Đổi mới công tác tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 103)

- Vị thế là trung tâm văn hoá lịch sử truyền thống

30 ngàn đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH (kể cả chế độ bảo hiểm thất nghiệp) và gần 85 ngàn lượt lao động đang tham gia BHXH hưởng các

4.2.5. Đổi mới công tác tổ chức cán bộ

Trong thời gian tới, cơ quan chủ quản là BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Thái Nguyên cần tổ chức bộ máy theo hướng tinh giảm biên chế; thực hiện giao biên chế đi đôi với khoán quỹ lương và phân cấp quản lý mạnh để hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhiệm vụ thu và giải quyết các chế độ BHXH tại địa phương, nhằm quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH. Xây dựng chức danh việc làm cụ thể, minh bạch, từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, đồng bộ

về cơ cấu từ tỉnh đến huyện, bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, hiểu biết, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần thái độ phục vụ nhằm thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của BHXH Thái Nguyên trong giai đoạn mới theo hướng:

- Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ kế cận lãnh đạo BHXH tỉnh và cán bộ quản lý cấp phòng, huyện, thị và thành phố. Hàng năm, cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp cùng Ban tổ chức Tỉnh uỷ, và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành uỷ có nhận xét đánh giá từng cán bộ. Cán bộ nào tốt tiếp tục phát huy, đào tạo các mặt còn thiếu, cán bộ nào không đủ phẩm chất đạo đức thì đưa ra khỏi diện quy hoạch; phát hiện nhân tố mới, kịp thời đào tạo đưa vào diện quy hoạch. Mỗi vị trí chủ chốt cần quy hoạch đến hai hoặc ba cán bộ kế cận để dễ chọn lựa khi cần thiết, không để bị động.

- Thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đối với chức danh lãnh đạo BHXH tỉnh, Trưởng phòng, Giám

đốc, Phó giám đốc BHXH các huyện, thành phố, thị xã phải theo quy trình chặt chẽ, cán bộ nào vững vàng chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững được phẩm chất đạo đức, lối sống và đáp ứng trình độ theo quy

định của Trung ương đồng thời phải ở trong diện quy hoạch đã được phê duyệt thì tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, đề nghị BHXH Việt Nam xem xét để Giám đốc BHXH tỉnh quy định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại khi hết thời hạn 5 năm giữ chức vụ; ngược lại, cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ với các yêu cầu trên thì thôi không bổ nhiệm mà điều chuyển làm công tác khác; công tác điều động, luân chuyển phải được thực hiện thường xuyên, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ cần nắm bắt thực tiễn ở địa bàn cơ sở, định kỳ 3 năm, đối với những bộ phận bắt buộc cần luân chuyển thời gian ngắn hơn.

- Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; tuyển dụng, bổ

nhiệm vào ngạch:

Với mục tiêu là tất cả cán bộ, công chức, viên chức của BHXH Thái Nguyên đến năm 2010 phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành, trừ những trường hợp lớn tuổi và các chức danh không cần đại học như tạp vụ, lái xe, văn thư, thủ quỹ... phương châm là vừa học vừa làm (hình thức đại học tại chức) cho số chưa có trình độ đại học. Từ đó, vận dụng, khuyến khích cán bộ ý thức tự giác vươn lên trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Về tuyển dụng mới cán bộ cũng phải có quy định trình độđại học chính quy trở lên theo một số chuyên ngành cụ thể như: kinh tế, tài

chính, luật, chính sách xã hội... và phải qua kỳ thi công chức, lấy từđiểm cao nhất trở xuống đến khi đủ số lượng cần tuyển; quyết định tuyển dụng tập sự và bổ nhiệm chính thức vào ngạch khi đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)