a. Cơ cấu đầu tư:
- Theo ngành nghề:
Hoa Kỳ, trong giai đoạn 1996-2010, trung bình mỗi năm có hơn 100 dự án và tổng vốn đăng ký trung bình là gần 6 tỷ USD, chỉ riêng năm 2010 đã hơn 10 tỷ USD chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có đóng góp tích cực trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế nước ta, là nguồn bổ sung quan trọng cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của nước ta.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các dự án đầu tư của Mỹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tin học và dịch vụ tin học, công nghiệp chế biến dầu khí...) với 60 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 660 triệu USD, chiếm 59% về số dự án nhưng chiếm 62% về vốn đầu tư. Lĩnh vực dịch vụ (bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ cho thuê, văn hoá, y tế, giáo dục, tài chính, Ngân hàng...) đứng thứ 2 với 30 dự án, tổng vốn đăng ký 275 triệu USD, chiếm 30% số dự án và 26% tổng số vốn. Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ với 11dự án, tổng nguồn vốn đăng ký 130,9 triệu USD, chiếm 11% về số dự án và 12% về vốn. Chi tiết được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính theo ngành.
TT Ngành Số dự án Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng
2 Công nghiệp nhẹ 28 27,72 % 336.421 28,46 %
3 Y tế, văn hoá, giáo dục 17 16,83 % 116.215 9,83 %
4 Kinh doanh du lịch khách sạn 6 5,96 % 102.791 8,69 % 5 Xây dựng 7 6,95 % 87.259 7,38 % 6 Nông - Lâm 9 8,91 % 72.664 6,65 % 7 Vận tải 4 3,98 % 40.350 3,41 % 8 Dịch vụ 12 11,88 % 37.502 3,17 % 9 Dầu khí 4 3,98 % 19.200 1,62 % 10 Thuỷ sản 2 1,94 % 4.816 0,41 % Tổng 101 100 % 1.176.236 100 %
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
C
h ú ý : Các dự án trên đây không bao gồm các dự án bị giải thể hoặc hết thời hạn hoạt động.
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt trên 20%/năm, góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đạt trên
10%/năm. Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng tăng lên, trong đó tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài về khách sạn, du lịch giảm rõ rệt, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, bưu chính viễn thông, y tế, đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh. Đây là dấu hiệu rất tích cực nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ chủ yếu được thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với 61 dự án (chiếm 60% số dự án), tổng vốn đầu tư đăng ký là 503,6 triệu USD (chiếm 47%); 31 dự án liên doanh (chiếm 31%), tổng vốn đầu tư đăng ký 516 triệu USD (chiếm 48%), 9 dự án hợp doanh (chiếm 9%) với vốn đăng ký 45,5 triệu USD chiếm 5%.
Đến năm 2006, phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ được thực hiện bởi các công ty con của Hoa Kỳ tại nước ngoài. Đầu tư được thực hiện bởi các công ty con của Hoa Kỳ ở nước ngoài vào Việt Nam chiếm 50,7% vốn đăng k và 76,3% vốn thực hiện trong tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp. Đầu tư vào các ngành này chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư. Các dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào công nghiệp và xây dựng (gồm xây dựng, sản xuất và khai khoáng bao gồm cả đầu khí), chiếm 86,8% tổng vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 73,1% vốn đầu tư thực hiện không bao gồm đầu tư qua nước thứ 3. Đầu tư vào dịch vụ chiếm 11,2% vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 19,2% vốn đầu tư thực hiện không bao gồm qua nước thứ 3. Đầu tư vào nông lâm nghiệp chỉ chiếm 2,1% vốn thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 8,1% vốn đầu tư thực hiện không kể qua nước thứ 3. Tỷ trọng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào ngành công nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ số tương ứng của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Điển hình Hoa Kỳ đầu tư vào ngành này là dự án sản xuất lắp ráp ô tô Ford với số vốn đăng ký là l02,6 triệu USD, dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive là 40 triệu USD,... Riêng trong ngành công nghiệp thì đầu tư của Hoa Kỳ nhiều nhất là vào ngành công nghiệp nặng với 100 dự án chiếm khoảng 1/3 số dự án đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 632 triệu USD. Các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam như Microsoft, IBM, Hewlett-Parckard, APC, Oracle,...trong lĩnh vực tin học; hãng hàng không Boeing và Airburs trong công nghiệp hàng không; Chrysler, Ford trong công
nghiệp chế tạo ô tô, P&G trong công nghiệp hoá chất, Pepsi và Coca Cola trong lĩnh vực nước giải khát… đã trở nên khá quen thuộc đối với những đối tác đầu tư ở Việt Nam. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng khá quan tâm tới ngành công nghiệp dầu khí. Tuy chỉ có 6 dự án nhưng số vốn đầu tư lên tới 123,8 triệu USD. Lý giải cho điều này, có thể nói Hoa Kỳ là một nước có nhu cầu khá lớn về dầu khí, Hoa Kỳ phải nhập khẩu từ bên ngoài khoảng 50% số lượng dầu tiêu thụ. Trong khi đó dầu khí vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua nhưng lượng dầu khí mà Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam lại không đáng kể. Do đó, dầu khí cũng là một lĩnh vực mà các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất quan tâm. Tiếp đến là các ngành công nghiệp nhẹ với 46 dự án, tổng vốn đầu tư gần 100 triệu USD. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, văn phòng cho thuê, dịch vụ phần mềm, y tế, giáo dục,...) với tổng vốn đầu tư đạt 366 triệu USD. Văn hoá - Y tế - Giáo dục cũng là một lĩnh vực được các nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm; tài chính, ngân hàng với tổng vốn đầu tư 122 triệu USD, chiếm 3% tổng vốn đầu tư. Tuy tỷ trọng nhỏ nhưng nông, lâm nghiệp cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư Hoa Kỳ chú ý hơn các nhà đầu tư khác với 28 dự án, tổng vốn đầu tư đạt hơn 140 triệu USD (chiếm 3,5% vốn đăng ký kể cả đầu tư qua nước thứ 3). Nếu phân theo giá trị dự án thì đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ vào Việt Nam là các ngành như xe hơi, hoá mỹ phẩm, nước giải khát, khai thác dầu khí, chế biến nông sản,... Còn nếu phân theo số dự án thì Hoa Kỳ đầu tư nhiều nhất vào các ngành như sản phẩm điện tử cơ khí ô tô, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, dầu khí, hoá chất, dược phẩm,... Khác với các nhà đầu tư khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam phần lớn thường tập trung trong các ngành công nghệ kỹ thuật cao như điện tử, tin học, dịch vụ máy bay, chế tạo ô tô, dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng. Các ngành dịch vụ đòi hỏi chi phí cao như mỹ phẩm, nước giải khát, và các ngành sử dụng nhiều vốn như hoá chất, giao thông vận tải. Tuy số dự án không nhiều nhưng quy mô một dự án thường khá lớn. Mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực theo hướng phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội nhưng nhìn chung cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ theo ngành thời gian qua vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, như: Các nhà đầu tư Hoa Kỳ luôn muốn thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận cao nên thường tập trung vào những ngành đáp ứng được yêu cầu này; Các ngành chế biến nông sản và thực phẩm là thế mạnh của Việt Nam song rất ít dự án và vốn đầu tư cho một dự án thường nhỏ; Các lĩnh vực cần thiết như văn hoá, giáo dục, y tế,... cũng chưa thu hút được nhiều các dự án đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ.
- Theo địa phương:
Về địa bàn đầu tư, cũng như các quốc gia khác, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Riêng 5 tỉnh này đã chiếm
62% về số dự án và 12% tổng số vốn đầu tư. Chi tiết xem ở bảng 4.
Bảng 4: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo lãnh thổ.
TT Địa bàn Số dự án Tỷ trọng Số vốn Tỷ trọng 1 TP. Hồ Chí Minh 29 28,71 % 351.111 29,7 % 2 Đồng Nai 08 7,92 % 250.909 21,22 % 3 Hà Nội 22 21,78 % 196.118 16,59 % 4 Hải Dương 01 0,99 % 102.700 8,69 % 5 Bà Rịa Vũng Tàu 05 4,95 % 100.432 8,5 % 6 Bình Dương 11 10,89 % 50.910 4,31 % 7 Đà Nẵng 04 3,96 % 35.093 2,97 % 8 Hà Tây 01 0,99 % 20.000 1,69 % 9 Đak Lak 03 2,97 % 12.035 1,02 % 10 Quảng Nam 01 0,99 % 11.283 0,95 % 11 Các địa phương khác 16 15,84 % 46.645 4,37 % Tổng 101 100 % 1.176.23 100 %
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ch
ú ý : Các dự án trên đây không bao gồm các dự án bị giải thể hoặc hết thời hạn hoạt động.
kinh tế được thể hiện như sau: Tại vùng Bắc Bộ, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ chiếm tỷ trọng 63,8%, ngành công nghiệp nặng chiếm 12,2%, ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 9,3%; Tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào các ngành công nghiệp nặng chiếm 23,3%, ngành khách sạn du lịch chiếm 22,6% và ngành giao thông vận tải bưu điện chiếm 13%. Tại vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung vào ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 24%, ngành xây dựng chiếm 19,7%, ngành khách sạn du lịch chiếm 36,7% và ngành công nghiệp nhẹ chiếm 10,5%; Tại vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, đầu tư của Mỹ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng chiếm 22,8%, ngành công nghiệp nhẹ chiếm 19,4%, ngành xây dựng văn phòng, trang trí nội thất chiếm 15,4%; tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đầu tư trực tiếp của Mỹ tập trung chủ yếu ngành xây dựng chiếm tỷ trọng 55,3%, trong khi ngành lớn thứ 2 là ngành công nghiệp nhẹ chỉ chiếm 14,2% và ngành công nghiệp thực phẩm chiếm 12,4%.
- Theo hình thức đầu tư:
Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam hiện nay có 8 hình thức: 100% vốn nước ngoài; Liên doanh; Hợp đồng hợp tác kinh doannh. Thực tế trong những năm qua, khi tham gia liên doanh, phía Việt Nam tỏ ra yếu cả về vốn đóng góp lẫn năng lực quản lý của cán bộ. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài muốn độc lập hơn khi họ ngày càng hiểu biết nhiều hơn về pháp luật, chính sách, cách thức hoạt động kinh doanh ở môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Do vậy, trong vài năm gần đây, hình thức 100% vốn nước ngoài đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Ngoài ra FDI của Mỹ còn có một số Công ty đăng ký tại Singapore, British Virgin Islands,... thuộc tập đoàn lớn của Mỹ đầu tư sang Việt Nam như Coca Cola, Procter & Gamble... không thuộc danh mục đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Việt Nam. Chi tiết xem ở bảng 5.
Bảng 5: Hình thức đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam (Đơn vị: 100.000 USD) STT Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng Tổng vốn Tỷ trọng 1 100% vốn nước ngoài 61 60 % 503,6 47 % 2 Liên doanh 31 31 % 516,0 48 % 3 Hợp đồng hợp tác LD 09 9 % 45,5 5 % Tổng 101 100 % 1.065,100 100 %
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chú ý: Các dự án trên đây không bao gồm các dự án bị giải thể hoặc hết thời hạn hoạt động
Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đa số chứng tỏ sự tự tin của chủ đầu tư vào môi trường đầu tư Việt Nam, chứng tỏ tiềm lực của các nhà đầu tư và hình thức này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn hình thức liên doanh. Điều này cũng chứng tỏ khả năng góp vốn của các tổ chức kinh tế Việt Nam có hạn. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có thể đưa lại những hậu quả xấu, như: Phía nước ngoài có thể thao túng một số lĩnh vực mà nhà nước Việt Nam khó có khả năng kiểm soát và làm cho Việt Nam phải lệ thuộc vào phía nước ngoài; Các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị đè bẹp do không đủ khả năng cạnh tranh; Và do được tự chủ trong điều hành doanh nghiệp, phía nước ngoài có thể không đảm bảo các quy định về lao động, bảo vệ môi trường... Do đó, tăng cường quản lý một cách phù hợp là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hình thức đầu tư BOT vẫn chưa được các nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm. điều này khác với các nhà đầu tư nước ngoài khác: Tuy đầu tư vào hình thức này chưa nhiều song vẫn có một vài dự án nhỏ. Qua nghiên cứu các hình thức đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, ta thấy: các hình thức đầu tư nước ngoài hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư của nước ngoài nói chung và đầu tư của Hoa Kỳ nói
riêng. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng, bổ sung thêm các hình thức đầu tư mới như cho phép thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài,...
b. Hiệu quả của nguồn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam
Từ sau khi Mỹ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam vào ngày 3/2/1994, hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt nam đã có bước nhảy vọt. Nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ vào Việt nam với mục đích là thăm dò hoạt động đầu tư của thị trường này. Chỉ riêng năm 1994 năm đầu tiên khi lệnh cấm vận được bải bỏ, số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt nam đã tăng vọt lên 120,310 triệu USD với 12 dự án, đưa nước này lên vị trí thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam. So với cả giai đoạn 1988-1993, khi lệnh cấm vận còn hiệu lực, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam với tổng số vốn đăng ký là 3,34 triệu USD. Điều này cho thấy: trước khi Mỹ xoá bỏ cấm vận, các công ty của Mỹ đã rất sốt ruột muốn được vào đầu tư kinh doanh tại Việt nam, để có cơ hội cạnh tranh với các công ty của Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác. Do đó khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, các công ty Mỹ đã "nhảy" vào đầu tư ở Việt nam. Cụ thể, sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận 1 ngày, đã có 30 công ty mở văn phòng đại diện tại Việt nam, "mở đầu cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt nam". Chỉ vài năm sau đó, nhất là khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, đầu tư của Mỹ tại Việt nam đã tăng lên nhanh chóng. Cụ thể:
Bảng 6: Đầu tư của Mỹ tại Việt nam