Chức năng của BHXH

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)

- Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006.

1.1.7.Chức năng của BHXH

BHXH không những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội rất cao. Vì vậy, về tổng quát BHXH có những chức năng sau:

Chức năng đảm bảo thay thế hoặc bù đắp thiếu hụt thu nhập của người lao động và gia đình họ. Đây là chức năng cơ bản thực hiện rõ bản chất kinh tế và bản chất xã hội của BHXH.

Chức năng phân phối lại thu nhập: Chức năng này thực hiện khi người lao động tham gia BHXH thực hiện việc san sẻ rủi ro với cộng

đồng theo thời gian BHXH; thực hiện phân phối lại theo chiều ngang giữa các nhóm người, giữa các thế hệ tham gia BHXH và thực hiện nguyên tắc: "Lấy của số đông bù cho số ít” góp phần tạo ra tinh thần tương trợ giúp đỡ giữa các nhóm người lao động.

Người lao động hàng tháng chỉ phải trích một tỷ lệ nhỏ từ thu nhập của mình đóng góp cho quỹ BHXH, nhưng với số đông người tham gia sẽ

có một số tiền đủ lớn, đủ trang trải cho những người không may mắn rủi ro. Nhờđó mà BHXH đã tạo ra sựđoàn kết tương trợ và gắn kết lợi ích của các bên tham gia.

BHXH là một chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia, vì nó liên quan đến đời sống của đông đảo người lao động. Vì vậy, quản lý BHXH là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của hệ thống BHXH.

Quản lý BHXH có hai bộ phận, đó là quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH.

Quản lý Nhà nước về BHXH xuất phát từ chức năng xã hội của Nhà nước. Việc quản lý này thực hiện trên các nội dung sau:

- Quản lý toàn bộ hệ thống BHXH trên phạm vi quốc gia: thực hiện hoạch định các chính sách vĩ mô về BHXH: xây dựng và ban hành các chế định về chế độ BHXH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của

đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.

- Xây dựng luật BHXH, ban hành các văn bản pháp quy và văn bản dưới luật để thực hiện pháp luật về BHXH thống nhất trong phạm vi cả nước.

- Định hướng các hoạt động BHXH: xem xét và quy định hình thành các loại hình BHXH hợp lý.

- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sự

nghiệp BHXH: xử lý các vi phạm, các tranh chấp xảy ra về BHXH.

Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BHXH, đòi hỏi phải có bộ máy quản lý. Ở nước ta hiện nay quản lý về BHXH được giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Giúp cho việc quản lý hệ thống BHXH có Hội đồng quản lý. Trong Hội đồng quản lý có các đại diện của Nhà nước, đại diện của người lao động, người sử dụng lao động và đại diện lãnh đạo cơ quan BHXH. Cụ thể, Hội đồng quản lý BHXH bao gồm đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tham gia Hội đồng quản lý với tư cách là uỷ viên.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)