Công tác thu và cấp sổ BHXH

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 75)

- Vị thế là trung tâm văn hoá lịch sử truyền thống

3.2.2.1. Công tác thu và cấp sổ BHXH

Được thực hiện theo Quyết định số: 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 11 năm 1999 của BHXH Việt Nam ban hành "Về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam" và các quyết định bổ sung thay thế khác. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân và người lao động, phải tham gia đóng BHXH để

thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động theo quy định của

Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ; Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ; Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã phường, thị trấn và Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ quy định việc người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và theo Luật BHXH số 71/2006/QH11.

Định kỳ hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia đóng đầy đủ phần đóng BHXH của người sử dụng lao động và

tiền lương cho người lao động. BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương, BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thu BHXH đúng kỳ, đủ số lượng, theo

đúng quy định, cấp đối chiếu và xác nhận trên sổ BHXH cho người lao

động tham gia BHXH.

Có thu, mới có chi là nguyên tắc hoạt động của cơ quan BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chính vì vậy mà công tác thu BHXH và quản lý nguồn thu BHXH có vai trò quan trọng trong hoạt

động của ngành BHXH. Do đó, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện thu BHXH theo mô hình 3 cấp từ cấp Trung ương đến tỉnh và đến các huyện.

Hàng năm, BHXH Việt Nam dựa vào kết quả công tác thu BHXH, số lượng lao động trên địa bàn tỉnh để đề ra kế hoạch nhiệm vụ chung của ngành trong các năm tiếp theo. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng căn cứ dựa vào đó để đề ra phương hướng, chỉ tiêu thu BHXH cho các cơ quan BHXH tỉnh.

Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch này, các cơ quan BHXH tỉnh sẽ

xem xét đối chiếu lại quỹ tiền lương, số lượng lao động của các đơn vị tổ

chức tham gia đóng góp trên địa bàn tỉnh và các huyện để triển khai kế

hoạch cụ thể đến từng BHXH huyện. Để có được các chỉ tiêu kế hoạch ở

trên thì hàng quý các cơ quan BHXH huyện phải tổng hợp đầy đủ kế

hoạch thu BHXH của các đơn vị do mình quản lý; tổ chức thu, ghi sổ

BHXH gửi cho cơ quan BHXH tỉnh vào ngày 22 của tháng cuối quý trước. BHXH tỉnh sẽ tổng hợp đầy đủ kế hoạch thu của tất cả các đơn vị

trên địa bàn và gửi kịp thời về BHXH Việt Nam vào ngày 30 của tháng cuối quý trước.

Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ được xây dựng là đến bước tổ chức triển khai thực hiện, các cơ quan BHXH tỉnh, BHXH huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn mình quản lý lập danh sách và quỹ

tiền lương hàng tháng, quý để xác định số tiền BHXH mà các đơn vị

phải đóng góp; số tiền này được các đơn vị nộp tập trung vào một tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh và ngay sau đó chúng lại được chuyển tập trung vào tài khoản thu của BHXH Việt Nam.

Các cán bộ, viên chức thuộc Bộ phận Thu có trách nhiệm: Tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách về BHXH, quyền lợi và nghĩa vụ

của người lao động và người sử dụng lao động; hướng dẫn đơn vị sử

dụng lao động lập danh sách lao động và quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH; hướng dẫn đơn vị làm đối chiếu danh sách tăng giảm mức đóng BHXH hàng tháng đến từng người lao động, lập bảng đối chiếu thu nộp BHXH; thông báo cho các đơn vị sử dụng lao động về số tài khoản thu BHXH tại ngân hàng, kho bạc huyện, mức thu phí BHXH; thống nhất với các đơn vị sử dụng lao động về lịch làm việc hàng tháng giữa cán bộ

chuyên quản với các đơn vị sử dụng lao động; kiểm tra sổ lương, bảng thanh toán lương để đối chiếu với danh sách đơn vị sử dụng lao động đã

đăng ký tham gia BHXH nhằm yêu cầu đơn vị đăng ký đóng BHXH cho những người lao động trong diện đóng BHXH bắt buộc (nếu đơn vị sử

dụng lao động chưa đăng ký đóng); đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH. Ngoài ra, cán bộ thu BHXH cũng phải kiểm tra xác nhận số thu BHXH để thanh toán 3 chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng

sức và hướng dẫn cho các đơn vị viết các tờ khai đề nghị cấp sổ BHXH, ghi chép vào sổ BHXH.

Về quản lý nguồn thu quỹ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng góp, (trong đó chủ yếu là sự đóng góp của người lao động bằng 7 % tiền lương và người sử dụng lao động bằng 17 % tổng quỹ tiền lương của đơn vị) đều được tập trung thống nhất vào một tài khoản thu BHXH mở tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Hàng tháng, định kỳ vào ngày 10, 20, 30, BHXH thành phố Thái Nguyên chuyển hết toàn bộ số

tiền thu BHXH kịp thời về BHXH tỉnh Thái Nguyên; đồng thời đối chiếu kiểm tra chốt số liệu chính xác số dư trên tài khoản thu BHXH tại ngân hàng, kho bạc kịp thời đúng quy định.

Bảng 3.1: Kết quả công tác thu BHXH

Năm Số lao động tham gia

(người) Số thu (triệu đồng) 2001 3.650 6.795 2003 5.683 11.689 2005 7.318 17.872 2007 9.458 28.975 2008 11.066 38.242 2009 12.441 53.779 2010 14.421 80.319

Biểu 3.1: Diễn biến kết quả công tác thu BHXH 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2001 2003 2005 2007 2008 2009 2010 Số người (đv:người) Số tiền thu (đv:triệu đ)

Đánh giá công tác thu BHXH:

Kết quả thu đạt được qua các năm gia tăng nhanh chóng góp phần cho BHXH tỉnh Thái Nguyên tạo lập được nguồn quỹ BHXH rất lớn. Để đạt được kết quả thu BHXH như trên, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của cơ

quan BHXH thành phố Thái Nguyên, còn có thêm một số yếu tố cơ bản sau:

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mà kéo theo là nở rộ

hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập mới, với xu hướng mở cửa hội nhập, quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuận lợi khi có các chính sách ưu đãi của nhà nước và

đương nhiên phải tham gia BHXH cho người lao động là bắt buộc.

Tuy nhiên, hạn chế trong công tác thu là số doanh nghiệp ở khu vực ngoài quốc doanh tham gia BHXH so với tổng số đăng ký kinh doanh vẫn còn rất ít. Các doanh nghiệp đăng ký thành lập nhiều nhưng thực sự hoạt động sản xuất kinh doanh không phải là tất cả, hoặc với quy mô nhỏ và quy mô hộ gia đình không sử dụng lao động ngoài người thân. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao

động để không trích nộp BHXH cho người lao động. Mặt khác ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã hầu như không có tổ

chức công đoàn nên việc bảo vệ, đòi hỏi và đấu tranh cho người lao

động còn bị hạn chế nhiều.

Mức tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH theo lộ trình

được Chính phủ điều chỉnh theo các năm: đối với khối hành chính sự

nghiệp và khối doanh nghiệp nhà nước thì người lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng lên. Mặt khác, do nền kinh tế xã hội của nước ta ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu về cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có thu nhập càng lớn. Chính vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước đã nhiều lần tăng mức lương tối thiểu chung, cũng như mức lương tối thiểu áp dụng đối với khu vực doanh nghiệp. Do vậy mức lương được tăng lên làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.

Bảng 3.2: Cơ cấu tham gia BHXH của các loại hình lao động

Đơn vị tính: người

TT Loại hình 2003 2005 2007 2008 2009 2010

1 Hành chính sự nghiệp 4.412 4.386 4.255 4.431 4.832 5.716 2 Doanh nghiệp nhà nước 33 375 385 384 25

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)