Về Tổ chức thực hiện có các đơn vị cơ quan sau:

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 42)

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý 3 chế độ: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất và có phân cấp cho các cơ quan, các địa phương giải quyết chế độ BHXH.

+ Hệ thống Liên đoàn Lao động quản lý 3 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

+ Thời gian cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 có thu BHXH do Bộ Tài chính thu vào Ngân sách Nhà nước, không hình thành quỹ BHXH riêng.

+ Chi chếđộ hưu trí, mất sức lao động và tử tuất do ngân sách Nhà nước Trung ương đảm bảo, tính trong kế hoạch chi ngân sách Nhà nước hàng năm.

Chính sách và thực hiện các chế độ BHXH thời kỳ này đã hỗ trợ cuộc sống cho hàng triệu cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, góp phần to lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, còn có những tồn tại sau:

+ Chỉ người lao động trong khu vực Nhà nước mới được hưởng chế độ BHXH, mọi người khi đã trong biên chế Nhà nước thì đương nhiên được đảm bảo BHXH. Đối tượng tham gia BHXH hạn hẹp.

+ Không hình thành quỹ BHXH; thu - chi BHXH tính trong Ngân sách Nhà nước. Do vậy, Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo việc chi trả; các năm sau thường phải chi cao hơn các năm trước; chi BHXH chiếm tỷ trọng lớn trong chi Ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng thường xuyên đến cân đối Ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến thực hiện chếđộ BHXH đối với người lao động.

+ Chính sách và các chế độ BHXH còn trùng lẫn với nhiều chính sách xã hội khác như chính sách người có công, cứu trợ xã hội, an dưỡng, điều dưỡng, kế hoạch hóa gia đình...

+ Việc tổ chức quản lý BHXH do nhiều cơ quan thực hiện bị phân tán, không thống nhất trong thực hiện chế độ quy định về đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng.

* Thời kỳ từ khi thực hiện Bộ luật Lao động và Điều lệ BHXH

Từ tháng 01/1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chương XII về BHXH. Để hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động, ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP của Chính phủ thành lập hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH. Ngày 26/01/1995, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. Và ngày 15/07/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 45 quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an). Trong 2 nghị định của Chính phủ có quy định về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao gồm người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương và người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng. Quỹ này được sử dụng để chi cho 5 chế độ trên. Quỹ BHXH được bảo tồn, tăng trưởng và được Nhà nước bảo hộ.

Từ tháng 01 năm 2007, chế độ chính sách BHXH được hoàn thiện và có tính pháp lý cao, đó là Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với 6 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ trợ cấp tử tuất và chế độ bảo hiểm thất nghiệp (riêng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ tháng 01 năm 2009). Theo quy định hiện hành thì người sử dụng lao động đóng góp 17% tổng quỹ lương cấp bậc chức vụ và các phụ cấp khác (nếu có) người lao động đóng góp 6% tiền lương của bản thân, Nhà nước bảo trợ một phần đểđảm bảo thực hiện các chế độ BHXH với người lao động.

Như vậy kể từ năm 1995, thi hành những quy định trong Bộ luật Lao động về BHXH, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước, người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 đối với lực lượng vũ trang.

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không chỉ là người lao động trong khu vực Nhà nước mà bao gồm cả người lao động trong các thành phần

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)