- Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN Pháp luật chỉ có thểđược thực hiện trên cơ sở của một hệ thố ng pháp
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
(Số liệu thống kê năm 2009)
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ
quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
Tỉnh Thái Nguyên có địa hìnhkhông phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của tỉnh cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả
nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi.
Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở
huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn,
đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc
gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài.
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’Mông, Sán chay, Hoa và Dao.
Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao
động có trình độ.
Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viện đa khoa Trung ương, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ
Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mưa bay, Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu
đô thị hai bờ Sông Cầu...
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề
trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị
trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ
nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉđạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...
Năm 2009, kinh tế cả nước phải chịu những tác động từ những bất
ổn và suy thoái của kinh tế thế giới, đặc biệt khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế; tuy nhiên kinh tế Thái Nguyên với đặc điểm là phụ thuộc không nhiều vào xuất khẩu và tỷ trọng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước nên kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng nhẹ
hơn so với cả nước. Bên cạnh đó, bằng những chính sách mạnh mẽ, kịp thời, phù hợp; cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 trên địa bàn đã dần phục hồi trong quý II và phát triển ổn định trở
lại trong quý III và quý IV/2009, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1% (kế hoạch điều chỉnh là tăng 9%); GDP bình quân đầu người năm 2009
ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu
đồng/người so với năm 2008.
- Tạo việc làm mới cho 16.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao
- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2009 là 13,99%, giảm 3,75% so với năm 2008, vượt mục tiêu kế hoạch (kế hoạch là giảm 2,5%).
Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là 3 năm gần đây (2007, 2008, 2009) mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.
Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:
Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương
đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Với mục tiêu cụ thể như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12% - 13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm;
- GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 – 39 %, nông nghiệp chiếm 16 – 17 % vào
năm 2010; tương ứng đạt 46-47%, 39-40%, 13 - 14% vào năm 2015;
đạt 47 - 48%, 42 - 43%, 9 - 10% vào năm 2020.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 - 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020
đạt 15 - 16% năm.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 - 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 - 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt trên 20%/năm.
- Tốc độ tăng dân số trong cả thời kỳ 2006 – 2020 đạt 0,9 %/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 - 0,82 %/năm và tăng cơ
học đạt 0,08 - 0,1 %/năm.
- Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ
thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hoá toàn bộ trường, lớp học; mỗi huyện có ít nhất 03 trường trung học phổ thông.
- Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.
- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao
thời kỳ 2011 – 2020; bảo đảm trên 95 % lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 – 40 % vào năm 2010 và đạt 68 – 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ
tướng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 – 3 % vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên trên 0,7 % vào năm 2010 và trên 0,8 % vào năm 2020.
- Bảo đảm trên 90 % số hộ gia đình được dùng nước sạch vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 100 % vào trước năm 2020; 100 % số hộ có
điện sử dụng vào trước năm 2010.
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35 % vào năm 2010 và đạt 45 % vào năm 2020.
- Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50 % vào năm 2020.
- Bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn. - Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 14 – 16 %/năm và thời kỳ 2011 – 2020 đạt 16 – 18 %/năm.
Với quyết tâm tăng trưởng cao từ 12,5 %/năm trở lên, Thái Nguyên sẽ tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tư có tiềm năng vào các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ sắt thép, các lĩnh vực sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện, điện tử và các sản phẩm từ
chè; các dự án đầu tư lớn để nâng cấp Khu du lịch Hồ Núi Cốc lên thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia; Khu Du lịch sinh thái - lịch sử Thần
Sa Võ Nhai, Hồ Suối Lạnh; các Dự án Sân golf ở Hồ Núi Cốc, khu sinh thái Lương Sơn – thành phố Thái Nguyên, khu Hồ Suối Lạnh - Phổ
Yên, Hồ thuỷ lợi - thuỷ điện Văn Lăng; xây dựng mới, cải tạo các chung cư, xây dựng nhà ở cho công nhân thuê ở các Khu công nghiệp tập trung, các Siêu thị và các Trung tâm Thương mại, Nhà hàng, khách sạn 3 sao trở lên; các dự án thành lập hoặc hợp tác đầu tư về Trường Đại học Quốc tế với các ngành học thiết thực, Bệnh viện Quốc tế với các chuyên khoa sâu tại Thái Nguyên. Ngoài ra, đầu tư vào hạ tầng xe buýt cũng là một lĩnh vực đang ưu tiên (Thái Nguyên là tỉnh chưa phải bù lỗ cho vận tải xe buýt).
Đóng góp phần lớn cho các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh là thành phố Thái Nguyên – Đô thị loại I, Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80km. Tổng diện tích tự nhiên 18.970 ha, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp huyện Phú Bình, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công. Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Hiện thành phố có 28 đơn vị hành chính gồm 18 phường, 10 xã với tổng diện tích 18.970 ha, dân số toàn đô thị hơn 330 nghìn người.
Quá trình hình thành, phát triển của thành phố công nghiệp đầu tiên của Việt Nam - thành phố Thái Nguyên sau nửa thế kỷ được đánh dấu bằng các mốc son sự kiện:
Theo quyết định số 114/CP ngày 19-10-1962 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Thái Nguyên được nâng cấp thành thành phố Thái Nguyên, thuộc
tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên hơn 100 km2 và với dân số khoảng 60.000 người.
Ngày 30/10/1996, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 802/TTG phê duyệt quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, công nhận thành phố Thái Nguyên là trung tâm vùng Việt Bắc.
Ngày 14/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 135/2002/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II.
Ngày 02/11/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 278/2005/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.
Ngày 01/9/2010, Thủ tướng Chính phủđã có quyết định số 1615/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, với một số thế mạnh sau đây: