Công tác thanh kiểm tra

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc (Trang 48 - 49)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH

2.5.2.4.Công tác thanh kiểm tra

2. Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa

2.5.2.4.Công tác thanh kiểm tra

Công tác thanh tra đã giúp cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng được nghiêm túc hơn. Chất lượng, hiệu quả giải quyết các công việc trong quản lý, đầu tư xây dựng đã được nâng lên một bước; năng lực quản lý của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng ngày càng được nâng lên, đáp ứng được các yêu cầu, quy định của pháp luật. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng ngày càng được quan tâm đã giúp sức cho việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, ổn định trật tự, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tình trạng buông lỏng việc thực hiện công tác giám sát đầu tư cũng tồn tại ở nhiều ngành, địa phương. Đến hết tháng 9, song nhiều cơ quan vẫn chưa có báo cáo

giám sát, đánh giá đầu tư 6 tháng đầu năm. Địa phương có tỉ lệ các dự án thực hiện

giám sát đầu tư thấp hơn 50% tổng số các dự án đang thực hiện trong kỳ hoặc gửi báo cáo giám sát đầu tư còn không có số liệu, không có phân tích, đánh giá cụ thể, kiến nghị, đề xuất. Công tác thanh kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức, các sai phạm gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phát hiện được xử lý chưa nghiêm cũng góp phần quan trọng làm giảm hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản chưa cao, còn xảy ra hiện tượng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, nợ đọng xây dựng cơ bản lớn.

Chất lượng công tác giám định đầu tư và nghiệm thu công trình tuy đã có quy trình được Bộ xây dựng ban hành, tuy nhiên trên thực tế thời gian qua công tác thực hiện giám sát đầu tư và nghiệm thu công trình chưa được thực sự nghiêm túc, có lúc còn qua loa đại khái, mang tính hình thức dẫn đến tình trạng một số công trình vừa quyết toán xong đã xuất hiện hiện tượng nứt nún, thấm dột, xuống cấp… Hiệu quả hoạt động của đội ngũ quản lý chất lượng công trình còn thấp, thiếu cán bộ có chuyên môn sâu cũng như đạo đức nghề nghiệp

Công tác bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình đôi lúc còn xem nhẹ, không bố trí đủ kinh phí thực hiện duy tu bảo dưỡng nên công tác này mang tính chất chắp vá, không đồng bộ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến công trình nhanh chóng bị xuống cấp, hư hỏng, làm giảm hiệu quả đầu tư, đặc biệt đối với các công trình giao thông, công trình thủy lợi

2.5.2.4. C«ng t¸c chuÈn bÞ ®Çu t mét sè dù ¸n cha tèt

Một số trường hợp do chất lượng công tác tư vấn lập dự án, thiết kế thẩm định yếu làm cho cấp có thẩm quyền khi ra những quyết định liên quan đến trình tự, thủ tục XDCB như quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác, dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung. Ví dụ như các dự án hồ làng thum, nhà thi đấu, trụ sở huyện uỷ Sơn động,... phải điều chỉnh dự án đến lần thứ ba. Nhiều trường hợp, cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, thậm chí có công trình chỉ định thầu khởi công được 3-4 tháng nhưng vẫn chưa được duyệt cách thủ tục trên. Đây là những sơ hở trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc (Trang 48 - 49)