- Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006.
1.3.2. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam với BHXH
BHXH ở nước ta là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập nước, chế độ chính sách BHXH đã được ban hành, từng bước được thực hiện đối với công nhân viên chức khu vực Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính sách về BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động và góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước.
Có thể chia việc xây dựng và thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam qua một số giai đoạn sau:
* Thời kỳ trước tháng 12/1994:
Ở nước ta, chế độ BHXH đã được đề ra, bổ sung và phát triển trong một thời gian dài: được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 và đã trải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985, 1995 và 2006. Năm 1961, một Nghịđịnh của Chính phủđược ban hành để cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ, viên chức làm việc trong ngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ. Hệ thống này chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 - 700.000 người trên tổng số dân là 17 triệu người của miền Bắc Việt Nam (theo số liệu năm 1962). Năm 1964, Nghị định 218/CP thực hiện BHXH cho quân nhân. Từ năm 1975, chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp. Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc), Tổng Liên đoàn Lao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các
khoản chi trả trợ cấp ngắn hạn (trợ cấp đau ốm, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người đang làm việc).
- Về đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH: là công nhân viên chức trong biên chế thuộc khu vực Nhà nước, các đoàn thể xã hội chính trị và