Phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực của Công ty TBGD I.

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm tai cty thiet bi GD 1 - .doc (Trang 28 - 33)

II/ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I.

2/ Phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực của Công ty TBGD I.

a/ Phân tích tình hình tài chính.

Có thể nói vốn là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nếu như nguồn vốn càng lớn thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan hệ hữu cơ trong các doanh nghiệp thương mại, và đối với Công ty Thiết bị Giáo dục cũng vậy.

BIỂU 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I

ĐVT: 1.000đ.

T CHỈ TIÊU Năm 2000 Năm 2001 So sánh

T Giá trị %

I Tổng nguồn vốn 31.472.230 38.741.027 7.268.797 23,09

1 Vốn tự có 14.499.567 14.783.759 284.192 1,96

- Vay ngắn hạn 9.990.412 15.788.364 5.797.952 58,03 - Vay dài hạn 6.982.251 8.168.904 1.186.653 16,99 II Tổng tài sản 31.472.230 38.741.028 7.268.798 23,09 1 Tài sản lưu động 12.240.320 16.231.044 3.990.724 32,60 2 Dự trữ (tồn kho) 7.233.321 8.103.000 869.679 12,02 3 Tài sản cố định 11.998.589 14.424.984 2.426.395 20,22 III Thuế 518.858 615.061 96.263 18,54

IV Khả năng thanh toán 1,225 1,028 - 0,197 - 16,08

V Khả năng th/toán nhanh 0,501 0,516 - 0,015 - 3,00

Trước hết ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu luôn được bảo toàn và có phần gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty trong hai năm là tương đối ổn định, thể hiện:

- Năm 2000 vốn tự có của doanh nghiệp là 14.499.567.000đ.

- Năm 2001 vốn tự có của doanh nghiệp là 14.783.759.000đ tăng 284.192.000đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng tương ứng là 1,69%.

Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn kinh doanh cũng được gia tăng nhanh chóng, bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể: - Năm 2000 tổng nguồn vốn là 31.472.230.000đ; Năm 2001 tổng nguồn vốn là 38.741.027.000đ tăng 7.269.798.000đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng tương ứng là 23,09%.

Khả năng thanh toán của Công ty vẫn được duy trì ở mức độ khá cao, năm 2000 là 1,225; năm 2001 là 1,028 đảm bảo an toàn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Mức thuế mà công ty đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng có sự tăng đáng kể: năm 2000 là 518.855.000đ, năm 2001 là 615.061.000 tăng 18,54% ứng với số tiền tăng lên là 96.203.000 đ.

Tổng nguồn vốn của Công ty được bổ sung thường xuyên, sự gia tăng này kéo theo sự gia tăng của tài sản lưu động theo mối quan hệ tỷ lệ thuận. Nếu năm 2001 tài sản lưu động tăng 3.990.724.000đ, tỷ lệ tăng 32,6%, thì vốn vay cũng tăng lên 6.984.605.000đ, tỷ lệ tăng là 41,15%.

Xét về mặt giá trị giữa tài sản lưu động và vốn vay qua các năm ta thấy: Tài sản lưu động năm 2000 là 12.240.320.000đ, năm 2001 là 16.231.044.000đ. Thì vốn vay cũng tương ứng là: năm 2000 là 16.972.663.000đ, năm 2001 là 23.957.268.000đ.

Như vậy vốn lưu động của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn di vay. Có thể nói vốn lưu động của Công ty chủ yếu là vốn vay, điều này cho thấy nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn, trong khi nguồn vốn bổ sung từ ngân sách và lợi nhuận không chia từ hoạt động sản xuất kinh doanh là rất hạn chế. Để bù đắp cho sự thiếu hụt đó Công ty đã chủ động đi vay vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng và huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Xét về khả năng thanh toán, cho thấy sự gia tăng về vốn ở Công ty vẫn nằm trong khả năng cho phép, Công ty có đầy đủ khả năng chi trả các khoản nợ. Cụ thể khả năng thanh toán của Công ty ở các năm như sau:

+ Năm 2000:

Tài sản lưu động 12.240.320.000

Nợ ngắn hạn 9.990.412.000 Tài sản lưu động - Dự trữ Khả năng thanh toán nhanh = _________________________

Nợ ngắn hạn

12.240.320.000 - 7.233.321.000

= _____________________________________________ = 0,501 9.990.412.000 9.990.412.000

Tương tự năm 2001, khả năng thanh toán của Công ty là 1,028; khả năng thanh toán nhanh là 5,514.

Với khả năng thanh toán trên, rõ ràng việc gia tăng vốn năm 2001, khả năng tài chính của Công ty vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, do mức tăng nhanh vốn vay năm 2001 khả năng thanh toán của Công ty đã giảm từ 1,225 xuống 1,028; nhưng vẫn là khả năng thanh toán ở mức chấp nhận được đối với các doanh nghiệp thương mại. Mặt khác ta nhận thấy rằng sự gia tăng vốn vay của Công ty không phải là quá mạo hiểm, mà dựa trên khả năng lưu chuyển hàng hoá của Công ty, vì khả năng thanh toán nhanh của Công ty vẫn giữ ở mức 0,516.

Qua việc phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của Công ty đang trong trạng thái khá tốt. Nhưng Công ty vẫn tiếp tục gia tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh thì công ty không thể cứ tiếp tục gia tăng vốn vay như các năm vừa qua được, nó sẽ làm suy yếu tình hình

tài chính của Công ty, làm cho Công ty ngày càng lệ thuộc vào nguồn vốn vay, từ đó sẽ làm mức độ an toàn trong kinh doanh trở lên khó đảm bảo.

b/ Phân tích tình hình sử dụng lao động

BIỂU 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

ĐVT: 1.000đ

T Chi tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch

T Giá trị % 1 Doanh thu 51.885.885 62.821.971 10.936.086 21,08 2 Tổng số lao động 323 325 2 1 3 NSLĐ bình quân/năm 163.678 193.298 2.962 18,1 4 Tổng quĩ lương 2.594.294 3.141.098 546.804 21,08 5 Lương bình quân 748 897 149 19,92

So với năm 2000, trong năm 2001:

+ Tổng số lao động tăng lên 2 người, chiếm tỷ lệ 1% trong năm 2001, Công ty thực hiện mở rộng sản xuất, đưa nhiều mặt hàng mới vào thị trường nên đã thu hút được lượng lao động đó.

+ Mặt khác năng suất LĐ bình quân năm 2001 đạt193.298.000đ/người/năm so với năm 2000 đạt 163.678.000đ/người/năm. Về tương đối tăng 18,1%. Chính điều này làm cho tổng doanh thu năm 2001 tăng lên 10.936.086.000đ so với năm 2000, tỷ lệ tăng 21,08%.

+ Tổng quĩ lương năm 2001 đạt 3.141.098.000đ tăng lên 546.804.000đ so với năm 2000 là 2.594.294.000đ, tỷ lệ tăng 21,08%. Điều này làm cho lương bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên 149.000đ/người/năm; tỷ lệ tăng là 19.92%. Có thể nói rằng mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty tăng lên chủ yếu là do quĩ lương tăng lên. Điều này chứng

tỏ công ty đã quan tâm rất lớn tới việc nâng cao đời sống vật chất của người lao động, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc, qua đó nâng cao được năng suất lao động của mỗi cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đây là nguyên nhân chính làm cho doanh thu của Công nhân tăng lên.

Qua phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy kết quả mà Công ty đạt được trong những năm qua là nhờ đã biết kết hợp tốt các nhân tố tổng chi phí, tổng vốn kinh doanh và tổng vốn lao động. Đó là những nhân tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu chính là phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo bằng mục tiêu số 1, mục tiêu mở rộng thị phần, đảm bảo cho chiến lược kinh doanh lâu dài của Công ty. Công ty đã phải chấp nhận tăng chi phí, mở rộng sản xuất kinh doanh, đào tạo và chăm lo đội ngũ cán bộ công nhân viên. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội, giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa lợi ích của công ty và lợi ích toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Tiêu thụ sản phẩm tai cty thiet bi GD 1 - .doc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w