và quốc tế...). Các thủ tục thuế cũng như các

thủ tục quản lý đầu tư nước ngoài khác phải được tinh giản hợp lý, tránh vòng vèo nhiều khâu trung gian, phải công khai và thuận lợi cho đối tượng chịu quản lý và nộp thuế.

3.3.2. Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài

Xây dựng đề án mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Ban hành các quy định về việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước theo tinh thần Nghị định 24/2000/ NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ.

Xây dựng quy chế để thực hiện thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Nghiên cứu thí điểm việc cho phép thành lập công ty mẹ - công ty con theo hướng đa mục tiêu, đa hình thức. Khuyến khích hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3.3.3. Hoàn thiện thêm một bước về luật pháp, cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài

Về lĩnh vực thuế:

Sửa đổi, bổ sung thuế VAT theo hướng mở rộng diện hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%, sửa đổi thuế suất VAT từ 3 mức thuế hiện nay (không kể thuế suất 0%) xuống còn 2 và dần dần là một mức thuế suất thống nhất; giảm thuế suất thuế VAT đối với một số sản phẩm thuộc các ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến tới quy định về khấu trừ thuế chỉ áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ đầu vào có hoá đơn giá trị gia tăng.

Nghiên cứu dự án luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng hạ thuế suất phổ thông nhằm giảm dần sự chênh lệch về thuế suất này giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI; bỏ quy định thu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; hướng dẫn cụ thể hơn về thu nhập chịu thuế, các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ và các ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trong năm 2003 thống nhất áp dụng phí đăng kiểm phương tiện cơ giới, phí cảng biển, phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phí thăm quan các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng.

Về lĩnh vực đất đai:

Đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư nước ngoài.

Ban hành ngay các văn bản hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn việc xử lý trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên với đất góp vốn vào liên doanh trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi hình thức đầu tư, bị phá sản hoặc giải thể trước thời hạn.

Về lĩnh vực vốn

Ban hành các quy định về bảo đảm vay vốn, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được vay tín dụng kể cả trung và dài hạn ở các tổ chức tín được phép hoạt động tại Việt Nam.

3.3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước

Trước hết, cần rà soát, phân loại các dự án đầu tư nước ngoài đã cấp giấy phép đầu tư; bổ sung sửa đổi Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ; bổ

sung các mô hình mới về khu công nghiệp, điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào.

Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các Bộ, ngành trung ương.

3.3.5. Cải tiến các thủ tục hành chính

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài.

Cải tiến mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, rà soát có hệ thống để bãi bỏ những loại giấy phép, quy định không cần thiết đối với hoạt động đầu tư nước ngoài...

Kết luận

Từ khi Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam, hoạt động FDI đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam như góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, việc chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, cũng có không ít những điều còn trăn trở như số dự án đầu tư vào Việt Nam chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp đặc biệt là vào dầu khí. Trong khi lĩnh vực nông nghiệp hầu như còn bỏ ngỏ. Vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của cả hai nước, việc chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư đang là những vấn đề đặt ra nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Tài liệu tham khảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ

về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005

1. Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục, 1997 2. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Hà Nội, 1997

3. Đề tài 97 - 78 - 060: “Phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ”, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại, Bộ Thương mại, tháng 8/1997

4. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, ký ngày 13/7/2000 5. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 1996

6. Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2000

7. Nghị định số 24/2000/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 31/7/2000 8. Nghị quyết số 01/1996/NQ-TW, Hà Nội, ngày 18/11/1996

9. Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP, Hà Nội, ngày 28/8/2001 10. Vietnam Economic Times, Issue 105, November 2002

11. Vietnam Investment Review, No. 553, 31 Dec 2001- 6 Jan 2002

12. “World Investment Report 2001: Promoting Linkages”, UNCTAD, 2001

“World Factbook 2002”, C e nt ra l I n t e l l i g e n c e A g e n c y ( CIA), 2002

13. Các trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, một số trang báo về kinh tế, đầu tư, xã hội khác.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam – thực trạng và giải pháp .doc (Trang 48)