- Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006.
1.3.1. Quan điểm về BHXH của Đảng
Ngay từ khi ra đời năm từ 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra
đường lối cách mạng giải phóng dân tộc tiến tới cách mạng xã hội chủ
nghĩa, giải phóng con người khỏi áp bức, bất công. Chương trình Việt Minh đã đề ra chính sách xã hội cụ thể: "Đối với công nhân, ngày làm việc 8 giờ; định tiền lương tối thiểu; cứu tế thất nghiệp; xã hội bảo hiểm; thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ; lập các giấy giao kèo giữa chủ và thợ, công nhân già có lương hưu trí...". Những định hướng về chính sách xã hội từ buổi đầu sơ khai đã mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III của Đảng (ngày 10/9/1960), Ban Chấp hành Trung ương đã định ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, trong đó có một nội dung lớn là: "Cải thiện đời sống vật chất và vǎn hóa của nhân
dân thêm một bước, làm cho nhân dân ta được ǎn no, mặc ấm, tǎng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị". Hơn nửa thế kỷ, từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân và nhất là từ khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, sự nghiệp BHXH đã từng bước được hoàn thiện và trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược con người của Đảng. Mục tiêu của chính sách BHXH của Đảng ta là chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần, chăm lo sức khỏe của người lao động. Đảng lãnh đạo BHXH là nguyên tắc, đồng thời là sự bảo đảm cho hoạt động BHXH đúng hướng. Thực hiện chính sách BHXH là góp phần ổn định
đời sống cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả
năng lao động. Trên cơ sở đó, góp phần đảm bảo sự phát triển bình thường và ổn định của sản xuất, đảm bảo sự công bằng, trật tự an toàn và tiến bộ xã hội. Các chế độ chính sách về BHXH do Nhà nước ta ban hành, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; thật sự là nguồn cổ vũ động viên người lao động yên tâm, phấn khởi lao động sản xuất, dũng cảm chiến đấu, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong quản lý, sử dụng và điều tiết lực lượng lao động xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự đi lên của đất nước, bước vào thời kỳ đổi mới, các chếđộ, phương thức quản lý về BHXH theo các quy định trước
đó đã trở nên bất cập, bộc lộ nhiều điểm không phù hợp. Tài chính về
BHXH ngày càng mất cân đối nghiêm trọng, số thu quá ít so với tổng số
cho ngân sách Nhà nước; đối tượng tham gia BHXH chỉ bó hẹp trong
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, chưa mở
rộng đến người lao động trong các thành phần kinh tế khác, nên chưa tạo
được sự công bằng xã hội và làm giảm tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội
đối với người lao động.
Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ VII (ngày 27/6/1991) của Đảng, phần phương hướng nhiệm vụ trong 5 năm 1991-1995 đã khẳng định: "Đổi mới chính sách BHXH theo hướng: mọi người lao động và đơn vị
kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào quỹ BHXH. Từng bước tách quỹ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước khỏi ngân sách và hình thành quỹ BHXH chung cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế". Xây dựng một chính sách BHXH phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, đáp ứng nguyện vọng của
đông đảo người lao động, người sử dụng lao động, phù hợp với xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi khách quan. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng xác
định: " Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội... Thiết lập một hệ thống đồng bộ và đa dạng về bảo hiểm và trợ cấp xã hội. Có chính sách thích đáng đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cán bộ lão thành, những người về hưu. Chăm lo đời
sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ
côi...".
Văn kiện Đại hội lần thứ VIII (01/7/1996) của Đảng cũng đã chỉ
rõ: "Thực hiện và hoàn thiện chế độ BHXH, bảo đảm đời sống người nghỉ hưu được ổn định, từng bước được cải thiện. Xây dựng Luật BHXH",... "Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, áp dụng bắt buộc đối với các cơ quan, các doanh nghiệp".
Để tạo tiền đề vững chắc, đưa chính sách BHXH tiếp tục chuyển biến rõ rệt và tạo cơ sở cho ngành BHXH phát triển, ngày 26/5/1997, Bộ
Chính trị đã có Chỉ thị số 15-CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo thực hiện các chếđộ BHXH". Ngay sau khi Bộ Chính trị có Chỉ thị số 15-CT/TW, các cấp ủy, chính quyền ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã nhanh chóng có văn bản chỉ đạo dưới các hình thức như Chỉ thị, Thông tri, công văn... về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH trên các địa bàn. Đồng thời, tổ chức quán triệt sâu rộng, kịp thời nội dung Chỉ thị của Bộ Chính trị đến từng cán bộ, đảng viên. Qua việc nghiên cứu, quán triệt đã làm chuyển biến và nâng cao nhận thức tư tưởng của các cấp ủy, chính quyền về chính sách BHXH, làm cho cán bộ, đảng viên thấy rõ hơn mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chính sách nhân đạo này. Từ đó xác định được trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đặc biệt là tạo ra cơ chế phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, công tác BHXH ở nước ta đã có những bước tiến quan trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.