1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Tư Vấn Và Thiết Kế Xây Dựng Ở Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Hud.cic

61 856 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 526,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Thực Trạng Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Tư Vấn Và Thiết Kế Xây Dựng Ở Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Hud.cic

Trang 2

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, các doanhnghiệp có quyền tham gia vào sân chơi bình đẳng trên thị trường, điều này mộtmặt mở ra các cơ hội kinh doanh, mặt khác cũng chứa đựng những nguy cơ đedọa cho doanh nghiêp Để đứng vững trước quy luật cạnh tranh khốc liệt của cơchế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng

đi cho phù hợp Việc đứng vững này chỉ có thể thực hiện được khi các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đặt ra cho doanh nghiệp ba câuhỏi lớn: Kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào? Kinh doanh cho ai? Do đóviệc nghiên cứu và giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòihỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay Việcnâng cao hiệu quả kinh doanh là một bài toán khó đối với mỗi doanh nghiệp,đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đầu óc nhạy bén, linh hoạt cao trong quá trìnhkinh doanh

Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng là doanh nghiệp kinh doanh tưvấn thiết kế công trình dân dụng, đặc biệt là các chung cư cao tầng Tuy nhiênCông ty CP tư vấn đầu tư đang gặp khó khăn và thử thách rất lớn trước bối cảnhthị trường nhà đất ở Việt Nam đang trong tình trạng đóng băng, việc thi côngxây dựng đang gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinhdoanh xây dựng dân dụng nói chung và Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựngnói riêng

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanhdịch vụ, vì vậy trong thời gian thực tập tại Công ty CP Tư vấn đầu tư và xâydựng, với những kiến thức đã tích luỹ được nên em đã mạnh dạn chọn đề tài

“Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ

tư vấn và thiết kế xây dựng ở Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng

Trang 3

HUD.CIC” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận thì bao gồm các phầnsau:

Chương 1: Những lý luận về hiệu quả kinh doanh dịch vụ tư vấn và

thiết kế xây dựng.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ tư vấn và thiết kế

xây dựng của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng HUD.CIC

Chư ơng 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tư

vấn thiết kế và xây dựng ở Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng HUD.CIC

Chuyên đề này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo

TS Nguyễn văn Tuấn và các cán bộ phòng Tổ chức hành chính của Công ty CP

Tư vấn đầu tư và xây dựng HUD.CIC Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡquý báu đó

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ

TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG

I DỊCH VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ:

1 Khái niệm về dịch vụ:

Dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng Dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xãhội, sự đóng góp của dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tếcủa một Quốc gia và sự phát triển, phong phú của nó đi cùng với sợ tiến bộ,phát triển văn minh nhân loại

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về dịch vụ Theo quanđiểm truyền thống thì dịch vụ là hoạt động của ngành phục vụ, cung ứng laođộng, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng những nhu cầu về sản xuấtkinh doanh, đời sống vật chất tinh thần, các hoạt động tư vấn, ngân hàng…Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh

tế quốc dân Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành côngnghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ Ở các nước phát triển, dịch vụchiếm trên 60% GDP hoặc GNP

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh,bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩmđược cung ứng cho khách hàng

Như vậy có nhiều cách hiểu về dịch vụ theo mỗi khía cạnh khác nhau, nhưngqua các khái niệm trên ta có thể hiểu khái niệm về dịch vụ như sau:

Hoạt động dịch vụ là hoạt động trong đó có sự đầu tư về lao động, khoa học,

kỹ thuật, tài chính và các nghệ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

Trang 5

sản xuất kinh doanh, đời sống văn hoá xã hội, vật chất của các cá nhân, các tổchức xã hội.

2 Đặc điểm của hoạt động dịch vụ:

Hoạt động của lĩnh vực dịch vụ khác với hoạt động của các ngành sản xuấtvật chất thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất: Hoạt động của các ngành sản suất chế tạo ra sản phẩm vật chất.Các sản phẩm này có các tính chất cơ, lý, hoá học, có các tiêu chuẩn kỹ thuậtnhư công suất, mức tiêu thụ nhiên liệu… có thể xác định được, có thể sản xuấttheo tiêu chuẩn hoá Hoạt động dịch vụ mà kết quả (có thể được coi là sản phẩm

do nó tạo ra để phục vụ thì không thể xác định bằng tiêu chuẩn kỹ thuật, bằngchỉ tiêu lượng hàng hoá rõ ràng Người được phục vụ chỉ có thể đánh giá bằngcác giác quan như ngửi, nếm, sờ mó … Hoặc quan niệm là tốt hay tồi trên cơ

sở cảm nhận thông qua thực tế hoặc danh tiếng đã được phục vụ

Thứ hai: Hoạt động sản xuất chế tạo ra các sản phẩm vật chất Các sản phẩmvật chất này có thể cất giữ trong kho, có thể đem bán bằng cách vận chuyển đicác nơi để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng thông qua quan hệ cung cầu trên thịtrường Hoạt động dịch vụ tạo ra sản phẩm dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ diễn rađồng thời “Sản phẩm” dịch vụ không thể cất trữ trong kho, để có thể làm phầnđệm , để điều chỉnh theo sự thay đổi bất thường của nhu cầu thị trường như sảnphẩm vật chất Hoạt động dịch vụ thường xuyên xuất hiện ở các địa điểm vàthời điểm có nhu cầu phải đáp ứng

Thứ ba: Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất có chất lượng cao tạo

ra uy tín cho hàng sản xuất kinh doanh Khách hàng có thể dựa vào mác, mã, kýhiệu sản phẩm của hãng để chọn sản phẩm không cần biết đến người sản xuất

và chủ hàng Sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc, sựtươg tác qua lại giữa những người thực hiện và những người được phục vụ ở

Trang 6

đây không trừ các phương tiện của hoạt động dịch vụ, những điều kiện, sảnphẩm kèm theo và các dịch vụ bổ sung khác, nhưng đọng lại ở người được phục

vụ vẫn là quan hệ giao tiếp, sự đáp ứng kịp thời nhu cầu, yêu cầu và lòng hammuốn của khách hàng đối với những dịch vụ và người làm dịch vụ trực tiếpphục vụ khách hàng

Thứ tư: Hoạt động dịch vụ đòi hỏi phải thuận tiện, kịp thời, văn minh và ởnhững địa điểm xác định cần thiết Chú ý rằng hoạt động sản xuất vật chất vàhoạt động dịch vụ có những điểm klhác biệt như trên, tuy nhiên nếu phân địnhranh giới một cách cứng nhắc sẽ dẫn đến sai lầm

3 Các loại hình dịch vụ:

Dịch vụ là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, Theo đà phát triển củanền kinh tế xã hội và sự tiến bộ của văn minh nhân loại, dịch vụ phát triển ở tất

cả các lĩnh vực sản xuất, đới sống vật chất và tinh thần, cả trong lĩnh vực quản

lý và các lĩnh vực riêng tư Các loại hình dịch vụ có thể xem xét ba khía cạnh

3.1.Dịch vụ thuần tuý:

Dịch vụ thuần tuý là loại dịch vụ có thể nhất định không hề có các sản phẩmvật chất kèm theo Ví dụ như tư vấn, khám bệnh… Trong loại hình dịch vụthuần tuý có các dịch vụ không cần phương tiện vật chất, điều kiện nghề nghiệpchuyên môn và sản phẩm vật chất kèm theo ví dụ dịch vụ lao động giản đơn Cóloại dịch vụ đòi hỏi phương tiện lao động và trình độ chuyên môn như vận tải,bưu điện…

3.2 Dịch vụ có kèm theo sản phẩm vật chất:

Dịch vụ có kèm theo vật chất là loại dịch vụ chính kèm theo dịch vụ ấy làcác sản phẩm vật chất Ví dụ như dịch vụ khám bệnh có kèm theo thuốc chữacho bệnh nhân

3.3 Sản phẩm vật chất kèm theo dịch vụ và dịch vụ bổ sung:

Trang 7

Doanh nghiệp sản xuất công nông nghiệp hoặc danh nghiệp thương mại bánmáy móc có dịch vụ vận chuyển hàng đến tận nơi cho khách hàng, có hướngdẫn sử dụng, có dịch vụ bảo hành Đây là dịch vụ khá phổ biến trên thị trường

tư liệu sản xuất và hàng tư liệu tiêu dùng có giá trị lớn Sự phát triển các hìnhthức dịch vụ bổ sung có tác dụng to lớn cho việc bảo đảm cho khách hàng sảnphẩm hoàn chỉnh, tiện lợi, nhanh chóng, đồng thời đơn vị làm dịch vụ có thunhập và thu hút được khách hàng

4 Vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

4.1 Vị trí vai trò:

- Nếu coi nền kinh tế quốc dân là một khối thống nhất thì hai bộ phận hợpthành chủ yếu là các ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ Với tỷ trọngngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân, trong quá trình phát triển nền sảnxuất - xã hội, dịch vụ đang ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong cả haichỉ tiêu nói chung của nền kinh tế là số lượng lao động trong các ngành dịch vụ

và tỉ trọng trong thu nhập quốc nội (GDP) hay tỉ trọng trong sản phẩm quốc dân(GNP) Dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng có vai trò to lớn Nógiúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoá, thu được nhiều lợi nhuận, rútngắn thời gian mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyểnhàng hoá, tiền tệ Dịch vụ lập nên hàng rào chắn, ngăn sự xâm nhập của đối thủcạnh tranh Dịch vụ giúp cho việc phát triển thị trường và giữ vững thị trường

ổn định

4.2.Ý nghĩa:

Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm vật chất pháttriển và đảm bảo cho lĩnh vực đời sống xã hội về vật chất tinh thần được thuậntiện, phong phú, văn minh

Trang 8

Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội,thúc đẩy chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất vật chất, tăngnăng xuất lao động xã kội, lĩnh vực từ đời sỗng xã hội ngày càng văn minh đadạng đáp ứng mọi nhu cầu một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Dịch vụ phát triển là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của quốc gia đó.Dịch vụ phát triển đa dạng và phong phú sẽ đáp ứng một cách đầy đủ, đồng bộkịp thời, đúng nơi, đúng chỗ cho các yêu cầu sản xuất, đời sống vật chất tinhthần của toàn xã hội là cho xã hội ngày một phát triển toàn diện

II HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ:

1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ:

Theo quan điểm của Adam Smith: “Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả đạt được

trong hoạt động kinh tế là doanh thu tiêu thụ hàng hoá” Quan điểm trên xem

xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ doanh thu tiêu thụ hàng hoá, doanh thu làchỉ tiêu quyết định để đánh giá hiệu quả kinh doanh Trên thực tế, quan niệmnày đã không còn phù hợp nữa, giả sử doanh nghiệp có doanh thu tăng caonhưng chi phí bỏ ra để đầu tư cho sản xuất tiêu thụ còn cao hơn doanh thu thìkhông thể coi doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả kinh doanh

Có quan điểm lại cho rằng: “ Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa

phần tăng thêm của hiệu quả và tăng thêm của chi phí”.Quan điểm này sử dụng

chỉ tiêu tương đối để phân tích Tuy vậy các chỉ tiêu này không chỉ ra được hiệuquả kinh doanh của chính kỳ kinh doanh mà chỉ có ý nghĩa khi so sánh với các

kỳ kinh doanh trước Theo quan điểm trên một kỳ kinh doanh được đánh giá làhiệu quả tức là mức tăng của doanh thu sẽ lớn hơn mức tăng của chi phí Tuynhiên khi xem xét về mức tuyệt đối giữa doanh thu và chi phí trong kỳ thì cóthể doanh nghiệp vẫn chưa thu được lợi nhuận

Trang 9

Một quan điểm khác cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh phản ánh quá trình sử

dụng các nguồn lực xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ

ra hoặc nguồn vật lực đã được huy động trong lĩnh vực kinh doanh" Như vậy

quan niệm trên đã sử dụng chỉ tiêu tương đối giữa kết quả đầu vào và chi phíđầu vào để xem xét liệu doanh nghiệp có thu đợc lợi nhuận hay không

Từ các cách hiểu trên đây cho thấy "Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù

kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”.

2 Phân loại hiệu quả kinh doanh dịch vụ:

2.1.Hiệu quả cá biệt và hiệu quả xã hội

Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinhdoanh của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh mà biểu hiện cụthể là lợi nhuận doanh nghiệp thu về

Hiệu quả xã hội là sự đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốcdân như: Tăng nguồn thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suấtlao động xã hội…

Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả xã hội có mối liên hệ chặt chẽ

và tác động qua lại với nhau Trong mỗi doanh nghiệp hiệu quả cá biệt thườngđược đặt lên hàng đầu vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệpmới có điều kiện để mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh Tuy vậy khi xéttrong toàn nền kinh tế, điều quan trọng hơn cả là phải đạt được hiệu quả nềnkinh tế xã hội, đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của mộtquốc gia Hiệu quả kinh tế đạt được trên cơ sở hiệu quả kinh tế cá biệt Bởi vậy,

Trang 10

trong công tác quản lý nhà nước về thương mại thì Nhà nước cần đảm bảo lợiích chung của toàn xã hội tôn trọng lợi ích của toàn doanh nghiệp, kết hợp hàihoà lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội.

2.2 Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp.

Các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh một loại sản phẩm nào đóđều phải bỏ ra một nguồn vật lực nhất định Khi doanh nghiệp bán sản phẩmtrên thị trường, họ kì vọng tối ưu hoá lợi nhuận thông qua giá cả, tuy vậy thịtrường mới là nơi giá cả thị trường được quyết định Quy luật giá trị đã đặt cácdoanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng traođổi, phải thông qua một mức giá cả do thị trường quyết định Bản thân mỗidoanh nghiệp để đạt được mục đích lợi nhuận tối đa trong hoạt động kinh doanhcần phải giảm thiểu các chi phí phát sinh Muốn vậy, doanh nghiệp cần phânchia chi phí theo những tiêu thức nhất định Do đó đánh giá hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh thương mại chúng ta cần đánh giá hiệu quả tổng hợp của cácloại chi phí Từ đó các doanh nghiệp có thể tìm ra được hướng giảm chi phí cábiệt và giảm chi phí tổng hợp nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

Mục tiêu của hoạt động kinh doanh là đạt hiệu quả cao nhất với mộtnguồn lực nhất định Do đó các nhà quản lý kinh doanh phải xây dựng nhiềuphương án kinh doanh khác nhau với những chi phí và hiệu quả khác nhau để từ

đó chọn ra một phương án tối ưu

“Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương

án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra” Ví

dụ mức lợi ích thu được từ một đồng vốn bỏ ra hay từ một đồng chi phí bỏ ra.Thông qua hiệu quả tuyệt đối, doanh nghiệp có thể biết được với những chi phí

Trang 11

bỏ ra sẽ mang lại lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đưa ra quyết định cónên bỏ ra chi phí hay không cho thương vụ đó.

“Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau Nói cách khác hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án” Thông qua

hiệu quả so sánh doanh nghiệp có thể xác định mức độ hiệu quả của các phương

án, từ đó tìm ra phương án kinh doanh hiệu quả nhất Qua đó ta thấy giữa hiệuquả tuyệt đối và hiệu quả so sánh vừa mang tính độc lập, vừa mang tính liên hệchặt chẽ, bổ xung cho nhau và làm căn cứ cho nhau trong việc đánh giá cácphương án kinh doanh

3 Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh dch vô đối với doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.

Mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh được ví như một cơ thể sổngcủa đời sống kinh tế Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bênngoài - thị trường Chính vì vậy, ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tayvào kinh doanh lại không tìm mọi cách gắn các hoạt động của mình với thịtrường vì chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển đượctrong cơ chế thị trường

Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá, sự tồn tại của thịtrường là khách quan, không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào Tuynhiên, sự thay đổi và biến động của thị trường chịu sự chi phối của những quyluật nhất định như: Quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…Các quy luật này luôn tồn tại và biến đổi phụ thuộc vào phương thức sản xuất

và quan hệ sản xuất của nền kinh tế Thông qua việc nhận biết các quy luật kinh

tế này doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực một cách tối ưu nhất, mang lạihiệu quả trong kinh doanh

Trang 12

Tuy bị các quy luật kinh tế nhất định chi phối nhưng thị trường nhiều khibiến động một cách đột ngột nằm ngoài dự đoán của nhà kinh doanh, hơn nữa

cơ chế thị trường cũng tồn tại trong nó những khuyết tật Ngày nay, mức độcạnh tranh trong kinh doanh trên thị trường càng cao và tiềm ẩn những rủi roảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Chính vìthế để duy trì sự tồn tại và phát triển trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệpphải xác định cho mình một phương thức hoạt động độc lập, xây dựng chiếnlược, các phương án kinh doanh phù hợp Cụ thể doanh nghiệp phải xác địnhđược cơ chế hoạt động trên cả thị trường đầu vào và đầu ra để đưa đến một kếtquả cao nhất và không ngừng phát triển nâng cao cả về mặt chất và mặt lượng.Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trườngkhông những có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn đemlại lợi ích đối với cả nền kinh tế, được thể hiện qua một số vai trò cơ bản sau:

Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ là cơ sở đảm bảo sự tồn

tại và phát triển của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ragay gắt, một mặt luôn cố gắng tồn tại trên thị trường bên cạnh đó họ mongmuốn phát triển doanh nghiệp một cách vững chắc Trước hết, mục tiêu quantrọng đặt ra cho doanh nghiệp là cần đảm bảo sự tồn tại Để đáp ứng yêu cầunày thì doanh thu của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài phải bù đắp nhữngchi phí bỏ ra Nhưng có như vậy mới đáp ứng được những yêu cầu tái sản xuấtđược trong nền kinh tế Với điều kiện nguồn nhân lực kinh doanh có hạn, đòihỏi doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp, tìm ra phương án tối ưu nhằm ratăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, sự tồn tạichỉ là yêu cầu trước mắt, mục tiêu lâu dài hướng tới đặt ra cho doanh nghiệp làviệc phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường kinh doanh

Trang 13

để thu được lợi nhuận nhiều hơn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cố gắng huy độngvốn kinh doanh để tái sản xuất mở rộng, không ngừng nâng cao hiệu quả kinhdoanh.

Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ có vai trò quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Thứ hai: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ là nhân tố thúc đẩy cạnh

tranh và tiến bộ trong kinh doanh

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều chịu sự chiphối bởi quy luật cạnh tranh Sự cạnh tranh này không chỉ dừng lại ở cạnh tranh

về chủng loại hàng hoá mà cạnh tranh cả về giá cả, chất lượng, dịch vụ và cácyếu tố khác Chính vì vậy doanh nghiệp muốn đạt mục tiêu tồn tại và phát triểntrên thương trường thì họ phải áp dụng tiến bộ vào kinh doanh nhằm đưa ra sảnphẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý dịch vụ hoàn hảo đáp ứng nhu cầu kháchhàng Mặt khác nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng đồng nghiã với việc giảmgiá thành, tăng khối lượng hàng hoá bán, không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm

Như vậy sức ép cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinhdoanh đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranhtrên thị trường

Thứ ba: Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp trong

nền kinh tế thị trường là đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao đồng nghĩa vớiviệc họ đã tạo ra lợi ích kinh tế cho chính doanh nghiệp và góp phần xây dựngkinh tế đất nước Các doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả, quy mô sản xuất kinhdoanh được mở rộng trước hết sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân đồngthời giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách quốc gia,

Trang 14

vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đây chính là vai trò xãhội của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì doanh nghiệpcần thích nghi với môi trường kinh doanh luôn biến động Môi trường kinhdoanh một mặt đưa đến những yếu tố rằng buộc đè nặng lên doanh nghiệp, nếukhông có khả năng thích ứng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ sa sútthậm chí ngừng hoàn toàn Mặt khác, nó cũng tạo ra những cơ hộ thuận lợi chodoanh nghiệp nếu biết nắm bắt lấy Vì vậy, việc xác định và hiểu rõ các yếu tốthuộc về môi trường kinh doanh là công việc cần thiết đối với mọi doanhnghiệp

1 Môi trường vĩ mô

Đối với doanh nghiệp, môi trường vĩ mô là những nhân tố không thểkiểm soát được và tác động liên tục tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptheo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thựchiện mục tiêu của doanh nghiệp Nghiên cứu những yếu tố này giúp doanhnghiệp tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động củamôi trường vĩ mô trong quá trình kinh doanh

Trang 15

Thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp nàyhay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác Hệ thống pháp luật hoànthiện, sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranhlành mạnh cho các doanh nghiệp, giảm thiểu tình trạng gian lận, buôn lậu…trong kinh doanh.

Các yếu tố chính trị pháp luật cơ bản mà doanh nghiệp cần lưu ý khinghiên cứu là:

+ Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và khả năng điều hành củaChính phủ vào đời sống kinh tế

+ Mức ổn định chính trị, xã hội; sự cân bằng các chính sách của nhà nước+ Thái độ, phản ứng của các tổ chức xã hội và của các nhà phê bình xãhội

+ Thái độ và phản ứng của dân chúng( người tiêu dùng)

+ Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và hiệu lực thực hiện phápluật trong đời sống kinh tế xã hội

1.2 Yếu tố kinh tế và công nghệ

Nhóm yếu tố kinh tế - công nghệ quy định cách thức doanh nghiệp vàtoàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình, đồng thời cũng tạo

ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhautuỳ thuộc vào xu hướng vận động hay sự biến động của chúng Để thành côngtrong kinh doanh các doanh nghiệp phải phân tích dự báo các nhân tố này cùng

Trang 16

+ Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát ảnh hưởng tới hiệu quả thực

ở doanh nghiệp; thu nhập dân cư; kích thích hay kìm hãm sự phát triển nền kinhtế…

+ Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến ngành kinh tế kéo theo sựthay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên quan tới khả năng mở rộng hay thu hẹpquy mô kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp

Về yếu tố công nghệ cần chú ý tới các mặt sau:

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế ảnh hưởng tới nguồn lực mà xãhội có thể huy động sử dụng, tạo tiền đề cho doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh

+ Tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ảnh hưởng tớiviệc nâng cao năng suất lao động

+ Chiến lược phát triển kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế

1.3 Yếu tố Văn hoá - Xã hội

Yếu tố về văn hoá luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng của họ nêntác động tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Những yếu tố thuộc về văn hoá, tinh thần, giá trị thẩm mỹ, thị hiếu của ngườitiêu dùng… ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng của khách hàng thể hiệnở:

+ Thu nhập liên quan đến sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng và chấtlượng đáp ứng của doanh nghiệp

Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xửngười tiêu dùng trên thị trường

Trang 17

+ Quy mô dân số ảnh hưởng tới dung lượng thị trường, thông thường dân

số càng đông thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu hàng hoá đa dạng và cao

vì thế doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn

Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước đông dân nhất thế giới, chuyển

từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự đòi hỏi xây dựngđổi mới về cơ sở hạ tầng Đời sống nhân dân được nâng cao cũng là một tácnhân quan trọng trong việc mở rộng và phát triển thị trường tư vấn đầu tư vàxây dùng của công ty

1.4 Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Đối với một số doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên thịtrường thì các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, mùa vụ, thời tiết ảnhhưởng đến chu kì sản xuất trong khu vực hay ảnh hưởng đến hoạt động dự trữbảo quản vật tư hàng hoá Tuy vậy đối với Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựngHUD-CIC thì nó không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh

Đặc biệt khi xem xét nhân tố điều kiện tự nhiên phải chú ý đến sự tácđộng của vị trí địa lý, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh liênquan đến tính cạnh tranh với các đối thủ khác trong vùng đồng thời ảnh hưởngtới tính cạnh tranh với đối thủ khác trong vùng đồng thời còn ảnh hưởng tớimức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp

Đối với yếu tố cơ sở hạ tầng, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinhdoanh một mặt tạo ra cơ sở cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi khi khaithác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác sự yếu kém của yếu tố nàycũng hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh

2 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô được xác định đối với mỗi ngành cụ thể, các yếu tốthuộc môi trường này tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 18

doanh nghiệp ở mức độ nào đó và cũng được doanh nghiệp sử dụng để khaithác cơ hội kinh doanh.

2.1 Yếu tố khách hàng

Khách hàng là những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và

có khả năng thanh toán về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa đượcđáp ứng và mong đợi thoả mãn Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định

sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong nền KTTT bởi vì khách hàngtạo ra thị trường và quy mô khách hàng tạo ra quy mô thị trường Để có thể đạtđược mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bán được sản phẩm hay nói cáchkhác là doanh nghiệp phải có khách hàng

Khách hàng chủ yếu của công ty là nhà tiêu thụ trung gian như các công tyđầu tư xây dựng

2.2 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những người cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc

có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Đối thủ cạnhtranh là trở lực lớn nhất phải vượt qua, quyết định thành bại trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh tạo nguy cơ thu hẹpthị trường, mất lợi nhuận Ngược lại đối thủ cạnh tranh yếu kém hơn, doanhnghiệp có thời cơ gia tăng doanh số, mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao

uy tín trước con mắt của người tiêu dùng

Hiện nay thị trường tư vấn đầu tư và xây dựng đang là thị trường kinhdoanh hấp dẫn do nhu cầu ngày càng lớn về các sản phẩm xây dựng Do đó thịtrường này thu hút rất đông chủ thể tham gia, ngay cả các đơn vị ngoài ngànhcũng tham gia vào thị trường này làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày cànggay gắt

2.3 Các yếu tố thuộc về tiềm năng của doanh nghiệp

Trang 19

Tiềm năng của doanh nghiệp là một yếu tố cho phép doanh nghiệp xâydựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao Như vậy việcnhận biết và sử dụng tốt các nguồn lực của doanh nghiệp đưa đến sự thành côngtrong kinh doanh, tăng thị phần và phát triển doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc về tiềm năng của doanh nghiệp gồm có: Sức mạnh tàichính, tiềm năng con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lý, trình độtrang thiết bị công nghệ, cơ sơ vật chất, sự đúng đắn cửa mục tiêu kinh doanh

và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu

Là một Công ty con của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thịHUD, Công ty luôn phấn đấu phát huy tối đa nguồn lực mà doanh nghiệp có thể

sử dụng nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh Với đội ngũ nhân viên nhiệttình, đoàn kết, luôn hướng về doanh nghiệp thi đua hoàn thành tốt mọi nhiệm

vụ được giao, cùng với mục tiêu phát triển doanh nghiệp hợp lý phù hợp vớisức mạnh tài chính ở Công ty, Công ty luôn tận dụng nhằm phát huy lợi thếkinh doanh

IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ

1 Các phương pháp cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ

Trong thực tiễn việc đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ của doanhnghiệp không đơn giản bởi quan niệm về hiệu quả kinh doanh đối với mỗi chủthể còn chưa thống nhất Nếu chỉ xét hiệu quả kinh doanh dưới khía cạnh lợinhuận thì chưa đưa ra một đánh giá đầy đủ và toàn diện Như vậy, khi đề cậpđến vấn đề này chúng ta cần đánh giá cả về mặt thời gian, không gian, mặt địnhtính và mặt định lượng

Về mặt thời gian: Hiệu quả kinh doanh dịch vụ không đơn thuần là những

lợi ích trước mắt đem lại cho doanh nghiệp mà phải đem tới những lợi ích lâu

Trang 20

dài mang tính chiến lược Thông thường vào cuối kì kinh doanh, doanh nghiệp

có thể tính toán xác định được hiệu quả kinh doanh trong kì kinh doanh, đối vớitoàn bộ nền kinh tế cũng được xác định hiệu quả kinh tế xã hội trong năm nhưvậy Tuy vậy, xem xét về mặt thời gian, đánh giá hiệu quả kinh doanh là hoạtđộng mang tính quá trình Nếu doanh nghiệp chỉ cần mục đích lợi nhuận bảnthân mà gây phương hại đến lợi ích người tiêu dùng, môi trường tự nhiên - vănhoá - xã hội… hay doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính nhưng không tham giavào đầu tư phát triến sản xuất kinh doanh vì e ngại chi phí ban đầu bỏ ra lớn thìkhông thể coi là đạt hiệu quả kinh doanh lâu dài được Đối với toàn nền kinh tế,nếu phát triển dựa trên việc khai thác ồ ạt các tài nguyên thiên nhiên hay pháttriển không cân đối các nghành nghề sẽ không mang lại sự phát triển bền vữngcủa nền kinh tế

Về mặt không gian: Hiệu quả kinh doanh dịch vụ còn được được trong mối

quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp và các tác nhân bên ngoài Nó liên quanđến mức độ đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển của nghành, giữangành kinh tế này với ngành kinh tế khác, giữa từng bộ phận với toàn bộ hệthống, giữa hiệu quả kinh tế với việc thực hiện nhiệm vụ ngoài kinh tế

Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh dịch vụ ở doanh nghiệp dựa trên

những chỉ tiêu mang tính định lượng như các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợinhuận…

Về mặt định tính: Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế

của doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả toàn nền kinh tế quốcdân Như vậy thu được hiệu quả cao cho doanh nghiệp chưa phải là đủ mà cònphải mang lại hiệu quả cho xã hội Trong những trường hợp cần thiết, hiệu quảtoàn xã hội lại là mặt có tính quyết định khi đưa ra một giải pháp kinh tế, dù xét

Trang 21

về mặt hiệu quả ở doanh nghiệp nó chưa hoàn toàn được thoả mãn Bên cạnh

đó, để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách toàn diện thì doanhnghiệp cần đánh giá cả chất lượng của kết quả đạt được mà không dừng lại ởviệc xem xét kết quả đó

2 Một số quan điểm khi đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ:

Thứ nhất: Bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi

ích toàn xã hội.

Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ở doanhnghiệp phái thoả mãn thích đáng nhu cầu các chủ thể có liên quan trong mốiquan hệ phụ thuộc lẫn nhau Sự phát triển của doanh nghiệp gắn chặt với lợi íchngười lao động, lợi ích tập thể cũng như toà xã hội vì thế khi sử dụng các biệnpháp nâng cao hiệu quả không được gây ảnh hưởng có hại đến sức khoẻ ngườilao động, môi trường tự nhiên hay gây cạnh tranh không lành mạnh giữa cácdoanh nghiệp trên thị trường

Thứ hai: Bảo đảm tính toàn diện và tính hệ thống của việc nâng cao hiệu

quả kinh doanh dịch vụ

Quan niệm này đòi hỏi việc sủ dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinhdoanh dịch vụ cần chú ý kết hợp hài hoà giữa hiệu quả từng bộ phận và hiệuquả chung của toàn doanh nghiệp Bởi giữa các bộ phận này có sự tác động qualại lẫn nhau Xem xét một cách tổng quát, quan niệm này đòi hỏi nâng cao hiệuquả kinh doanh dịch vụ cần dựa trên yêu cầu nâng cao hiệu quả của cơ sở, củađịa phương, của ngành kinh tế, của nền sản xuất hàng hoá

Thứ ba: Đảm bảo tính áp dụng được trong việc nâng cao hiệu quả kinh

doanh dịch vụ Các biện pháp đề ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh phải

Trang 22

mang tính chất khả thi, phù hợp với thực tiễn cả về mặt kinh tế và mặt kĩ thuật,

có như vậy mới đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và cho xã hội

Thứ tư: Đảm bảo tính thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị xã hội với nhiệm

vụ kinh tế.

Trước hết sự ổn định về mọi mặt của một quốc gia là nhân tố quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ Do đó, mục tiêu chiến lượcphát triển của doanh nghiệp phải xuất phát từ mục tiêu, chiến lược phát triểnkinh tế xã hội của đất nước Như vậy doanh nghiệp đóng góp vào nền kinh tếbền vững và có thể tận dụng hết các ưu thế để phát triển

Thứ năm: Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ mặt hiện vật lẫn

mặt giá trị của hàng hoá.

Ở đây mặt hiện vật thể hiện là số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm,

mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm hàng hoá, của kết quả và chi phí

bỏ ra Đây là đòi hỏi tất yếu của quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trongnền kinh tế thị trường

Trang 23

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN

ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD.CIC

I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD CIC :

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư

và xây dựng HUD.CIC

Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng (CIC) trực thuộc Tổng Công ty Đầu

tư phát triển nhà và đô thị (HUD) là đơn vị được thành lập vào tháng 7 năm

2000 trên cơ sở sắp xếp lại Xí nghiệp Thiết kế xây dựng và Tư vấn đầu tư

2 Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng HUD.CIC

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Trang 24

Phạm Kỳ Lân K34-TM

Trang 25

Phạm Kỳ Lân K34-TM

Trang 26

Chức năng nhiệm vụ

Công tác tổ chức cán bộ:

- Nghiên cứu cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất chophù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Công ty Quản lý về số lượng và cơcấu nhân sự trong Công ty; đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của người laođộng

- Tham mưu giúp Giám đốc quản lý chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ vềcông tác cán bộ, tiền lương phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước vàđiều kiện đặc điểm cụ thể của Công ty

- Tổ chức phổ biến hướng dẫn và thực hiện chính sách của Nhà nước chotoàn thể CBCNV

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các mặt hoạt động theo quy địnhcủa Tổng Công ty và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo đó

- Quản lý lưu trữ hồ sơ lý lịch của nhân viên trong Công ty, bổ xung kịpthời mọi thay đổi liên quan đến CBCNV trong Công ty

Công tác hành chính:

- Phục vụ in ấn hồ sơ, tài liệu khi có yêu cầu

- Tiếp nhận, phân phối, bảo quản công văn giấy tờ giao dịch đi đến, thựchiện công tác văn thư phục vụ cho hoạt động của Công ty

- Công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu, bản vẽ thiết kế các dự án đã thực hiệncủa Công ty

- Tập hợp nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm hàng tháng của cán bộ, nhânviên trong Công ty và cung ứng đầy đủ, kịp thời đáp ứng tiến độ công việc

- Phối hợp phòng Quản lý kỹ thuật quản lý hệ thống trang thiết bị dụng

cụ phục vụ sản xuất, quản lý phương tiện và tài sản cố định

- Thực hiện các công việc phục vụ hành chính khác

Trang 27

2 Phòng Tài chính - Kế toán

Chức năng nhiệm vụ của P.TC-KT:

- Quản lý tài chính theo ngành dọc các hoạt động sản xuất kinh doanh vàtài chính của Công ty Kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, điều

lệ, nội quy, quy chế về quản ký kinh tế của Công ty và của Tổng Công ty

- Thực hiện các kế hoạch chi tiết về thu chi tài chính, quản lý các nguồnthu và các loại nguồn vốn của Công ty, nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản

lý và sử dụng các khoản thu chi, các nguồn vốn có hiệu quả

- Giám sát các mặt hoạt động kinh tế, thực hiện kịp thời nghĩa vụ nộpthuế và các chính sách về tài chính đối với Nhà nước và Tổng Công ty, thựchiện công tác thống kê kế toán phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty

- Thực hiện thanh toán tài chính kịp thời và đúng quy chế như tiền lươnghàng tháng, tiền thưởng, bảo hiểm và các khoản chi khác kịp thời, đảm bảo hoạtđộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả

- Theo dõi và thực hiện xử lý các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách

về tài sản cố định, tổ chức kiểm kê định kỳ và thực hiện chế độ thanh toán tàisản cố định kịp thời

- Hướng dẫn CBNV trong Công ty làm đúng các thủ tục chứng từ về tàichính, thông tin về các vấn đề kinh tế kịp thời nhằm phục vụ tốt cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty

- Thực hiện chế độ quản lý tài chính, báo cáo định kỳ và đột xuất theoquy định

3 Phòng Kế hoạch

Chức năng nhiệm vụ

Công tác kế hoạch và hợp đồng kinh tế:

Trang 28

- Xây dựng kế hoạch quý và năm của Công ty và bảo vệ kế hoạch đã xâydựng với Tổng Công ty.

- Giao kế hoạch hàng tháng cho các xưởng thiết kế đôn đốc và kiểm traviệc thực hiện, lập và thanh lý các hợp đồng khoán nội bộ Công ty

- Kết hợp với các phòng ban trong Công ty để xây dựng quy chế giaokhoán nội bộ

- Tham mưu, nghiên cứu đề xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn

và dài hạn của Công ty

- Soạn thảo, tổng hợp, lập kế hoạnh và báo cáo thống kê thực hiện hàngtháng, quý, năm

- Thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề tiếp thị, công tác đốingoại, giao dịch ký hợp đồng với các đơn vị khác

- Tổng hợp soạn thảo các hợp đồng kinh tế tư vấn mà Công ty ký với cácđơn vị khác, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế

Công tác lập dự toán và lập báo cáo nghiên cứu khả thi:

- Tham mưu, thông tin về giá cả xây lắp Đề xuất các loại định mức, đơngiá phục vụ cho việc tư vấn

- Lập dự toán và tổng dự toán các dự án, công trình do Công ty tư vấn

- Thẩm định dự toán công trình và tổng dự toán các dự án của các đơn vịkhác

- Lập các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi các dự án đầu tư, chịutrách nhiệm thực hiện các công việc có liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tưnhư điều tra, khảo sát, thu thập số liệu

4 Phòng Quản lý kỹ thuật

Chức năng nhiệm vụ

Trang 29

- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹthuật, chất lượng hồ sơ thiết kế

- Quản lý công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ

- Quản lý công tác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinhdoanh

- Phối hợp phòng Tổ chức Hành chính quản lý việc sử dụng các trangthiết bị của Công ty như máy vi tính, máy in đảm bảo hoạt động bình thường

- Chủ trì tư vấn thiết kế công trình khi Giám đốc Công ty giao

- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực nghiên cứu

và phát triển các dự án đầu tư phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu

đô thị, khu công nghiệp

- Lập các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi các dự án đầu tư, chịutrách nhiệm thực hiện các công việc có liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tưnhư điều tra, khảo sát, thu thập số liệu

- Thực hiện các công việc về tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát

- Tham gia thực hiện các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, ứngdụng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển nhà và đô thị

- Tổng hợp tình hình đầu tư, phát triển dự án trong toàn Công ty

Đề xuất tuyển thêm nhân viên cho phòng QLKT để thực hiện tốt chứcnăng nhiệm vụ của phòng

Khối sản xuất trực tiếp

1 Xưởng thiết kế 1

Chức năng nhiệm vụ

- Chủ trì dự án các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thực hiện

dự án từ khâu lập báo cáo đến thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật thi công

Trang 30

- Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, côngnghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn đấu thầu trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng,công nghiệp

- Tổ chức và thực hiện công tác tư vấn giám sát và giám sát tác giả tạihiện trường

- Thiết kế quy hoạch khu đô thị và khu công nghiệp

Theo sắp xếp mới, xưởng có 11 cán bộ: 08 kiến trúc sư và 03 Kỹ sư xâydựng

2.Xưởng thiết kế 2

Chức năng nhiệm vụ

- Chủ trì dự án các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thực hiện

dự án từ khâu lập báo cáo đến thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật thi công

- Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, côngnghiệp, tư vấn đầu tư, tư vấn đấu thầu trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng,công nghiệp

- Tổ chức và thực hiện công tác tư vấn giám sát và giám sát tác giả tạihiện trường

- Thiết kế quy hoạch khu đô thị và khu công nghiệp

Theo sắp xếp mới, xưởng có 15 cán bộ: 11 kiến trúc sư và 04 Kỹ sư xâydựng

3.Xưởng thiết kế 3

Chức năng nhiệm vụ

- Chủ trì dự án các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thực hiện

dự án từ khâu lập báo cáo đến thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật thi công

Ngày đăng: 06/12/2012, 11:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Thực Trạng Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Tư Vấn Và Thiết Kế Xây Dựng Ở Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Hud.cic
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w