II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án
Công tác phân bổ và bố trí cán bộ: Phải phân bổ và bố trí hợp lý cán bộ lĩnh vực đầu tư, xây dựng hợp lý, đủ về số lượng và chất lượng. Chuyên viên tư vấn về lĩnh vực đầu tư, kỹ sư công trình xây dựng còn thiếu chính vì vậy trong những năm tới tỉnh cần đào tạo thêm cán bộ tư vấn, thiết kế kỹ thuật, kỹ sư xây dựng để công tác đầu tư phát triển tỉnh được thuận lợi.
Tập trung xây dựng và cũng cố tổ chức bộ máy quản lý đầu tư từ cấp trên trở xuống, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư của cán bộ phụ trách trong lĩnh vực này. Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý đúng mức các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động quản lý đầu tư. Cụ thể hàng tháng hoặc hàng quý nên thành lập đoàn kiểm tra tới các công trình xây dựng, thành viên của đoàn kiểm tra là liên ngành gồm có công an, cán bộ phòng lao động thương binh xã hội, văn hóa, cán bộ về quản lý vốn , xây dựng …và thay đổi thường xuyên để tránh sự móc nối, tiêu cực có thể xẩy ra.
Các văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tư nói chung cũng như quản lý vốn đầu tư nói riêng thay đổi liên tục để phù hợp với xu thế mới, chính vì vậy cán bộ quản lý vốn đầu tư cũng phải tích cực học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết của mình để phục vụ tốt công tác.
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý dự án đầu tư. Có thể nói công tác quản lý dự án đầu tư hiện nay ở các địa phương khác nói chung và Thanh Hóa nói riêng còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là vì từ trước tới nay chưa thực sự có một trường lớp nào đào tạo cán bộ quản lý dự án sâu về chuyên môn. Cần có những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực như vốn đầu tư, kỹ sư giao thông, kỹ sư thuỷ lợi, kế hoạch ... để phối kết hợp tạo ra một tập thể mạnh trong công tác quản lý đầu tư.
Khi dự án hoàn thành, trong vòng sáu tháng phải quyết toán để đánh giá tài sản và bàn giao tài sản cho người sử dụng. Trong thực tế rất nhiều dự án của các ngành Trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt quy định này. Hiện nay, nhiều dự án đầu tư đã thực hiện xong và đưa vào sử dụng từ lâu nhưng vẫn chưa quyết toán. Việc chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán công trình là cần thiết và được coi như một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Hướng chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán khi dự án đầu tư đưa vào sử dụng tư lâu nhưng vẫn chưa quyết toán. Việc chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán công trình là cần thiết và được coi như một giaỉ pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Hướng chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán khi dự án đầu tư đưa vào khai thác cần được tập trung vào các nộ dung sau đây:
-Cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chủ quản đầu tư đối với công tác tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành giai đoạn thực hiện cả về nội dung và thời gian.
-Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác lập và báo cáo quyết toán một cách khoa học, kịp thời, chính xác, tổ chức thẩm tra báo có quyết toán trước khi phê duyệt đối vơi những dự án thuộc thẩm quyền của mình. Gắn tránh nhiệm cá nhân trong công tác quyết toán vốn đầu tư và có chế độ khen chê rõ ràng. Riêng đối với dự án nhóm A, vơi tư cách là cơ quan chủ quản đầu tư của chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, nhận xét và đề nghị cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền thẩm tra, phê duyệt.
-Tổ chức thường xuyên công tác thẩm tra, thanh tra việc chấp hành trình tự XDCB nói chung, công tác quyết toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành giai đoạn thực hiện đưa vào khai thác nói riêng. Đối với công tác này cần có kỷ luật nghiêm minh và kịp thời khi có sự vi phạm chế độ.
2.7. Đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước
Trong những năm qua, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến vượt bậc, tuy nhiên thu ngân sách vẫn chưa đáp ứng chi. Do đó cần có giải pháp khai thác động viên kịp thời đầy đủ để nguồn vốn thu ngân sách nhà nước tăng cường tiềm lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Muốn tăng thu cho ngân sách nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách động viên ngân sách (nghiên cứu xây dựng Luật Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế tài sản...). Từng bước thực hiện giảm mức thuế nhập khẩu theo lộ trình hội nhập, chủ động chuẩn bị các điều kiện để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Các địa phương cần thực hiện đúng mục tiêu ngân sách trung ương đã hỗ trợ, đồng thời chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện đúng chế độ quy định. Không nên sử dụng ngân sách bổ sung có mục tiêu từ trung ương trái mục tiêu đã quy định, dẫn đến tình trạng phân tán, dàn trải, nợ đọng.
2.7.2. Chi ngân sách
Quản lý chi ngân sách nhà nước là vấn đề quyết định đến hiệu quả lao động đầu tư và cần đổi mới chính sách phân phối ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý tăng mức và tỷ trọng ngân sách nhà nước đầu tư cho con người nhằm phát triển toàn diện bền vững.
- Đổi mới thứ tự ưu tiên trong bố trí chi đầu tư phát triển trước chi thường
xuyên.
- Cần đổi mới cơ cấu chi đầu tư phát triển
Hiện nay nội dung chi đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng, chi các dự án tạo năng lực sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất đã có và tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước.
Trong giai đoạn tới cần đổi mới phương thức quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm trang thiết bị góp phần đấu tranh có hiệu quả với tình trạng đầu tư xây dựng không đúng quy hoạch, thất thoát lãng phí…nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và của toàn xã hội. Tập trung vốn đầu tư vào những công trình hạ tầng lớn khả năng thu hồi vốn cao. Các công trình như công trình giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương…nên chuyển sang hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Hạn chế tối đa xây dựng trụ sở mới, mua sắm xe công…nhằm tiết kiệm chi cho ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan cùng khối. Ngoài ra, cùng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương phải tiếp tục tăng cường công tác cổ phần hóa giao bán, khoán cho thuê doanh nghiệp nhà nước qua đó
hơn. Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn theo quy định của Luật Ngân Sách Nhà nước. Cho phép các doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định đến mức tối đa phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để nhanh thu hồi vốn đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị dây truyền sản xuất, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Thứ ba, đổi mới cơ chế thường xuyên. Bố trí cơ cấu chi vẫn phải ưu tiên phát triển con người tăng tỷ trọng chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực xã hội trong đó phải ưu tiên rõ rệt đối với lĩnh vực y tế giáo dục và bảo vệ môi trường. Công tác quản lý chi ngân sách cần đổi mới theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan chủ thể trong quản lý chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện chi trả thanh toán trực tiếp từ kho bạc nhà nước cho người hưởng lương, tránh tình trạng chi sai không rõ ràng. Từng bước thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu nhiệm vụ đồng thời thực hiện cơ chế tổ chức đánh giá thẩm định khối lượng chất lượng đã thực hiện thay cho cơ chế phân bổ ngân sách theo đầu vào. Do đó, cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát chi ngân sách nhà nước nâng cao tính công khai minh bạch dân chủ trong quản lý tài chính ngân sách.
Mét sè kiÕn nghÞ
Hiện nay Thanh hoá là một trong số các tỉnh nghèo của cả nước, nguồn thu trên địa bàn rất hạn hẹp. Để các mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020 trở thành hiện thực, bên cạnh sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự nỗ lực của nhân dân trong tỉnh, đòi hỏi phải có nguồn đầu tư thoả đáng. Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tín dụng nhà nước và nguồn ODA để đầu tư dứt điểm các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn như : các trục đường giao thông chính trong tỉnh, trục đường liên vùng, liên tỉnh, trục đường giao thông quốc tế; các công trình thuỷ lợi đầu mối quan trọng; hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn; hạ tầng các khu công nghiệp, khu du lịch… đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. Trước hết, tập trung cho một số vấn đề cụ thể sau:
- Đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng kinh tế chậm phát triển, tạo cơ hội phát triển mới cho vùng Trung du-Miền núi.
Vùng Trung du Miền núi Thanh Hóa chiếm tới 2/3 diện tích của tỉnh, đây là vùng có cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp . Để giải quyết vấn đề này Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 37 và Nghị quyết 39 về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng miền núi Bắc bộ, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2010. Thực tế qua 3 năm thực hiện, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển rất khó khăn; nguồn vốn đầu tư Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu hàng năm quá thấp (chỉ khoảng 100 tỷ đồng/ năm). Đề nghị Trung ương bố trí tăng vốn trong kế hoạch hàng năm để hỗ trợ địa phương thực hiện mục tiêu Nghị quyết 37 và 39 của Bộ Chính trị.
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số chính sách an sinh xã hội cơ theo chế: Trung ương hỗ trợ 70%, địa phương huy động 30% kinh phí. Thanh Hóa hiện đang được trợ cấp từ ngân sách TW nên không có đủ nguồn thực hiện Chính sách. Đề nghị Trung ương cho Thanh Hóa được hưởng 100% kinh phí từ ngân sách Trung ương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Thực hiện Quyết định số 253/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch khu đô thị miền Tây tại huyện Ngọc Lặc và tiến hành lập các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn để tỉnh triển khai thực hiện một số dự án giao thông tuyến chính, tuyến gom khu đô thị tạo tiền đề cho việc xây dựng đô thị Ngọc Lặc trở thành đô thị loại IV vào năm 2010, quy mô 11.000 ha, số dân 6 vạn người và đô thị loại III vào năm 2020 với số dân 10 vạn người. Xây dựng đô thị Ngọc Lặc trở thành Trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ... đồng thời là hạt nhân tăng trưởng của cả vùng Trung du - Miền núi phía Tây của tỉnh.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn: Hiện nay, một số dự án hạt nhân của khu đã được triển khai thực hiện như Khu công nghiệp xi măng, khu cảng tổng hợp,.. đặc biệt là khu lọc hóa dầu đã được triển khai từ tháng 5 năm 2008. Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, đề nghị Trung ương tập trung vốn đầu tư cho Khu kinh tế Nghi Sơn thực hiện đúng tiến độ các công trình và hạng mục đã được xác định.
- Bổ sung vốn kịp thời để thực hiện các dự án giao thông, thủy lợi thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn đến 2010 và các giai đoạn tiếp sau, trong đó đặc biệt quan tâm đến các dự án thủy lợi và giao thông Miền núi , trước mắt tập trung vào danh mục đầu tư dự án nâng cấp đường Hồi Xuân-Tén Tần, Cành Nàng- Phú Lệ;
- Thực hiện thông báo số 118/TB-VPCP ngày 8/8/2003 của Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Đề án phát triển Thanh Hóa trở thành điểm du lịch trọng điểm quốc gia, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm phê duyệt Đề án và đưa vào quy hoạch để có cơ sở triển khai thực hiện.
- Để cải thiện môi truờng đầu tư của Thanh Hóa cũng như các địa phương thuộc vùng kinh tế Bắc Trung bộ, đề nghị TW sớm triển khai các dự án:
+ Đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh; + Đường ven biển, đoạn Thanh Hóa - Nghệ an;
+ Sân bay dân dụng tại huyện Quảng Xương.
- Tiếp tục bố trí vốn thực hiện Dự án ổn định sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế-xã hội đồng bào người Mông huyện Muờng Lát./.
KẾT LUẬN
Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là hoạt động quan trọng nhằm tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Hiện nay Thanh hoá là một trong số các tỉnh nghèo của cả nước, nguồn thu trên địa bàn rất hạn hẹp. Để các mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020 trở thành hiện thực, bên cạnh sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự nỗ lực của nhân dân trong tỉnh, đòi hỏi phải có nguồn đầu tư thoả đáng. Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tín dụng nhà nước và nguồn ODA để đầu tư dứt điểm các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn như : các trục đường giao thông chính trong tỉnh, trục đường liên vùng, liên tỉnh, trục đường giao thông quốc tế; các công trình thuỷ lợi đầu mối quan trọng; hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn; hạ tầng các khu công nghiệp, khu du lịch… đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.
Trong những năm qua Thanh Hóa đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tỉnh đã huy động được một lượng vốn khá lớn để phân bổ cho các ngành và lĩnh vực, đồng thời cũng tạo ra những năng lực sản xuất phục vụ nhất định, phát triển kinh tế và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh cũng còn nhiều tồn tại và bất cập.
Qua thời gian nghiên cứu đề tài“Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp”, em đã tập trung
đánh giá thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư bằng