Công tác tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHXH

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 84)

- Vị thế là trung tâm văn hoá lịch sử truyền thống

7 Cán bộ xã, phường 8 Ngoài công l ập

3.2.2.3. Công tác tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHXH

Công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính về

BHXH được thực hiện theo cơ chế “một cửa”. Ở BHXH thành phố Thái Nguyên thực hiện của các đơn vị, cá nhân tham gia và hưởng BHXH

theo phân cấp quản lý chuyển các bộ phận tại BHXH huyện giải quyết các nghiệp vụ sau (ở đây xin trình bày đầy đủ các nghiệp vụ bao gồm cả

các nghiệp vụ về bảo hiểm y tế):

- Đăng ký tham gia và báo tăng giảm lao động, mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện;

- Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; xác nhận sổ BHXH cho người lao

động để giải quyết chế độ, di chuyển đi đơn vị khác hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH; xác nhận để di chuyển địa bàn đóng BHXH;

- Điều chỉnh hồ sơ thu và sổ BHXH khi người lao động thay đổi chức vụ, chức danh nghề, điều kiện làm việc, nơi làm việc hoặc mức

đóng;

- Người lao động tự đóng BHXH bắt buộc hoặc người sử dụng

đăng ký đóng một lần cho người lao động;

- Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao

động để hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT bị mất; đổi thẻ

BHYT do thông tin trên thẻ BHYT không đúng, do bị rách, hỏng và thay

đổi cơ sở KCB ban đầu;

- Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, nghỉ việc để chăm sóc con ốm; chế độ thai sản đối với lao động nữ nghỉ sinh con, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai; giải quyết chếđộ thai sản đối với người lao động đang làm việc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi; trường hợp sau khi sinh con, người mẹ bị chết; giải quyết trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Người lao động khi thôi việc đang mang thai sau đó sinh con cư

trú trên địa bàn huyện;

- Hồ sơ thanh toán chi phí KCB BHYT với cơ sở KCB; thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT theo phân cấp;

- Giới thiệu nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tại các bàn chi trả ở xã, phường do BHXH tỉnh chuyển đến; đề nghị nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng sau kỳ chi trả, trước khi BHXH huyện báo số tiền chưa nhận về BHXH tỉnh;

- Tiếp nhận và giải quyết trợ cấp BHXH một lần theo quy định tại

Điều 55, Điều 73 Luật BHXH;

- Đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng đang cư trú tại nước ngoài ủy quyền cho người khác lĩnh thay;

Tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, cá nhân đăng ký tham gia BHXH, BHYT theo phân cấp quản lý, các đối tượng hưởng BHXH hàng tháng trên địa bàn huyện chuyển về Bộ phận một cửa BHXH tỉnh các nghiệp vụ sau:

- Hồ sơ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; truy đóng BHXH

đối với trường hợp vi phạm quy định về đóng BHXH; thoái trả số tiền

đóng thừa BHXH cho người sử dụng lao động; đăng ký phương thức

đóng BHXH, BHYT theo quý hoặc 6 tháng;

- Hồ sơ cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động hoặc người lao động làm mất, hỏng hoặc cấp lại do người lao động có hai sổ BHXH; cấp mới hoặc bổ sung cộng nối thời gian trên sổ BHXH cho người lao

động làm việc thuộc khu vực nhà nước có thời gian công tác trước năm 1995, nghỉ chờ việc từ ngày 01/11/1987 đến trước ngày 01/01/1995; cấp

sổ BHXH cho cán bộ xã có thời gian công tác trước năm 1998, cán bộ

xã, phường theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người đi làm việc ở

nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các bộ, ngành, địa phương của Nhà nước ta với tổ chức kinh tế của nước ngoài, người đi học tập, thực tập ở nước ngoài, người đi làm chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ; đề nghị điều chỉnh về nhân thân ghi trên sổ BHXH; điều chỉnh về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, nơi làm việc ghi trên sổ BHXH;

- Hồ sơ cấp lại thẻ BHYT đối với đối tượng hưu trí, cựu chiến binh.

- Hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT.

Tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, cá nhân đăng ký tham gia BHXH, BHYT theo phân cấp quản lý, các đối tượng hưởng BHXH hàng tháng trên địa bàn huyện chuyển về phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh giải quyết:

- Hồ sơ giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, một lần đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu; do thương tật tái phát; đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nay tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu đối với người lao động đang

đóng BHXH bắt buộc, người bảo lưu thời gian đóng BHXH và người tham gia BHXH tự nguyện;

- Hồ sơ giải quyết trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã chờ đủ tuổi hưởng trợ cấp theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ;

- Hồ sơ giải quyết chếđộ tử tuất hàng tháng, chếđộ tử tuất một lần

đối với thân nhân người lao động đang đóng BHXH bắt buộc chết (kể cả

chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); người bảo lưu thời gian

đóng BHXH bắt buộc (bao gồm cả người chờ đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp, người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc), người tham gia BHXH tự nguyện chết; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chết.

- Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người

đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chấp hành xong hình phạt tù; giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù hoặc về nước định cư hoặc mất tích trở về;

- Hồ sơ giải quyết thay đổi nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của người di chuyển trong địa bàn huyện, tỉnh; di chuyển hồ

sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng về nơi cư trú tại địa phương khác;

- Hồ sơ đề nghịđổi tên người đứng sổ nhận trợ cấp tuất hàng tháng của người hưởng dưới 15 tuổi hoặc người hưởng bị mất hoặc hạn chế

năng lực hành vi dân sự;

- Tiếp nhận hồ sơ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của người bị tạm dừng chi trả do 06 tháng liên tục không nhận tiền và người hưởng chế độ BHXH hàng tháng qua thẻ ATM không đến ký xác nhận

đến đủ 18 tuổi còn đi học; lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng thẻ ATM và ngược lại; đề nghị trợ cấp mai táng phí cho người hưởng chế độ BHXH hàng tháng chết;

- Hồ sơ giới thiệu ra Hội đồng Giám định y khoa tỉnh để giám định khả năng lao động (nếu có).

- Xác nhận đối tượng và thời gian tham gia BHYT để hưởng quyền lợi thanh toán dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn;

Sau khi được giải quyết, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ nhận kết quả

giải quyết từ bộ phận một cửa, phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh và từ

các bộ phận nghiệp vụ của BHXH huyện để trả cho các tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)