Tác động đến văn hoá xã hội

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc (Trang 43 - 44)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH

2.5.1.2.Tác động đến văn hoá xã hội

2. Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa

2.5.1.2.Tác động đến văn hoá xã hội

Giáo dục - đào tạo:

Quy mô, ngành nghề đào tạo của các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không ngừng được mở rộng; số sinh viên tuyển mới vào đại học và cao đẳng tăng bình quân hàng năm 18,2%. Công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh và chuyển đổi theo hướng tiếp cận với nhu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 ước đạt 40%, tăng 13% so với năm 2005 (KH đến năm 2010 đạt 38%). Xã hội hoá lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt kết quả khá; đến nay, đã có 23 trường tư thục, dân lập được thành lập (5 mầm non, 7 trường THPT, 11 trường trung cấp, cao đẳng)

Khoa học công nghệ

Hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong giai đoạn 2006 - 2010 đã bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm, tổ chức thực hiện 205 đề tài, dự án khoa học công nghệ với tổng kinh phí 143 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp khoa học 55,8 tỷ đồng chiếm gần 40% tổng kinh phí. Quỹ phát triển khoa học công nghệ được thành lập và đi vào hoạt động. Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, công nghệ và sở hữu trí tuệ được tăng cường.

Y tế, dân số - gia đình - trẻ em

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, tăng cường. Cơ sở vật chất y tế tuyến tỉnh, huyện được đầu tư nâng cấp, đã thành lập mới 04 bệnh viện chuyên khoa trên cơ sở nâng cấp các đơn vị y tế dự phòng; tổng số giường bệnh công lập là 5.380 giường, tăng 860 giường so với năm 2005. Chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến được nâng lên. Công tác y tế dự phòng được chú trọng, không để xảy ra các dịch bệnh lớn, các loại dịch bệnh nguy hiểm được phòng chống và ngăn chặn kịp thời, số bệnh nhân mắc các bệnh xã hội giảm. Xã hội hoá lĩnh vực y tế đạt kết quả khá: đã có 03 bệnh viện ngoài công lập đi vào hoạt động, 03 bệnh viện đang xây dựng; nhiều phòng khám tư nhân được thành lập, nhiều hình thức liên

dự kiến có 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, tăng 43 % so với năm 2005 (KH là 75% vào năm 2010); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 25%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đã giảm xuống dưới 1%, đạt kế hoạch.

Lao động, việc làm, các vấn đề xã hội và xoá đói giảm nghèo

Các chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình 134, 135, 257…, các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được các ngành, các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả; cùng với đó là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người nghèo đã góp phần tích cực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 34,71% năm 2005 xuống 14,85% năm 2010, vượt kế hoạch (KH năm 2010 còn 20%). Các chính sách an sinh xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị thiên tai, rủi ro được duy trì và thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc (Trang 43 - 44)