a. Thành tựu đạt được
Những phân tích ở trên cho thấy: đầu tư trực tiếp của Mỹ đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam, cụ thể:
- Đầu tư trực tiếp của Mỹ đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực kinh tế để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện năng, nuôi trồng và chế biến cây trồng công nghiệp, cây lương thực.
Bảng 7: Tỉ lệ đóng góp của đầu tư Mỹ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%)
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 2009
Tỷ lệ
(%) 2,6 3,5 2,8 2,5 3,2 2,2 2,7 24,5 31,5
- Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam đã chuyển giao các công nghệ hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh, góp phần phát triển mạnh mẽ các nguồn lực sản xuất.
Cùng với hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư Mỹ đã tiến hành chuyển giao công nghệ. Nhiều công nghệ mới được nhập vào nước ta như thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, sản xuất lắp ráp ô tô, hoá chất… Về chất lượng công nghệ đầu tư trực tiếp của Mỹ đưa vào Việt Nam, nhìn chung, phần lớn các trang thiết bị là đồng bộ, thuộc loại trung bình của thế giới và tiên tiến hơn những thiết bị hiện có của ta. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Mỹ, trong quá trình đầu tư rất quan tâm đến việc tham gia đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động Việt nam, kể cả lao động trực tiếp lẫn đội ngũ quản lý.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: sự gia tăng FDI của Mỹ góp phần vào tăng trưởng GDP, nâng cao đời sống người dân Việt nam.
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước:
Những dự án đầu tư của Mỹ khi đi vào sản xuất kinh doanh không những mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, lợi ích trực tiếp cho bên liên doanh, cho người lao động Việt Nam mà còn đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng, làm tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, góp phần vào việc khắc phục cân bằng thu chi, góp một phần quan trọng vào việc bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Bảng 8: Tình hình đóng góp của các dự án đầu tư Mỹ vào ngân sách nhà nước
(Đơn vị: triệu USD)
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2009
13,8 17,5 23,3 27,5 27,7 24,1 23,0 24,2 30,7
Nguồn thu vào ngân sách nhà nước tăng liên tục qua các năm. Năm 1994 là 13,8 triệu USD; đến năm 1998 đã tăng lên 27,7 triệu USD nhưng sang năm 1999 giảm xuống còn 24,1 triệu USD; năm 2000 là 23,0 triệu USD; năm 2001 là 24,2 triệu USD và năm 2002 là 24,8 triệuUSD. Đây là một vấn đề đặt ra cho công tác quản lý, phải chăng trong những năm gần đây đã bộc lộ sự lơi lỏng ở phía Việt Nam, hay do phía Mỹ đã lợi dụng những quy định thiếu chặt chẽ về chế độ tài chính để trốn tránh nghĩa vụ?. Tuy nguồn thu này có giảm nhưng tỷ lệ đóng góp của các dự án đầu tư Mỹ vào ngân sách tương đối cao.
Rõ ràng, hoạt động FDI của Mỹ đã góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô nền kinh tế Việt nam. Nó đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện ngân sách nhà nước, khắc phục hiện tượng bội chi, thúc đẩy tăng vốn trở lại cho hoạt động đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.
- Phát triển các lĩnh vực trong nền kinh tế
Sự tăng trưởng chung của cả nền kinh tế là do sự tăng trưởng của các ngành mang lại. Trong đó, sự có mặt của FDI Mỹ góp một phần quan trọng.
Đối với sản xuất công nghiệp, FDI của Mỹ có tác động không nhỏ, công nghiệp đã không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, phát huy năng lực sản xuất trong nhiều lĩnh vực. Thông qua việc hợp tác với các TNCs mạnh hàng đầu của Mỹ như Ford, Chrydler, IBM, thuộc các ngành chế tạo - sản xuất, do đó chúng ta có khả năng sản xuất và xuất khẩu một số phụ tùng ôtô hay linh kiện điện tử. Các loại phụ tùng và linh kiện điện tử này có thể sản xuất từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay thông qua các hợp đồng gia công cho các công ty Mỹ.
- Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động Việt nam, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động.
động của FDI Mỹ tại Việt nam đã mang lại những hiệu quả về mặt xã hội. Các dự án FDI Mỹ đã góp phần tích cực vào việc giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như nâng cao tay nghề cho họ. Đây là tác động mà không phải doanh nghiệp Việt nam nào cũng có thể thực hiện được, đặc biệt mang lại một phong cách làm việc hiện đại. Không chỉ trực tiếp tạo ra việc làm cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI, hoạt động FDI Mỹ còn tạo ra hàng ngàn lao động gián tiếp. Tính đến hết năm 2001, đầu tư trực tiếp của Mỹ đã thu hút khoảng 35.000 lao động Việt nam, nếu tính cả lao động gián tiếp (cung ứng dịch vụ, xây dựng,…) có thể lên đến hơn 40.000 người, góp phần tạo nên một thị trường lao động. Trong điều kiện nước ta hiện nay, tuy con số này nhỏ song rất đáng quý.
Cùng với việc giảm tỉ lệ thất nghiệp, FDI Mỹ cũng góp phần mang lại mức thu nhập cao cho những người lao động trong khu vực và gián tiếp nâng cao đời sống chung cho toàn bộ người dân.
- Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, lành mạnh cán cân thương mại.
- Một số thành tựu khác như góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế thông qua đó góp phần mở rộng thị trường của Việt nam, tăng cường xuất khẩu, tạo động lực giúp các doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài.
b. Một số tồn tại
- Tuy có những bước nhảy vọt, song hoạt động đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam còn dừng lại ở những kết quả khá khiêm tốn so với tiềm năng của cả hai phía. Các nhà đầu tư Mỹ vào Việt nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh.
điểm bất hợp lý như: vốn đầu tư và chủ yếu tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm, về hình thức đầu tư đang có sự chuyển mạnh qua hình thức 100% vốn nước ngoài.
- Còn có nhiều hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ: có những công nghệ chuyển giao đã cũ, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả; công nghệ được chuyển giao không đồng bộ và định giá không đúng… Từ đó, dẫn đến sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh chưa cao và đã gây ô nhiễm môi trường.
- Những hạn chế về chính trị - xã hội - văn hoá do đầu tư trực tiếp củaMỹ gây ra.
• Nguyên nhân:
- Thuộc về phía Hoa Kỳ: Thị trường của Hoa Kỳ trên Thế Giới là rất rộng nên các hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam không thể được chú trọng quá nhiều nếu không sẽ bỏ lỡ các thị trường hấp dẫn khác.
Các nhà đầu tư còn chưa thực sự chú trọng vào thị trường tiềm năng của các nước đang phát triển do sản phẩm của họ thường là những sản phẩm cao cấp, xa xỉ.
- Thuộc về phía Việt Nam: Nguyên nhân có sự chuyển giao những công nghệ cũ kỹ, lạc hậu với giá cao gây thiệt hại cho bên Việt nam là do phía Việt nam quá thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật và các nhà tư vấn có đủ trình độ để thẩm định, đánh giá công nghệ.
Môi trường đầu tư của Việt nam còn thiếu hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt và nhiều nước trong khu vực luôn có những điều chỉnh để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.
Việc triển khai dự án đầu tư còn chậm và nhiều phát sinh. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài dù đã sửa đổi và bổ sung nhiều lần song vẫn còn nhiều yếu kém, còn thiếu khâu
quản lý sau đầu tư. Thêm vào đó, theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, chi phí đầu tư ở Việt nam là khá cao trong khu vực Châu á. Theo khảo sát của JETRO, cước điện thoại, tiền điện, phí vận chuyển container,… cao gấp 2 - 3 lần so với các nước khác ở Châu Á. Thêm vào đó, tệ quan liêu, tham nhũng, buôn lậu, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng đang là những vấn đề nổi cộm làm giảm mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc tìm hiểu, đánh giá tình hình nhận thức rõ nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động đầu tư là một cơ sở cho việc đề ra các giải pháp để phát huy hơn nữa tác dụng của FDI phục vụ cho chiến lược phát triển đất nước.
CHƯƠNG III: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam
3.1 Triển vọng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vàơ Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vừa có những yếu tố thuận lợi vừa đan xen nhiều khó
khăn. Dưới sự chỉ đạo tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những mặt thuận lợi, vượt lên khó khăn và giành được kết quả đáng khích lệ trong việc tăng cường và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có thể thấy triển vọng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ - một nước có tiềm lực kinh tế mạnh, với hàng trăm công ty đa quốc gia với quy mộ lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực có xu hướng tăng lên. Hoa Kỳ là chủ đầu tư của nhiều nước, chủ yếu đầu tư nhiều nhất vào những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ lao động có chuyên môn cao, luật pháp ổn định rõ ràng, mức độ rủi ro thấp. Với những tiêu chí này thì các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là địa chỉ hấp dẫn để thu hút FDI. Đối với nước ta, chắc chắc sau sụ kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, triển vọng FDI từ Hoa Kỳ sẽ sáng sủa hơn rất nhiều. Có thể thấy hiện nay tình hình môi trường đầu tư của nước ta tiếp tục được cải thiện, công tác xây dựng và hoàn thiện luật pháp tiếp tục được tăng cường. Cùng với việc cho ra đời nhiều văn bản pháp luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam, vừa qua Chính phủ cũng ban hành thêm một số chính sách và luật định quan trọng như:
- Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại các khu công nghệ cao, theo đó (nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất (10% trong suất thời gian thực hiện dự án, miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo), ưu đãi về sử dụng đất, cho phép vay vốn tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh vay vốn, hưởng ưu đãi của Nhà nước về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu khi xuất khẩu sản phẩm.
- Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng đẩy mạnh phân cấp nhằm phát huy hơn nữa tính chủ động sáng tạo của
chính quyền địa phương, khai thác các nguồn lực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chính phủ cũng đã sửa đổi một số quy định pháp lý chưa phù hợp để đảm bảo tính nhất quán về chính sách đầu tư nước ngoài đã cam kết như: Sửa đổi Nghị định 164/2003/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 158/2003/NĐ- CP về thuế VAT theo hướng đảm bảo nguyên tắc không có sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
- Ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được áp dụng chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm đưa hệ thống luật pháp và chính sách về đầu tư nước ngoài của nước ta theo hướng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, minh bạch hơn và phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác xúc tiến đầu tư đã có những bước chuyển biến tích cực đồng thời được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và ngoài nước dưới nhiều hình thức đa dạng, tập trung vào các địa bàn chiến lược và các dự án trọng điểm. Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng đã trực tiếp tham gia các diễn đàn doanh nghiệp trong và ngoài nước, lắng nghe nguyện vọng và giải thích, chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời trong các chuyến viếng thăm và làm việc với các nước trong đó có Hoa Kỳ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã trực tiếp kết hợp nhiều chương trình vận động xúc tiến đầu tư. Đặc biệt chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải vừa qua là một sự kiện quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ, là cơ hội tốt để hai bên có những cải thiện tích cực, mở rộng quan hệ thương mại và tăng cường đầu tư. Với những nỗ lực về cải thiện môi trường đầu tư ở trong nước, việc tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài, việc ký kết và thực hiện các hiệp định song phương liên quan đến đầu tư, đã xuất hiện động thái mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong đó có Hoa Kỳ, thể hiện qua việc gia tăng số lượng các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào
Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Xu hướng trên cũng sẽ tạo điều kiện để hình thành các dự án đầu tư mới trong tương lai.
Tình hình chính trị - xã hội nước ta tập tục ổn định, an ninh được đảm bảo, uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Việc nước ta khẳng định tiếp tục thực hiện đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp tục mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài... cũng đã tác động tích cực đến tâm lý của các nhà đầu tư. Nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng cao với tốc độ trên 8% mỗi năm, quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra nhanh chóng cùng với việc triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng đã tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ và những thuận lợi cho phía các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Trên thực tế ngày càng có nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội làm ăn chứng tỏ mối quan tâm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đối với thị trường Việt Nam. Một minh chứng cụ thể là vào tháng 3 năm 2006 vừa qua đã có một đoàn doanh nghiệp thuộc 21 tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đến Việt Nam. Có