Vai trò, ý nghĩa của BHXH

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

- Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006.

1.1.8. Vai trò, ý nghĩa của BHXH

BHXH ra đời là một yêu cầu tất yết khách quan nó góp phần hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý xã hội ở nước ta; nó bảo đảm đầy đủ

quyền lợi nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước và đối với bản thân mình, thực hiện “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

Trình độ phát triển của BHXH được quyết định bởi mức độ phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, điều kiện cho việc thực hiện BHXH càng cao. Ngược lại hoạt động của BHXH kém hiệu quả sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của toàn bộ

nền kinh tế.

Như vậy, BHXH là một trong những chính sách trụ cột, quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế, xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị.

- BHXH đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Từ lâu, loài người đã ý thức rõ rằng, phát triển là một quá trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau. BHXH sẽ có những tác động tích cực đến sự

phát triển kinh tế thông qua việc đảm bảo và cải thiện đời sống người lao

động, BHXH chính là cách: đầu tư trực tiếp cho nguồn nhân lực, yếu tố

cơ bản và quyết định mọi quá trình phát triển.

Mối quan hệ giữa nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội, giữa lao động và sinh hoạt, giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ biện chứng. Việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi cá nhân là mục tiêu quan trọng của sự phát triển kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để

thực hiện các mục tiêu xã hội. Ngược lại, thực hiện tốt chính sách xã hội sẽ có tác dụng điều hoà các mối quan hệ xã hội, tạo đà cho phát triển

kinh tế. Vì vậy, nếu Nhà nước có chính sách hợp lý, tiến bộ, sẽ tạo ra

động lực phát triển kinh tế.

- BHXH thực hiện tình đoàn kết cộng đồng tạo sự giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tính tương thân tương ái

BHXH có tính bắt buộc về nguyên tắc, song vẫn đảm bảo tính tự nguyện về lợi ích. Hàng tháng, người lao động chỉ phải trích nộp một tỷ lệ nhỏ từ thu nhập đóng quỹ BHXH, nhưng với số lượng lớn người tham gia sẽ có một khoản tiền lớn đủ trang trải cho những người bị rủi ro cho họ. Nhờ vậy, BHXH đã tạo ra sự đoàn kết, tương trợ và gắn kết lợi ích của các bên tham gia. Việc người lao động đóng BHXH có ý nghĩa về mặt tâm lý đáng kể, một mặt xoá bỏ những nhận thức sai lệch về BHXH, coi BHXH là một sự ban ơn, bao cấp, mặt khác nhắc nhở ý thức trách nhiệm của người tham gia.

Ý nghĩa quan trọng nhất của BHXH là ở chỗ người may mắn đóng BHXH để trợ giúp cho những người rủi ro. Vì vậy, việc người lao động phải đóng BHXH có tầm quan trọng trong việc củng cố tình đoàn kết cộng đồng.

Ở nước ta hiện nay, đối tượng được BHXH chỉ mới cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang, những người lao động trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có sử dụng lao

động. Trong khi đó những người lao động tự do, làm việc theo mùa vụ, những người sản xuất nông nghiệp chưa được BHXH. Đây lại là lực lượng lao động chiếm một tỷ lệ cao hơn 80% dân số. Mặc dù một số

năm qua, phạm vi đối tượng BHXH đã được mở rộng, nhưng mới chỉ

thực hiện bảo hiểm được khoảng 15% tổng số lao động. Đây quả là một con số còn khiêm tốn. Chỉ khi BHXH được áp dụng cho mọi người kinh

doanh, mọi người lao động thì ý nghĩa đoàn kết mới được phát huy triệt

để, sâu rộng.

Tóm lại, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội, góp phần hoàn thiện những giá trị nhân bản, đảm bảo cho sự phát triển xã hội một cách lành mạnh.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)