Hạn chế quản lý vốn đầu tư trong các khâu của quá trình đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc (Trang 47 - 48)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH

2. Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa

2.5.2.3. Hạn chế quản lý vốn đầu tư trong các khâu của quá trình đầu tư

Do chuyển từ nền kinh tế bao cấp hành chính quan liêu sang kinh tế thị trường, việc triển khai các dự án đầu tư ở Việt Nam vấp phải nhiều hạn chế trong thực hiện và quản lý ngân sách: các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về công tác đấu thầu; đơn vị chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án thiếu nguồn lực và kinh nghiệm, hoạt động tư vấn dự án chưa phát triển. Trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA còn thiếu vốn đối ứng, chất lượng thiết kế các dự án đạt thấp, thủ tục đầu tư và quy chế đấu thầu còn nhiều vướng mắc. Quá trình dự án còn chịu nhiều tác động của hệ thống phê duyệt phức tạp, những thách thức hành chính do phải thông qua các hệ thống quản lý của nhiều nhà tài trợ khác nhau.

Nhằm tăng cường hiệu quả và đưa tác dụng dự án về gần những người nghèo, đòi hỏi phải cải thiện khung ra quyết định phân cấp và có hướng đảm bảo đủ nguồn vốn cho các dự án cũng như cơ chế hoàn vốn (nếu là vốn vay), chất lượng công trình. Việc triển khai qui trình này còn gặp nhiều khó khăn. Một mặt, quyền tự chủ phê duyệt đầu tư chưa tương xứng với các yêu cầu về trách nhiệm giải trình và kết quả đầu tư, làm giảm tiến độ dự án và quá trình giải quyết thiếu hụt về cơ sở hạ tầng ở các tỉnh. Thực tế là chính quyền trung ương tham gia hướng dẫn địa phương thiết lập, phê duyệt dự án và phân bổ nguồn lực, nên chính quyền địa phương đùn đẩy trách nhiệm đối với những dự án kém, hơn là phải đối mặt với những hậu quả đòi hỏi tự chủ cao hơn. Mặt khác, do năng lực địa phương về xây dựng, thực hiện và thẩm định dự án còn yếu, chính quyền địa phương có xu hướng lựa chọn dự án nhỏ hoặc ước tính thấp yêu cầu về vốn để nhanh chóng có dự án, điều này nhiều khi ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Tuy nhiên, vấn đề cán bộ ở các địa phương nghèo chưa thể được giải quyết do chưa có giải pháp thích hợp, nhất là cơ chế tuyển vào học các trường đại học như cho phép địa phương nghèo gửi học sinh hoặc cán bộ vào các trường đại học.

Cơ chế phân bổ nguồn vốn đầu tư từ trung ương cho tỉnh chưa rõ ràng, chưa gắn được việc phân bổ nguồn lực với thực hiện mục tiêu kế hoạch đã lựa chọn và các chính sách đã đề ra, do đó hạn chế đưa CPRGS vào quy trình lập kế hoạch ở các cấp.

Chưa loại trừ được cơ chế “xin – cho”, nhất là đối với các dự án và chương trình mục tiêu. Hậu quả là tỉnh không dự kiến được trước nguồn lực ngân sách địa phương để chủ động xây dựng các mục tiêu kế hoạch trung hạn. Tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ từ trung ương, cố gắng tranh thủ “xin” được càng nhiều dự án càng tốt. Điều này thể hiện rất rõ qua nội dung “kiến nghị” trong các bản kế hoạch, mà phần nhiều là đề nghị trung ương hỗ trợ thêm vốn.

Công tác giải phóng mặt bằng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện quyết liệt và chưa chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc di dời, giải phóng mặt bằng một cách có hiệu quả. Đặc biệt là công tác tái định cư khu nhà nước thu hồi và chính sách bồi thường, đền bù, hỗ trợ đã khiến nhiều dự án không được triển khai hoặc triển khai chậm không đảm bảo hiệu quả đầu tư. Những vướng mắc này chủ yếu do cơ chế chính sách của nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất, minh bạch rõ ràng và phương thức triển khai thực hiện chưa phù hợp

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w