Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 116 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
116
Dung lượng
828,68 KB
Nội dung
i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH §inh V¨n S¬n TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ (Chuyên ngành: Quản lý kinh tế) Th¸i Nguyªn, n¨m 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH §inh V¨n S¬n TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Quản lý kinh tế M· sè: 60-34-01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Trường Giang Th¸i Nguyªn, n¨m 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Bùi Trường Giang- Vụ Trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước và sự giúp đỡ của Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên, đồng nghiệp cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên. Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do kết quả nghiên cứu của tôi. Các tài liệu, số liệu có trong Luận văn là do tự tôi thu thập, tổng hợp từ cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên, sách, tạp chí khoa học, website của Ngành, của tỉnh Thái Nguyên; các kết quả nghiên cứu, chỉ tiêu thống kê đã được công bố. Các trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012 Học viên Đinh Văn Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giảng viên đã tham gia giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, khoa học để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình theo chương trình đề ra. Để hoàn thành Luận văn thạc sỹ này, tôi đã được sự chỉ dẫn tận tình của Tiến sỹ Bùi Trường Giang- Vụ Trưởng Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước. Tôi xin gửi tới Nhà khoa học, Nhà lãnh đạo quản lý - Tiến sỹ Bùi Trường Giang lời cảm ơn trân trọng nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên, các đồng chí cán bộ nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012 Học viên Đinh Văn Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC STT Nội dung Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng biểu, sơ đồ vii Mở đầu 1 1 Sự cần thiết phải nghiên cứu 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4 Những đóng góp mới của luận văn 4 5 Kết cấu luận văn 4 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác BHXH 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1 Khái niệm về BHXH 5 1.1.2 Các dạng BHXH 7 1.1.3 Đặc điểm của BHXH 8 1.1.4 Khung khổ pháp luật và cơ chế chính sách BHXH 9 1.1.5 Tài chính BHXH 10 1.1.6 Điều kiện thực hiện các chế độ BHXH 11 1.1.7 Chức năng của BHXH 13 1.1.8 Vai trò ý nghĩa của BHXH 14 1.2. Cơ sở thực tiễn 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.2.1 BHXH trên Thế giới 16 1.2.2 BHXH ở Việt Nam 18 1.3. Quan điểm về BHXH của Đảng và Nhà nước ta 21 1.3.1. Quan điểm về BHXH của Đảng 21 1.3.2. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam với BHXH 24 Chương 2. Phương pháp nghiên cứu 31 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu 31 2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31 2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin 31 2.1.3 Phương pháp tổng hợp thông tin 32 2.1.4 Phương pháp phân tích thông tin 33 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33 2.3.1 Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33 2.3.2 Tổng hợp lao động và số thu BHXH các năm 33 2.3.3 Tổng hợp cơ cấu tham gia BHXH của các loại hình lao động 34 2.3.4 Tổng hợp chi BHXH các năm 34 2.3.5 Tổng hợp cơ cấu tổ chức và quy trình thực hiện BHXH 34 Chương 3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 36 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36 3.2 Phân tích tình hình thực tế về vấn đề nghiên cứu 46 3.2.1 Cơ quan tổ chức thực hiện BHXH ở thành phố Thái Nguyên 46 3.2.1.1 Chức năng nhiệm vụ của BHXH thành phố Thái Nguyên 47 3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH thành phố Thái Nguyên 48 3.2.2 Thực trạng công tác BHXH ở thành phố Thái Nguyên 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.2.2.1 Công tác thu và cấp sổ BHXH 49 3.2.2.2 Công tác kế toán và chi trả các chế độ BHXH 55 3.2.2.3 Công tác tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHXH 57 3.2.3 Một số nhận xét về công tác BHXH ở thành phố Thái Nguyên 60 3.2.3.1 Ưu điểm 60 3.2.3.2 Những thiếu sót 62 3.2.4 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm 63 3.2.4.1 Nguyên nhân thành công 63 3.2.4.2 Nguyên nhân của thiết sót 64 3.2.4.3 Một số kinh nghiệm 65 Chương 4. Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện Luật BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 67 4.1 Quan điểm định hướng của toàn ngành 67 4.2 Những giải pháp nhằm phát triển BHXH ở thành phố Thái Nguyên 71 4.2.1 Hoàn thiện và đảm bảo về mặt pháp lý 71 4.2.2 Tăng cường lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Chính quyền 72 4.2.3 Mở rộng đối tượng tham gia BHXH 73 4.2.4 Đổi mới cơ chế quản lý tài chính 73 4.2.5 Đổi mới công tác tổ chức cán bộ 74 4.2.6 Tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động BHXH 76 4.2.7 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền 77 4.3 Một số kiến nghị, đề xuất 79 Kết luận 84 Tài liệu tham khảo 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội SL : Sắc lệnh CP : Chính phủ QH : Quốc hội BHYT: Bảo hiểm y tế KCB : Khám chữa bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 3.1 : Kết quả công tác thu BHXH 52 Bảng 3.2 : Cơ cấu tham gia BHXH của các loại hình lao động 53 Bảng 3.3 : Tổng hợp chi trả các chế độ BHXH 56 Bảng 3.4 : Tổng hợp chi chế độ BHXH ngắn hạn 56 Bảng 3.5: : Tổng hợp chi lương hưu và trợ cấp BHXH 57 Biểu 3.1 : Diễn biến kết quả công tác thu BHXH 52 Biểu 3.2 : Cơ cấu tham gia BHXH của các loại hình lao động 54 Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan BHXH 47 Sơ đồ 3.2 :Cơ cấu tổ chức của BHXH thành phố Thái Nguyên 48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó mang trong mình bản chất nhân văn sâu sắc vì cuộc sống an bình, hạnh phúc của con người. Trong suốt cuộc đời, mỗi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành bình thường đều trải qua một quá trình lao động để nuôi sống gia đình mình và đóng góp một phần vào sự phát triển chung của xã hội. Tham gia BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng và Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm đến công tác BHXH. Chính phủ đã ban hành các sắc lệnh về chính sách BHXH, và sau đó là Điều lệ tạm thời quy định các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang. Chính sách BHXH ban hành đã kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng cho từng thời kỳ, đồng thời đảm bảo nguyên tắc hưởng thụ theo cống hiến có tính đến sự ưu đãi cho người lao động cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân. Qua nhiều lần ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của từng thời kỳ, chính sách BHXH ở nước ta đã đạt được những kết quả to lớn trong việc ổn định đời sống cho hàng triệu người lao động. Trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế, trước sự biến đổi lớn lao và không ngừng của xã hội Việt Nam, kể từ sau khi đất nước thống nhất và nhất là từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách BHXH đã bộc lộ một số nhược điểm và nhiều lúc chưa theo kịp với đà phát triển của nền kinh tế xã hội. Việc xây dựng, hoạch định, ban hành và tổ chức triển khai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... Phương pháp nghiên cứu thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Chương 3 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Chương 4: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện luật BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC BHXH... trực tiếp thực hiện công tác BHXH, với mong muốn nghiên cứu thực trạng triển khai Luật BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đồng thời đề xuất, đóng góp một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tới, tôi lựa chọn đề tài: "Tổ chức thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp" làm luận văn tốt nghiệp của mình Thời gian nghiên cứu và trình... xã hội hiện tại mà còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề mà xã hội cũ để lại cũng như giải quyết những vấn đề của tương lai Công cụ điều chỉnh các vấn đề xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó chính là những chính sách xã hội Chính sách xã hội được biểu hiện là công cụ của Nhà nước được thể chế hoá nhằm tác động vào mối quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng xã hội, tiến bộ xã hội và. .. nhập của người lao động và gia đình họ Đây là chức năng cơ bản thực hiện rõ bản chất kinh tế và bản chất xã hội của BHXH Chức năng phân phối lại thu nhập: Chức năng này thực hiện khi người lao động tham gia BHXH thực hiện việc san sẻ rủi ro với cộng đồng theo thời gian BHXH; thực hiện phân phối lại theo chiều ngang giữa các nhóm người, giữa các thế hệ tham gia BHXH và thực hiện nguyên tắc: "Lấy của... chính sách xã hội là Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với sự tham gia tư vấn của các tổ chức chính trị - xã hội, như: Mặt trận Tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Liên hiệp các hội Khoa học - kỹ thuật, đại biểu cho giới trí thức, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên Chính sách xã hội bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn của xã hội, những... ra bình thường và đời sống của mọi thành viên trong xã hội ổn định BHXH giống bảo hiểm thương mại ở mục đích cuối cùng là góp phần đảm bảo cho tái sản xuất xã hội diễn ra bình thường, đời sống các thành viên trong xã hội an toàn và ổn định nhưng khác nhau ở đối tượng tác động, tính chất và phương thức hoạt động Tính chất kinh doanh trong phương thức hoạt động của bảo hiểm thương mại thể hiện rất rõ,... sinh sống thành cộng đồng thì các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng được hình thành và cũng từ đó nảy sinh những vấn đề xã hội Xã hội loài người càng phát triển thì những vấn đề xã hội cũng càng ngày phức tạp hơn Mỗi chế độ chính trị - xã hội khác nhau có những vấn đề xã hội mang tính chất riêng nhưng cũng có những vấn đề xã hội mang tính chất chung, đều phải giải quyết... xã hội và cũng cho thấy chính sách và chế độ BHXH ở nước ta thực sự đã trở thành chỗ dựa vững chắc của người lao động và góp phần tích cực trong sự phát triển nền kinh tế - xã hội đất nước Có thể nói BHXH là mảng an sinh xã hội trọng tâm trụ cột của đất nước, với tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn đó, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2006 đã xây dựng thành. .. là, việc tổ chức bộ máy thực hiện sự nghiệp BHXH cho các thành phần kinh tế phải đảm bảo tính hệ thống, tập trung; trình độ cán bộ phải được nâng cao ngang tầm với yêu cầu của xã hội và phải được Nhà nước, Chính phủ kiểm tra, giám sát quỹ BHXH 1.1.7 Chức năng của BHXH BHXH không những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội rất cao Vì vậy, về tổng quát BHXH có những chức năng sau: Chức năng đảm bảo thay... diện con người Để giải quyết các vấn đề xã hội cần phải đề ra các chính sách xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của vấn đề chính sách xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nghị quyết nêu rõ: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, . 3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện luật BHXH trên địa bàn thành phố Thái. Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ với đề tài: Tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp . HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH §inh V¨n S¬n TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP