BHXH trên thế giớ

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)

- Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006.

1.2.1.BHXH trên thế giớ

Trong thời cổ đại, con người ngoài phần nỗ lực của bản thân còn phải đoàn kết lại với nhau để kiếm sống và đấu tranh với thiên nhiên. Khi gặp rủi ro mỗi người tự phải chịu đựng và khắc phục. Sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mang tính tự phát và mới được thực hiện trong phạm vi các thành viên trong gia đình, thân tộc, một nhóm người hay các thành viên cùng bộ lạc.

Đến giai đoạn có phân công lao động, sản xuất phát triển thì quan hệ tác động lẫn nhau giữa cá nhân, giữa các cộng đồng được mở rộng. Tôn giáo phát triển, hội nhà chùa, hội nhà thờ... được hình thành. Sự trợ

giúp này mang mục đích từ thiện, nhằm giúp đỡ các tín đồ, đạo hữu khi gặp các nghịch cảnh rủi ro nghèo đói, mồ côi, bệnh tật... Những hoạt

động nhân ái của người lao động đã thức tỉnh thêm "tính bản thiện" trong các nhà cầm quyền và cũng để ngăn chặn rối loạn xã hội có thể

nảy sinh làm ảnh hưởng đến địa vị thống trị. Không ít nhà cầm quyền đã tham gia hoạt động từ thiện, trích công quỹ để tế bần, phát chẩn cho những người túng đói. Nhiều ông Vua, bà Chúa coi việc hỗ trợ các gia

đình nhằm giảm thiểu nghèo đói không chỉ là nghĩa vụ nhân đạo mà còn là một trong những nguyên tắc quan trọng để yên dân, thịnh nước.

Đến giai đoạn công nghiệp phát triển, chủ nghĩa tư bản ra đời, hàng loạt người lao động nông thôn chuyển ra thành thị tìm việc làm và

sinh sống. Số người làm công ăn lương tăng mạnh. Trong khoảng từ thế

kỷ 16 đến thế kỷ 18, một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, tình đoàn kết tương thân, tương ái giữa những người làm thuê được phát triển và lan rộng ở nhiều nơi. Ở một số nước Châu Âu nhiều quỹ tương trợ được thành lập. Ví dụ, Anh năm 1973 có hội “Bằng hữu”. Hội này đã giúp hội viên trong các trường hợp ốm đau, thương tật. Đặc biệt đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, giai cấp công nhân công nghiệp ngày càng đông bao gồm những người lao động thành thị, lao động nông thôn, làm công

ăn lương. Họ lấy tiền lương làm nguồn sống chủ yếu. Nếu ốm đau, tai nạn, sinh con... phải nghỉ việc và không có lương, cuộc sống lập tức bị đe dọa. Hơn nữa những rủi ro, tai biến thường xuyên uy hiếp những người làm công ăn lương như các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hoặc gánh nặng gia đình khi có người là lao động chính chết

đi... Để giảm thiểu những khó khăn cho người làm công ăn lương, nhiều hình thức trợ giúp xã hội đã nối tiếp nhau ra đời. Bên cạnh những khoản tiền khiêm tốn của các hội tương tế còn có những quỹ tiết kiệm được Nhà nước thành lập với sự đóng góp của người sử dụng lao động nhằm chu cấp cho người lao động thuộc quyền quản lý khi họ bị ốm đau hoặc tai nạn lao động.

Trong quá trình phát triển công nghiệp, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, nhiều Chính phủ của các nước nhất là các nước công nghiệp, đã bắt đầu đề ra và thực hiện mội số chính sách, chế độ nhằm ổn

định xã hội, giúp đỡ thích hợp cho người lao động yên tâm lao động sản xuất. Điển hình, năm 1850 dưới thời Thủ tướng nước Đức: ông Bis - Mác, nhiều bang của nước này đã giúp các địa phương lập quỹ bảo hiểm

ốm đau. Công nhân đóng tiền để được bảo hiểm. Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc bắt nguồn từ đây và người được bảo hiểm phải tham gia đóng bảo hiểm. Năm 1883, chế độ ốm đau được phổ cập trong toàn nước Đức do các hội tương tác của công nhân quản lý. Năm 1884 xuất hiện tiếp bảo hiểm các rủi ro nghề nghiệp (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) do các hiệp hội chủ doanh nghiệp quản lý. Năm 1889 xuất hiện chế độ bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật do chính quyền các tỉnh quản lý.

Thế là trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến năm 1889 một hệ

thống BHXH đầu tiên đã ra đời với sự tham gia của người làm công ăn lương, theo nguyên tắc người được bảo hiểm phải đóng phí BHXH và ba thành viên là người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước đều có vị trí trong việc quản lý hệ thống. Từ đó, rất nhiều nước đã sử dụng cơ chế này trong hệ thống BHXH của nước mình.

Sáng kiến về BHXH của chính quyền Bis - Mác được nhiều nước Châu Âu tiếp nhận. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, liên tiếp các nước Mỹ

La Tinh, Hoa Kỳ, Canada đều áp dụng chế độ BHXH. Từ sau đại chiến thế giới thứ 2 và sau khi giành được độc lập, nhiều nước Châu Phi, Châu Á và vùng Caribê lần lượt áp dụng chếđộ BHXH ở nước mình. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng các nước áp dụng chếđộ BHXH chủ yếu là áp dụng hình thức BHXH đặc trưng có sự đóng góp phí BHXH của người được bảo hiểm. Còn về các chế độ trợ cấp thì mỗi nước tùy theo đặc điểm kinh tế - xã hội và truyền thống của nước mình mà thêm bớt, không rập khuôn máy móc. Nội dung cụ thể của từng chế độ trợ cấp cũng không

đồng nhất trong cả nước. Chế độ trợ cấp thất nghiệp đã có ở Nauy, Đan Mạch từ năm 1990, ở Anh 1991... và đến nay vẫn có một số nước chưa

triển khai thực hiện BHXH. Trên cơ sở các cơ chếđa dạng bảo vệ người lao động, giảm thiểu những rủi ro mà họ gặp phải, Hội nghị toàn thế giới của Tổ chức Lao động Thế Giới (ILO) đã thông qua công ước 102 (1952) về an toàn xã hội (quy phạm tối thiểu) trong đó BHXH là một bộ

phận chủ yếu.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)