1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh sơn la luận văn thạc si kinh tế

108 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 755,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoac̣h phát triển kinh tế xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tài chính để Nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy quản lý và thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bất cứ một quốc gia nào, ngân sách nhà nước cũng luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Chính phủ các nước luôn tạo lập cơ chế và có biện pháp để không ngừng tăng cường tiềm lực của ngân sách nhà nước và sử dụng nó một cách tiết kiệm có hiệu quả. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách còn nhiều khó khăn, Nhà nước ta luôn xác định phát triển sự nghiệp GDĐT là quốc sách hàng đầu, không ngừng tăng cường đầu tư, giành một tỷ lệ cao ngân sách chi cho giáo dục đào tạo và tăng nhanh qua từng năm. Đồng thời có nhiều chủ trương lớn nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp GDĐT. Do đó, sự nghiệp GDĐT nước ta nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng đã đạt được những thành tựu tích cực, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, chất lượng GDĐT chưa đáp ứng yêu cầu, còn có nhận thức, quan điểm chưa phù hợp; quy mô chi ngân sách, định mức phân bổ ngân sách và một số cơ chế chính sách chi NSNN cho sự nghiệp GDĐT còn bất cập; công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GDĐT còn một số hạn chế, nhất là đối với những địa phương là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, đặc biệt khó khăn, nhiều dân tộc thiểu số như tỉnh Sơn La. Từ thực tiễn về một số hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD ĐT tỉnh Sơn La trong thời gian qua, cần tiếp tục đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD – ĐT, đặc biệt với đặc điểm của Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, có điểm xuất phát kinh tế ở mức thấp so với cả nước, nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn hẹp, phụ thuộc nhiều vào nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương thì vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo nói riêng một cách chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây thực sự là một trong những nhu cầu cấp bách và cần thiết đối với địa phương trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La cho luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 2

Bảng số 2.1 Chỉ tiêu chủ yếu về KT- XH của tỉnh Sơn La giai đoạn 2010- 2014 35

Bảng 2.2 Cơ cấu chi NSNN tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2014 47

Bảng số 2.3 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2014 48 Bảng 2.4 Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp GD – ĐT tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2014 49

Bảng 2.5 Kết quả thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD – ĐT 50

Bảng số 2.6 Chi thường xuyên NS theo cấp học, bậc học giai đoạn 2010 – 2014.52 Bảng số 2.7 Cơ cấu nội dung chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2014 53

Bảng số 2.8 Nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp GD – ĐT tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2014 59

Bảng số 2.9 Mức chi thường xuyên NSNN bình quân cho một học sinh 66

Bảng số 2.10 Mức chi tiền lương bình quân/giáo viên 67

Bảng 2.11 Tỷ lệ chi chuyên môn nghiệp vụ, chi khác/Tổng chi thường xuyên 68

Biểu đồ 2.1: Số lượng các trường học trong hệ thống giáo dục – đạo tạo tỉnh Sơn La qua các năm 43

Biểu đồ 2.2: Số lượng học sinh tại tỉnh Sơn La qua các năm 44

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ % đi học đúng độ tuổi 44

Biểu đồ 3.2 So sánh tốc độ tăng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD – ĐT với tổng chi thường xuyên NSNN tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2014 51

Sơ đồ 1.2: Chu trình ngân sách nhà nước 11

Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý, sử dụng ngân sách cho GD-ĐT 25

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA TỈNH CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 4

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 4

1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách nhà nước 4

1.1.2 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo 6

1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 9

1.3 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh 11

1.3.1 Sự cần thiết phải quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh 11

1.3.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp Tỉnh 14

1.4 Đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo 19

1.5 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh 20

1.5.1 Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục và Đào tạo: 20

1.5.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo 20

1.6 Mô hình và bộ máy tổ chức quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo 23

1.7 Một số nhân tố ảnh hưởng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh 26

1.7.1 Nhân tố thuộc tổ chức (đơn vị, cơ sở giáo dục) 26

1.7.2 Nhân tố thuộc Nhà nước 27

1.7.3 Hệ thống các quy định nhà nước về chi thường xuyên ngân sách tỉnh và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập 28

1.7.4 Nhân tố liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, cơ chế chính sách của tỉnh về giáo dục đào tạo 30

1.7.5 Nhóm nhân tố thuộc ngành giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh 31

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA TỈNH VỀ CHI THƯỜNG

XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH SƠN LA 34

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh; Ngành giáo dục đào tạo Sơn La và các nhân tố ảnh hưởng đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo 34

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn la .34 2.2 Một số nét cơ bản về giáo dục đào tao tỉnh Sơn La 36

2.2.1 Một số chỉ tiêu cơ bản về dân số và số người trong độ tuổi đi học trên địa bàn tỉnh Sơn La 36

2.3 Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La 43

2.3.1 Mô hình và tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN 43

2.4 Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La 44

2.4.1 Mô hình và tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN 44

2.4.2 Tỷ trọng và cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo 46

2.4.3 Nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo 58

2.4.4 Tình hình thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 – 2014 60

2.5 Nhận xét chung về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La 72

2.5.1 Những ưu điểm 72

2.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 73

2.5.3 Những nhân tố đặt ra đối với quản lý của tỉnh về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo 77

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA 78

3.1 Định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam trong.78 3.1.1.Bối cảnh quốc tế và trong nước 78

Trang 6

3.2Định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La 813.3 Yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dụcđào tạo tỉnh Sơn La 833.4 Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La 843.4.1 Về cơ cấu chỉ thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trong tổng chi ngân sách và cơ cấu từng nội dung chi trong sự nghiệp GD-ĐT 843.4.2 Hoàn thiện định mức chi thường xuyên từ NSNN cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương 863.4.3 Hoàn thiện quy trình lập, phân bổ dự toán, cấp phát, quyết toán nguồnkinh phí đổi với các đơn vị sự nghiệp GD-ĐT 873.4.4 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, hợp lý cơ chế tự chủ tài chỉnh trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện tốtquy chế công khai đối với các đơn vị trường học 893.4.5 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quả trình quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong tất cả các khâu, các cơ quan, đơn vị liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT 913.4.6 Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác thanh kiểm tra, giám sát trong quản

lỷ, sử dụng, thanh quyết toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GĐ- ĐT 913.4.7 Bổ sung , củng cổ, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo 923.5Những điều kiện để thực hiện có hiệu quả giải pháp tăng cường công tácquản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La 93

KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đàotạo Tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đã khẳng định giáo dục và đào tạo làquốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đầu tưcho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chươngtrình, kế hoac ̣h phát triển kinh tế - xã hội Phát triển giáo dục và đào tạo là độnglực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện đểphát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởngkinh tế nhanh và bền vững

Ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạotrong hệ thống tài chính để Nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy quản lý vàthực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bất cứ một quốcgia nào, ngân sách nhà nước cũng luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng Chính phủcác nước luôn tạo lập cơ chế và có biện pháp để không ngừng tăng cường tiềmlực của ngân sách nhà nước và sử dụng nó một cách tiết kiệm có hiệu quả Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách còn nhiềukhó khăn, Nhà nước ta luôn xác định phát triển sự nghiệp GD-ĐT là quốc sáchhàng đầu, không ngừng tăng cường đầu tư, giành một tỷ lệ cao ngân sách chicho giáo dục đào tạo và tăng nhanh qua từng năm Đồng thời có nhiều chủtrương lớn nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp GD-ĐT Do

đó, sự nghiệp GD-ĐT nước ta nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng đã đạt đượcnhững thành tựu tích cực, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo

vệ đất nước

Tuy nhiên, chất lượng GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu, còn có nhận thức,quan điểm chưa phù hợp; quy mô chi ngân sách, định mức phân bổ ngân sách vàmột số cơ chế chính sách chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT còn bất cập; côngtác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD-ĐT còn một số hạn chế, nhất là đối với

Trang 8

những địa phương là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, đặc biệt khó khăn, nhiềudân tộc thiểu số như tỉnh Sơn La.

Từ thực tiễn về một số hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN cho sựnghiệp GD - ĐT tỉnh Sơn La trong thời gian qua, cần tiếp tục đề xuất giải phápphù hợp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD –

ĐT, đặc biệt với đặc điểm của Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi còn nhiều khókhăn, có điểm xuất phát kinh tế ở mức thấp so với cả nước, nguồn thu ngân sáchđịa phương còn hạn hẹp, phụ thuộc nhiều vào nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Trungương thì vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung, chi ngân sách nhànước cho giáo dục đào tạo nói riêng một cách chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả lạicàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây thực sự là một trong những nhu cầucấp bách và cần thiết đối với địa phương trong giai đoạn hiện nay

Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: " Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La" cho luận văn

thạc sỹ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chithường xuyên ngân sách nhà nước, đánh giá thực trạng quản lý của tỉnh về chithường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn Lachỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại Từ đóđưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả quản lý chi thườngxuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La thời

gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2014

Trang 9

- Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu, tài liệu lưu trữ về quản lý của tỉnh vềchi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục giai đoạn 2010 – 2014.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê tỉnh Sơn La và báocáo quyết toán ngân sách tỉnh Sơn La từ năm 2010 – 2014 và các dữ liệu khác ởcác cơ quan quản lý nhà nước của Tỉnh về chi thường xuyên ngân sách nhà nướccho giáo dục

Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp thống

kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, qui nạp

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt,danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được kết cấu gồm 3chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nướccho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh

Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chogiáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáodục đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La

Trang 10

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước và chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

NSNN là một phạm trù kinh tế lịch sử, luôn gắn liền với sự xuất hiện và pháttriển của kinh tế hàng hóa tiền tệ trong các phương thức sản xuất của nhà nước

Luật NSNN số 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 quy định:

“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.” 1

NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia, là bảng cân đối thu chibằng tiền của nhà nước, là quỹ tiền tệ tập trung, và là yếu tố quan trọng nhấttrong hệ thống tài chính quốc gia

NSNN được hình thành từ:

 Mọi khoản thuế, phí, lệ phí

 Các khoản thu từ mọi hoạt động kinh tế của nhà nước

 Các khoản đóng góp tình nguyện của các cá nhân và tổ chức

 Các khoản vay của Chính phủ

 Các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

1.1.1.2 Khái niệm chi ngân sách nhà nước.

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằmđảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhấtđịnh

Chi NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng nguồn lực tài chính tập trung đểthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong công việc cụ thể theo không

1 Luật Ngân sách nhà nước 2002

Trang 11

gian và thời gian nhất định Chi NSNN có quy mô và mức độ rộng lớn, bao gồmnhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương, ở tất cả các cơ quan công quyền

Chi NSNN có quan hệ chặt chẽ với thu NSNN Thu NSNN đảm bảo nguồncho các nhu cầu chi NSNN Ngược lại vốn NSNN để chi cho mục tiêu tăngtrưởng kinh tế là điều kiện để phát triển và tăng nhanh nguồn thu của NSNN Dovậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu NSNN một cách tiết kiệm, hiệu quả sẽ góp phầnnâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội và tăng sản phẩm quốc dân

Hiện nay có nhiều cách phân loại chi NSNN:

+ Căn cứ vào chức năng quản lý của nhà nước, chi NSNN được chia

thành: Chi nghiệp vụ (chi về tiền lương, tiền công, chi trợ giá, chi trả nợ); Chiphát triển (chi phát triển kinh tế nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, giaothông…, các dịch vụ xã hội như giáo dục, văn hóa, y tế…, quản lý hành chính,

an ninh, quốc phòng )

+ Căn cứ vào mục đích kinh tế xã hội, chi NSNN được chia: Chi tích luỹ

(các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hỗ trợ doanh nghiệp, chi dự trữ…);Chi tiêu dùng (chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi khác )

+ Căn cứ vào tính chất kinh tế của khoản chi, chi NSNN được chia thành:

Chi thường xuyên: Khoản chi tiêu mang tính chất tiêu dùng phục vụ cho

các hoạt động diễn ra thường xuyên đều đặn, liên tục trong các cơ quan hànhchính sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước

Chi đầu tư phát triển: Khoản chi có thời hạn dài, mang tính chất tích luỹ

như: chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng được phê chuẩn bằng dựtoán ngân sách Nhà nước; công trình mang tính phúc lợi là chính hoặc không cókhả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi với tốc độ chậm, thời gian thu hồi vốn dài, chi

cho công trình trọng điểm quốc gia

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để

đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngaytrong năm ngân sách Việc trích lập quỹ dự trữ tài chính được thực hiện dần

Trang 12

từng năm, mức khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm củacấp tương ứng

Chi trả nợ: Các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản

đã vay đến hạn, các khoản nợ trung và dài hạn phải cân đối thực hiện giãn nợ

1.1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ ngânsách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụthường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội Chi thường xuyên có một

số đặc điểm sau:

- Thứ nhất: Phần lớn các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõnét Dù thể chế chính trị thay đổi thì chức năng vốn có của nhà nước như trấn áphay tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế xã hội vẫn diễn ra và phải có nguồn

để thực hiện Ngoài ra, tính ổn định của các khoản chi thường xuyên còn bắtnguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi đơn vị trong bộ máynhà nước phải thực hiện

- Thứ hai: Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụngcuối cùng thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN mang tínhchất tiêu dùng xã hội Bởi lẽ, trong từng niên độ, ngân sách chi thường xuyênchủ yếu trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh.Chi thường xuyên của NSNN bao gồm nhiều nội dung chi

+ Nếu xét theo lĩnh vực, chi thường xuyên bao gồm: Chi thường xuyên vềcác hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế thể dục thể thao, công nghệ, môitrường ; Chi thường xuyên về các hoạt động sự nghiệp kinh tế; Chi cho cácnhiệm vụ an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; Chi hoạt động của các cơquan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Chi hỗ trợ các tổ chức chính

Trang 13

trị nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Chi trợ giá theochính sách của Nhà nước; Các khoản chi thường xuyên khác;

+ Xét theo nhóm mục chi, chi thường xuyên được phân thành 4 nhóm lớn:Các khoản chi liên quan đến con người; Chi quản lý hành chính; Chi nghiệp vụchuyên môn; Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ

1.1.2.2 Khái niệm và đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

Giáo dục và đào tạo

a) Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đàotạo

Phát triển giáo dục đào tạo chính là động lực của sự phát triển kinh tế xãhội Để mở rộng, phát triển và nâng cao hiệu quả của giáo dục đào tạo, chúng tacần phải có nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ chi cho lĩnh vực này Trong nhữngnăm qua, vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo được huy động từ nhiều nguồn khácnhau, nhưng nguồn vốn từ NSNN vẫn giữ nhiệm vụ quan trọng nhất, bởi giáodục đào tạo là lĩnh vực nhạy cảm, mang tính quy mô lớn, tầm cỡ quốc gia, cần

có sự chỉ đạo của Chính phủ, sự quản lý chặt chẽ của các cấp, ngành, địaphương và toàn xã hội Hàng năm, Chính phủ đều dành một phần lớn nguồn lựctrong tổng chi NSNN cho giáo dục đào tạo Cùng với khoa học và công nghệ,giáo dục đào tạo là một trong hai chỉ tiêu “cứng” trong việc phân bổ nguồn lực.Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất “Chi thường xuyên NSNN chogiáo dục - đào tạo là quá trình phân phối sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹNSNN để duy trì, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo theo nguyên tắc khônghoàn trả trực tiếp”

b) Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạoChi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo có đặc điểm sau:

+ Cũng như các khoản chi thường xuyên khác, chi thường xuyên NSNNcho sự nghiệp giáo dục mang tính ổn định một cách tương đối Trong bất kỳ giaiđoạn nào Nhà nước cũng phải chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Trang 14

Điều này đã dẫn tới các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn phátsinh một cách liên tục, đều đặn và có tính ổn định một cách tương đối;

+ Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo vừa mang tính chất tiêudùng xã hội vừa mang tính chất chi cho đầu tư phát triển Điều này xuất phát từđặc điểm riêng có của hoạt động giáo dục đào tạo Hoạt động giáo dục đào tạokhông tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, nhưng lạitham gia vào quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám caotrong đó góp phần quan trọng tạo ra của cải vật chất Quốc gia

+ Quan điểm của Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo và hệ thống tổchức của ngành ảnh hưởng trực tiếp đến chi thường xuyên NSNN cho giáo dụcđào tạo Bởi chi thường xuyên NSNN nhằm mục đích đảm bảo các hoạt độngcủa ngành giáo dục, trong đó hoạt động của bộ máy chiếm tỷ trọng chủ yếutrong tổng chi Nếu hệ thống tổ chức của ngành tinh gọn, hiệu quả thì số chithường xuyên sẽ được giảm bớt và ngược lại Bên cạnh đó, quyết định của Nhànước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các dịch vụ giáo dụccũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi, cơ cấu và mức độ chi thường xuyênNSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo

1.1.3 Khái niệm quản lý chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục và đào tạo

Quản lý chi thường xuyên NSNN là việc nhà nước sử dụng quyền lực công

để tổ chức và điều chỉnh quá trình chi thường xuyên NSNN nhằm đảm bảo cáckhoản chi thường xuyên NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, phục vụ tốt nhất cho việc thực hiệncác chức năng và nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước trong từng thời kỳ.Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo thực chất làquản lý toàn bộ quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN phục vụ cho các nhiệm

vụ duy trì phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Đặc điểm quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo đượcthể hiện trên một số điểm sau:

Trang 15

- Thứ nhất: hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục vàđào tạo bao giờ cũng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,dựa trên cơ sở quyền lực chính trị của Nhà nước Đặc điểm này xuất phát từ việcchi thường xuyên NSNN là hoạt động tài chính của Nhà nước, gắn với lợi íchcủa Nhà nước và cộng đồng xã hội nên việc chi thường xuyên NSNN và quản lýhiệu quả các khoản chi đó nhất thiết phải do Nhà nước thực hiện thông qua các

cơ quan công quyền của Nhà nước

- Thứ hai: quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo là hoạtđộng mang tính công vụ và được thể chế hoá bằng pháp luật và được sự giám sátcủa cơ quan quyền lực nhà nước Tính chất công vụ trong quản lý chi thườngxuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo được thể hiện qua việc Nhà nước giao chomột số cơ quan công quyền thực hiện quản lý nhằm đảm bảo trật tự pháp luật,hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí gây thất thoát tài sản của Nhà nước

- Thứ ba: đối tượng của hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN chogiáo dục và đào tạo là hoạt động chi thường xuyên NSNN do các cơ quan côngquyền của Nhà nước cũng như các chủ thể sử dụng ngân sách thực hiện Đặcđiểm này giúp phân biệt hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN với cáchoạt động tài chính khác của Nhà nước

1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Nội dung quản lý chi thường xuyên thường được xem xét dưới góc độ:

- Xét theo lĩnh vực chi, quản lý chi thường xuyên NSNN bao gồm: Quản

lý chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn xã: Giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thểdục thể thao ; Quản lý chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước;Quản lý chi cho các hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Quản lý chi cho quốcphòng, an ninh; Quản lý các khoản chi thường xuyên khác

Như vậy, quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo thuộcloại quản lý chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực văn xã

- Xét theo nhóm mục chi, quản lý chi thường xuyên NSNN bao gồm:

+ Quản lý các khoản chi cho con người, bao gồm: quản lý các khoản chilương, phụ cấp, tiền thưởng, các khoản đóng góp, phúc lợi xã hội ;

Trang 16

+ Quản lý các khoản chi quản lý hành chính, bao gồm: quản lý các khoảnthanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, tiền nước), vật tư văn phòng, thông tintuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí Đây là khoản chi nhằm đảm bảocho công tác quản lý hành chính phục vụ cho hoạt động của các đơn vị

+ Quản lý các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Quản lý việc sử dụng cáckhoản chi đáp ứng cho việc hoạt động chuyên môn tại các đơn vị sử dụng vốnNSNN

+ Quản lý các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định: Quản lý việc

sử dụng các khoản chi phục vụ cho việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định tạiđơn vị sử dụng vốn NSNN

Như vậy, quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo cũng bao gồm tất cảcác loại quản lý này

- Xét theo chu trình NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN bao gồm quản

lý theo ba bước của một chu trình ngân sách: lập dự toán NSNN; chấp hành dựtoán NSNN và quyết toán NSNN

Chu trình NSNN được hiểu là quy trình kể từ khi bắt đầu hình thành nămngân sách cho tới khi tổng kết, đánh giá để chuyển sang một năm ngân sáchmới Chu trình ngân sách có ba khâu nối tiếp nhau:

+ Lập dự toán NSNN (được tiến hành vào cuối Quý II đầu Quý III củanăm báo cáo): Đây là quá trình đánh giá, phân tích giữa khả năng và nhu cầu cácnguồn tài chính của Nhà nuớc để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữNSNN hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn, từ đó xáclập những biện pháp lớn về kinh tế xã hội nhằm tổ chức thực hiện tốt các chỉtiêu đề ra

+ Chấp hành dự toán NSNN (tiến hành từ 01/01-31/12 của năm thực hiện)

là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chínhnhằm biến các chỉ tiêu thu - chi ghi trong kế hoạch NSNN trở thành hiện thực.+ Quyết toán NSNN (thực hiện từ 30/5 của năm sau cho tới chậm nhất vàotháng 12 của năm đó) là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách

Trang 17

năm sau khi năm ngân sách kết thúc, nhằm đánh giá lại toàn bộ kết quả hoạtđộng của năm ngân sách, từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệmcho chu trình ngân sách tiếp theo.

Sơ đồ 1.2: Chu trình ngân sách nhà nước

Quản lý chi thường xuyên NSNN cũng bao gồm nội dung quản lý trên cả

ba khâu: Lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN; điều hành dự toán chithường xuyên NSNN và quyết toán chi thường xuyên NSNN

1.3 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh

1.3.1 Sự cần thiết phải quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh

Quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là một nộidung của quản lý tài chính Nhà nước Nội dung các khoản chi của ngành giáo dụcđào tạo đa dạng, có quy mô lớn Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dụcđào tạo trên địa bàn cấp tỉnh là cần thiết vì những lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất: Quy mô của khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào

tạo Trong các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nguồn vốn đầu

tư từ ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng Quy mô của khoảnchi NSNN nói chung, chi thường xuyên NSNN nói riêng cho giáo dục - đào tạođược thể hiện trên các mặt sau :

Trang 18

Một là: Chi thường xuyên NSNN cung cấp nguồn tài chính chủ yếu để duytrì, định hướng sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đườnglối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Hai là: Chi thường xuyên NSNN cung cấp nguồn lực chủ yếu giúp việccủng cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.Hai yếu tố này ảnh hưởng có tính quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục

- đào tạo

Những năm qua, vốn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo chủ yếudành cho những chi phí liên quan đến con người Trong đó, chi lương và phụcấp lương cho giáo viên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên giáodục đào tạo Hiện nay, tiền lương và phụ cấp và các chế độ cho giáo viên đều dongân sách nhà nước đảm bảo (trừ các trường dân lập, bán công ) Chế độ tiềnlương hợp lý sẽ đảm bảo cho giáo viên yên tâm công tác, đóng góp tài năng vàtrí tuệ cho xã hội và ngược lại

Ba là: Thông qua cơ cấu vốn, định mức chi thường xuyên ngân sách cho giáodục - đào tạo đã có tác dụng điều chỉnh cơ cấu, quy mô giáo dục trong toàn ngành Trong điều kiện đa dạng hóa giáo dục - đào tạo như hiện nay, vai trò địnhhướng của Nhà nước thông qua chi thường xuyên ngân sách để điều chỉnh quy

mô, cơ cấu giữa các cấp học, ngành học, giữa các vùng là hết sức quan trọng.Một cơ cấu ngành học, bậc học hợp lý, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng nhân lựcsau đào tạo sẽ đảm bảo cho giáo dục - đào tạo phát triển cân đối, có hiệu quả,tránh hiện tượng thất nghiệp đang là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia

Bốn là: Sự đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, tạo môi trường thuận lợi

để thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư cho giáo dục - đào tạo

Với chức năng quản lý xã hội, Nhà nước là chủ thể cung cấp các dịch vụcông: giáo dục, y tế, thể dục thể thao Trong điều kiện các tổ chức, cá nhânchưa có đủ tiềm lực đầu tư độc lập cho các dự án giáo dục, nguồn vốn đối ứng

Trang 19

từ chi thường xuyên NSNN là rất quan trọng để thu hút các nguồn lực khác cùngđầu tư cho giáo dục.

Với chức năng quản lý kinh tế, thông qua sự đầu tư của Nhà nước vào cơ

sở vật chất và một phần kinh phí hỗ trợ đối với các trường bán công, tư thục,dân lập có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xã hội hóa giáo dục - đào tạo

về mặt tài chính, góp phần thực hiện thành công chủ trương xã hội hoá giáo dụccủa Chính phủ

Thứ hai: Thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo

trên địa bàn cấp tỉnh hiện nay còn một số hạn chế nhất định

- Ở khâu lập dự toán: Hiện nay có nhiều cơ quan tham gia lập kế hoạch (cơquan tài chính, cơ quan chủ quản, cơ quan kế hoạch và đầu tư, đơn vị dựtoán ), quy trình lập dự toán phải qua nhiều bước Căn cứ lập kế hoạch ở nhiềuđơn vị dự toán chưa sát đúng thực tế, hầu hết các đơn vị thụ hưởng ngân sáchđều có xu hướng lập dự toán chi tiêu tăng Ngoài ra, một số định mức ngân sáchchưa phù hợp đã làm cho nhiều đơn vị khó khăn trong cân đối thu, chi tại đơnvị

- Ở khâu chấp hành dự toán: Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáodục đào tạo chưa phân biệt cụ thể quan hệ giữa quản lý ngân sách toàn ngànhvới quan hệ quản lý ngân sách trên địa bàn nên chưa xây dựng được mô hìnhquản lý ngân sách thống nhất cho giáo dục đào tạo trên phạm vi cả nước Trongquá trình chấp hành chi, một số khoản chi đơn vị chi sai chế độ, có dấu hiệu lãngphí; việc bảo quản và sử dụng tài sản có giá trị còn nhiều hạn chế Chi thườngxuyên NSNN chưa phát huy tác dụng khuyến khích khai thác nguồn vốn ngoàiNSNN phục vụ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo Ở nhiều địa phương, quan hệgiữa ngành giáo dục - đào tạo và tài chính có nhiều điểm chưa thống nhất, chưa

có sự phối hợp giữa quản lý theo chuyên môn với quản lý tài chính

- Ở khâu quyết toán NSNN: Nhiều đơn vị nộp báo cáo quyết toán chưađúng với thời gian quy định, báo cáo quyết toán còn thiếu nhiều biểu mẫu,

Trang 20

Kinh phí chưa quyết toán chuyển năm sau còn nhiều do nhiều khoản chi chưa đủthủ tục thanh toán

1.3.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn Tỉnh

Quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấptỉnh bao gồm các nội dung quản lý chủ yếu sau:

1.3.2.1 Đặc điểm và vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo

a Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo

Thứ nhất, các khoản chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục đào tạo mang

tính ổn định cao Đặc điểm này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ sởgiáo dục đào tạo là dạy và học, đây là hoạt động sự nghiệp diễn ra thường xuyên,đều đặn và có tính ổn định Do đó, để cho các trường có thể thực hiện được chứcnăng đó cần đảm bảo tính ổn định cho nguồn vốn từ NSNN

Thứ hai, các khoản chi thường xuyên của NSNN cho giáo dục đào tạo có

hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn, mang tính chất tiêu dùng xã hội, và tíchlũy đặc biệt Nếu hoạt động chi cho đầu tư phát triển hướng tới tạo ra các cơ sởvật chất – kỹ thuật cần thiết để thúc đấy sự phát triển của giáo dục đào tạo thìchi thường xuyên lại chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu chi gắn liền với các nhiệm vụcủa giáo dục đào tạo trong năm ngân sách hiện tại Mặt khác, hoạt động chi chogiáo dục đào tạo thường không tạo ra của cải vật chất cụ thể, mà các khoản chinày thường được tích lũy qua nhiều năm để phục vụ cho nguồn nhân lực trongtương lai

Thứ ba, mô hình tổ chức việc cung ứng giáo dục đào tạo có mối quan hệ

mật thiết với phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN cho dịch vụ côngcộng này Trong mô hình Nhà nước tập trung, khi đó Nhà nước với vai trò làngười “bao sân toàn bộ” hoạt động cung ứng giáo dục đào tạo, điều đó tất yếu sẽdẫn tới phạm vi và mức độ chi NSNN cho giáo dục phải rộng và lớn Với môhình Nhà nước kết hợp, giáo dục đào tạo sẽ được sự chăm lo của cả Nhà nước

và của cả xã hội, trong đó xã hội sẽ thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản

Trang 21

lý của Nhà nước theo đúng các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với các dịch vụcông và hàng hóa công cộng.

Thứ tư, hoạt động chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và

đào tạo do hệ thống cơ quan tỉnh các cấp quản lý giáo dục, đào tạo thực hiện

b Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo

Vai trò của chi NSNN cho giáo dục đào tạo được thể hiện qua một số nộidung sau:

Chi NSNN cho giáo dục đào tạo là một khoản chi quan trọng của chiNSNN cho GD - ĐT, có tính chất định hướng cho sự tồn tại và phát triển của hệthống giáo dục

Chi NSNN cho giáo dục đào tạo tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích sựđóng góp xây dựng, sửa chữa trường lớp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức xãhội và tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dâncùng làm” đảm bảo ổn định đời sống giáo viên, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục

Chi NSNN cho giáo dục đào tạo hàng năm đã góp phần định hướng sắpxếp cơ cấu các cấp học, mạng lưới trường lớp, khuyến khích phát triển giáo dục

ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người

Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúcđẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười – yếu tố quan trọng để phát triển xã hội bền vững và là yêu cầu của đấtnước trong giai đoạn hiện nay Như vậy, chi NSNN cho giáo dục đào tạo chính

là hoạt động đầu tư cho tương lai có hiệu quả nhất trong xã hội

1.3.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh

a) Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN cho Giáo dục và Đào tạo:

Mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đàotạo là phân phối và sử dụng các quỹ ngân sách một cách hiệu quả nhất nhằm đạtcác mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo trong từng thời kỳ trên địa bàn Tỉnh

b) Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục và đào tạo

Trang 22

Việc quản lý điều hành chi NSNN cho giáo dục đào tạo của các cơ quan tàichính được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

 Nguyên tắc tập trung thống nhất

 Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác

 Nguyên tắc toàn diện

 Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

 Nguyên tắc công khai

 Nguyên tắc quản lý theo dự toán

Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo là một bộ phận của chithường xuyên NSNN Vì vậy, quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dụcđào tạo cần quán triệt các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN nóichung, cụ thể:

- Nguyên tắc quản lý theo dự toán

Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách Lập dự toán sẽgiúp chủ thể quản lý chủ động trong phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính.Đối với chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo, lập dự toán còn là căn cứ quantrọng để quản lý và kiểm soát các khoản chi trong quá trình điều hành ngânsách Ngoài ra, quản lý theo dự toán cũng là cơ sở để đảm bảo cân đối ngânsách, tạo điều kiện chấp hành ngân sách Tuy nhiên, để nguyên tắc này phát huytác dụng thì việc lập dự toán từ các đơn vị, cở sở giáo dục đào tạo thụ hưởngngân sách phải khoa học, định mức và chính sách chế độ phải phù hợp với từngnhiệm vụ chi

- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, đòi hỏi tất cả các khoản chi thườngxuyên NSNN cho giáo dục đào tạo đều phải được thực hiện theo đúng định mức,đúng kế hoạch Các khoản chi đều phải được ghi sổ đầy đủ vào kế hoạch NSNN

và được quyết toán rành mạch Nguyên tắc này được đưa ra nhằm hạn chế tìnhtrạng để ngoài ngân sách của các khoản chi thuộc ngân sách nhà nước, dẫn đếntình trạng lãng phí trong sử dung vốn NSNN

- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Trang 23

Hiệu quả là yêu cầu của mọi quá trình quản lý, đặc biệt là quản lý tàichính Tính hiệu quả xuất phát từ thực tế nguồn lực tài chính nói chung, nguồnkinh phí chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng có giới hạn,nên việc phân bổ và sử dụng cần đảm bảo nguyên tắc hiệu quả nhằm đạt đượccác mục tiêu đề ra Để nguyên tắc này được tôn trọng, quản lý chi thường xuyêncủa NSNN cho ngành phải làm tốt một số nội dung sau:

+ Phải xây dựng định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượnghay tính chất công việc, đồng thời phải có tính thực tiễn

+ Phải thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấpphát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị hoặc phù hợp với yêu cầu quản lý củatừng nhóm mục chi

+ Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mụcchi sao cho tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành vàđạt chất lượng cao

+ Khi đánh giá tính hiệu quả của chi thường xuyên NSNN cho ngành giáodục đào tạo phải có quan điểm toàn diện Phải xem xét mức độ ảnh hưởng củakhoản chi trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở mọi cấp học, bậc học,ngành học

- Nguyên tắc công khai hoá

Nguyên tắc này được thể hiện suốt trong chu trình NSNN (lập, chấp hành

và quyết toán NSNN) và phải được áp dụng cho các cơ quan tham gia vào chutrình NSNN Việc chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải đượccông khai để mọi người biết Nguyên tắc này xuất phát từ những lý do: Giáo dụcđào tạo là lĩnh vực nhạy cảm, có liên quan đến lợi ích của toàn dân Hơn nữa,nguồn tài chính chi cho nhiệm vụ này được thực hiện phần lớn bằng nguồn vốnNSNN - một nguồn vốn được đóng góp chủ yếu bởi nhân dân, do đó việc côngkhai các khoản chi để mọi người dân được biết là một nguyên tắc không thể thiếu

- Nguyên tắc cân đối ngân sách

Trang 24

Cân đối ngân sách được hiểu là các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi

đã có đủ các nguồn thu bù đắp Việc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi: chỉnhững khoản chi nào đã có trong dự toán chi NSNN đã được cơ quan có thẩmquyền phê duyệt thì mới được phép chi Nguyên tắc này cũng đòi hỏi trong quátrình điều hành ngân sách nếu thu không đủ bù đắp các khoản chi thì cơ quan tàichính phải trình cấp có thẩm quyền cắt giảm những khoản chi phù hợp cân đốingân sách

- Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các đơn vị sử dụngngân sách

Ngày 25/4/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CPquy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhằm trao quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc,sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thànhnhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ vớichất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu cho người lao động Lĩnh vực giáodục, đào tạo chịu tác động của Nghị định này Theo quy định tại Nghị định trên,các trường học, các cơ sở giáo dục - đào tạo phải chủ động xây dựng dự toán chiphù hợp với nhiệm vụ chi và chủ động sử dụng nguồn kinh phí đã được duyệt đểthực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao

- Nguyên tắc đảm bảo chi trả trực tiếp qua Kho bạc nhà nước

Với chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước kiểmsoát mọi khoản chi ngân sách và có quyền từ chối thanh toán các khoản chikhông đúng quy định, không phù hợp với chế độ Hiện nay, các đơn vị dự toán phải

mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Mọi khoản thanh toán đều phải có duyệt chi từkho bạc trước khi nguồn vốn ngân sách được thanh toán chi trả

Trang 25

1.3.2.3 Mô hình và bộ máy tổ chức quản lý chi NSNN cho giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các bô ngànhtrung ương, tỉnh Sơn La đã quan tâm và tăng cường phân cấp cho cơ sở gắn vớinâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp ngân sách và các đơn vị

dự toán; Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sựnghiệp công lập

Cơ chế quản lý về chuyên môn nghiệp vụ:

- Đối với bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở do UBND cáchuyện, thành phố quản lý; Phòng giáo dục đào tạo các huyện, thành phố là cơquan chuyên môn giúp UBND các huyện, thành phố thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về công tác giáo dục đào tạo đối với bậc học do UBND huyện,thành phố quản lý

- Giáo dục THPT gồm: Các trường THPT, Trung tâm giáo dục thườngxuyên và Trường phổ thông dân tộc nội trú do Sở giáo dục trực tiếp quản lý vềchuyên môn; Các trường Trung cấp nghề do Sở lao động TB và xã hội trực tiếpquản lý về chuyên môn; Các trường cao đẳng do UBND tỉnh trực tiếp quản lý.Theo đó, mô hình, tổ chức bộ máy và sự phân cấp quản lý nguồn kinh phí chithường xuyên đối với các đơn vị GD-ĐT được thực hiện theo sơ đồ sau:

Trang 26

Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý, sử dụng ngân sách cho GD-ĐT

tại tỉnh Sơn La

- Đối với bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở: Kinh phí chithường xuyên từ NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với các huyện, thànhphố được HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao cho các huyện, thành phố và bố trí trong

dự toán ngân sách hàng năm, theo quy định của Luật NSNN

HĐND – UBND huyện, thành phố thực hiện phân bổ và giao dự toán chithường xuyên NSNN đối với sự nghiệp GD – ĐT cho Phòng giáo dục đào tạotrực tiếp quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Theo đó Phòng GD – ĐT chủ trì,phối hợp với Phòng Tài chính kế hoạch thực hiện phân bổ cho các đơn vị trườnghọc thuộc huyện, thành phố quản lý, sử dụng và thanh quyết toán với Phònggiáo dục đào tạo để tổng hợp quyết toán và đề nghị Phòng Tài chính kế hoạchthẩm tra xét duyệt quyết toán theo quy định

UBND tỉnh

Sở, ban

ngành khác

Sở giáo dục ĐT

UBND huyện Phòng TC-KH

Sở Tài chính

Cơ sở ĐT

trực thuộc

GDTX, trường nội trú GD - ĐTPhòng TC, CĐ và nghềKhối THPT,

Khối mầm non, tiểu học, THCSGhi chú:

Lập, báo cáo

Phân bổ DT, quản lý TC

Phối hợp quản lý

Trang 27

- Đối với các trường THPT, trường dân tộc nội trú, trung tâm giáo dụcthường xuyên và các trường trung cấp, cao đẳng: HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân

bổ và giao trực tiếp dự toán kinh phí chi thường xuyên đối với các TrườngTHPT, các Trường trung cấp và cao đẳng Đồng thời giao cho Sở Tài chính(Phòng Hành chính văn xã) trực tiếp quản lý, kiểm tra, xét duyệt quyết toán đốivới các đơn vị này

- Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, Trung tâm giáo dục thườngxuyên, Sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm giao dự toán, kiểm tra, xét duyệtquyết toán, tổng hợp quyết toán và đề nghị Phòng Hành chính văn xã – Sở Tàichính thẩm tra xét duyệt quyết toán theo quy định

1.3.2.4 Quản lý theo các nhóm mục chi

Chi tường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là khoản chichiếm tỷ trọng lớn trong nội dung chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá

xã hội, một mảng quan trọng trong nhóm chi thường xuyên của NSNN Quản lýchi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo theo các nhóm mục chichủ yếu sau:

+ Quản lý các khoản chi cho con người

Quản lý các khoản chi thuộc nhóm này bao gồm: Quản lý các khoản chilương, phụ cấp, tiền thưởng, các khoản đóng góp, phúc lợi xã hội Đây là nhómchi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên NSNN cho sựnghiệp giáo dục đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người làmcông tác giáo dục nên việc quản lý nhóm mục chi này phải được thực hiệnnghiêm túc, công bằng, đúng chính sách chế độ

+ Quản lý các khoản chi quản lý hành chính

Chi quản lý hành chính bao gồm: Thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện,tiền nước), vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tácphí Đây là khoản chi nhằm đảm bảo cho công tác quản lý hành chính phục vụcho hoạt động của các cơ sở giáo dục Mức độ chi tiêu nhiều hay ít của nhómnày phụ thuộc vào quy mô của các trường, định mức và mức độ sử dụng củacác đơn vị Đây là khoản chi có nội dung đa dạng, khó phân biệt và định mức

Trang 28

chi tiêu thường thấp nên nhiều đơn vị dự toán thường chi vượt dự toán, sai nộidung chi

+ Quản lý các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhóm chi này bao gồm các khoản chichủ yếu: Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, sách giáo khoa, đồ dùnghọc tập, thí nghiệm Đây là khoản chi rất cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng giáo dục đào tạo Quản lý tiết kiệm, tránh lãng phí trong chi tiêu cáckhoản chi này sẽ giúp các trường có thêm nguồn kinh phí nâng cao chất lượngdạy và học

+ Quản lý các khoản chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, xây dựng nhỏHàng năm do nhu cầu hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoahọc, do sự xuống cấp của các tài sản cố định dùng cho các hoạt động nên phátsinh nhu cầu về kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị của tàisản cố định Thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi như: Chi mua sắm, bổsung tài sản, máy móc, chi sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà cửa Quản lý cáckhoản chi này phải đáp ứng được các yêu cầu quản lý: đầu tư có trọng điểm, sửdụng đúng mục đích, thực hiện sửa chữa, xây dựng nhỏ theo đúng các quy địnhcủa pháp luật

1.3.2.5 Quản lý theo chu trình ngân sách

Là một bộ phận của NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN cho sựnghiệp giáo dục đào tạo cũng được quản lý theo ba khâu: quản lý quá trình lập

và phân bổ dự toán, quản lý quá trình chấp hành dự toán và quản lý quá trìnhquyết toán

a Quản lý quá trình lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN

- Thứ nhất: Phải xác định được các căn cứ lập dự toán, tạo cơ sở cho việc xâydựng dự toán chi thường xuyên NSNN toàn diện, bao quát được toàn bộ nguồn thu

và nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực giáo dục đào tạo

Một số căn cứ chủ yếu khi xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN cholĩnh vực giáo dục đào tạo phải xem xét tới là: chủ trương của Đảng và Nhà nước

Trang 29

về phát triển giáo dục đào tạo trong từng giai đoạn; Chỉ tiêu về số lượng trường,lớp, biên chế giáo viên, số lượng giáo viên, số lượng học sinh, sinh viên ; Khảnăng bố trí chi thường xuyên ngân sách cho giáo dục đào tạo trên cơ sở cân đốitổng thể chi NSNN năm kế hoạch; Các chính sách, tiêu chuẩn, định mức do Nhànước ban hành; Tình hình quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNNcho giáo dục đào tạo các năm trước

- Thứ hai: Phải xác định được vai trò, nhiệm vụ của từng cơ quan tham giavào quá trình xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo.Đây là cơ sở cho việc phân định trách nhiệm của từng chủ thể quản lý, tránhviệc “giẫm chân lên nhau” trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho ngànhgiáo dục đào tạo

Hiện nay, các bước lập dự toán chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực giáodục đào tạo như sau:

Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và dự toán chi thường xuyên NSNN năm sau, Bộ Tàichính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toánNSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán chi thường xuyên NSNN cho các Bộ,

cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủyban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

UBND cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tưhướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn cứ vào địnhhướng phát triển kinh tế-xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương,căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, hướng dẫn và thông báo sốkiểm tra về dự toán chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị trực thuộc vàUBND cấp dưới

Các đơn vị, cơ sở giáo dục đào tạo căn cứ vào số kiểm tra, văn bản hướngdẫn tiến hành lập dự toán kinh phí năm kế hoạch của mình và gửi dự toán về cơquan tài chính hoặc đơn vị dự toán cấp trên Dự toán chi thường xuyên NSNNcho giáo dục đào tạo được tổng hợp cùng với dự toán chi ngân sách hàng năm,

Trang 30

sau khi trình cấp có thẩm quyền sẽ được gửi tới Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục đàotạo chậm nhất vào ngày 20 tháng 7 năm trước

Căn cứ tổng mức kinh phí chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạođược cấp có thẩm quyền thông báo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính dựkiến phương án phân bổ kinh phí cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và chi tiết chocác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ

đã được duyệt Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, vàcác bộ, cơ quan liên quan xem xét dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáodục đào tạo, lập phương án phân bổ ngân sách Trung ương trình Chính phủ,Quốc Hội Quốc hội sẽ thảo luận dự toán ngân sách, và phê chuẩn muộn nhất làtrước 30/11 năm báo cáo

Sau khi dự toán NSNN đã được Quốc hội phê duyệt, thừa lệnh uỷ quyềncủa Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính thông báo dự toán chi thường xuyênNSNN lĩnh vực giáo dục đào tạo cho các địa phương

Căn cứ vào dự toán Ngân sách đã được Thủ tướng Chính phủ giao UBNDtỉnh, thành phố tiến hành phân bổ, giao nhiệm vụ, mục tiêu và kinh phí cho cácđơn vị thực hiện, gửi Bộ Tài chính theo quy định để thẩm định, làm căn cứ cấpphát ngân sách

b Quản lý quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

Trong quản lý chi NSNN, khâu chấp hành kế hoạch chi là nội dung quantrọng bởi đây là giai đoạn đồng vốn NSNN được cấp phát, chi trả trực tiếp rakhỏi quỹ NSNN Để có thể quản lý tốt quá trình thực hiện dự toán chi thườngxuyên NSNN cho giáo dục đào tạo phải thực hiện được các nội dung sau:

- Đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục:

+ Phải cụ thể hóa dự toán chi cả năm thành nhu cầu chi hàng quý để cơquan tài chính làm căn cứ quản lý, cấp phát, thanh toán

+ Phải chấp hành nghiêm túc những định mức, tiêu chuẩn của từng khoảnchi đã được giao trong dự toán

+ Phải lập đầy đủ các chứng từ hợp lệ trước khi gửi cơ quan tài chính xinchuẩn chi

Trang 31

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

+ Phải quy định cụ thể trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của các

cơ quan (tài chính, kho bạc, cơ sở giáo dục ) trong quá trình điều hành chiNSNN cho giáo dục đào tạo Nghiêm túc điều hành theo dự toán đã được lập,xoá bỏ cơ chế xin cho, thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu, định mức đã đề ra Sửdụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉtiêu chi trong kế hoạch NSNN trở thành hiện thực

+ Cơ quan Tài chính phải chủ động đảm bảo kinh phí cho giáo dục đàotạo; trong trường hợp nguồn thu không đảm bảo nhu cầu chi phải phối hợp với

cơ quan giáo dục điều chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép

+ Cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước phối hợp kiểm tra tình hìnhquản lý và sử dụng kinh phí NSNN ở các đơn vị, cơ sở giáo dục nhằm nâng caohiệu quả của đồng vốn ngân sách

c Quản lý quá trình quyết toán chi thường xuyên NSNN.

Quyết toán ngân sách là việc tổng kết, đánh giá lại quá trình lập và chấp hànhngân sách Theo nguyên tắc hiện nay quyết toán ngân sách phải làm từ cơ sở, tổnghợp từ dưới lên, cấp trên không được làm thay cấp dưới Quản lý quá trình quyếttoán chi thường xuyên NSNN phải thực hiện được một số nội dung sau:

+ Phải đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán

Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối năm, số liệu trên sổ sách kếtoán của đơn vị, cơ sở giáo dục phải được đối chiếu, đảm bảo cân đối và khớpđúng với số liệu của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước cả về tổng số và chitiết Khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm

Ngoài ra, để đảm bảo được yêu cầu quản lý chi NSNN nói chung, chithường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo nói riêng các đơn vị, cơ sở giáo dụcphải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toán theo quy định của Nhà nước gửi cơquan tài chính đồng cấp theo đúng thời gian quy định

+ Phải xác định được thẩm quyền xét duyệt quyết toán

Trang 32

Đối với đơn vị dự toán: đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán củađơn vị dự toán cấp dưới Sau đó đơn vị dự toán cấp 1 có nhiệm vụ tổng hợp vàlập báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan tài chính đồng cấp.

Các cấp ngân sách địa phương có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toánnăm của các đơn vị dự toán trực thuộc và thẩm tra báo cáo quyết toán chi chogiáo dục đào tạo của ngân sách cấp dưới Sau đó, tổng hợp thành báo cáo chithường xuyên ngân sách địa phương cho giáo dục đào tạo gửi Hội đồng nhândân (HĐND) và UBND cùng cấp đồng thời gửi cho cơ quan tài chính cấp trên.Việc quyết toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo được thựchiện cùng với quyết toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quanTrung ương và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành

1.4 Một số nhân tố ảnh hưởng quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh

1.4.1 Nhân tố thuộc tổ chức (đơn vị, cơ sở giáo dục)

* Trình độ cán bộ làm công tác tài chính tại các cơ sở, đơn vị giáo dục

Cơ sở, đơn vị giáo dục là nơi trực tiếp sử dụng vốn NSNN chi cho giáodục đào tạo Trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực giáo dục đàotạo, những cán bộ làm công tác tài chính trường học đóng vai trò quan trọng,ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn NSNN Khi trình độ của ngườihiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ tại các đơn vị, cơ sở giáo dục tốt sẽ giúp cho quản

lý chi NSNN tiết kiệm, đáp ứng đúng yêu cầu của quản lý tài chính Ngược lạikhi trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ làm công tác tài chính cònhạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong nghiệp vụ tài chính kế toán sẽ dễ dẫnđến những sai sót, thất thoát, làm giảm hiệu quả chi từ NSNN cho lĩnh vực

* Môi trường làm việc

Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc của đội ngũ cán

bộ tài chính trường học Hiện nay, nhiều trường chỗ làm việc và trang thiết bị(máy tính, máy fax, máy đếm tiền ) phục vụ cho công việc của bộ phận kế toánrất hạn chế Công tác kế toán tại nhiều trường vẫn thực hiện thủ công, chưa ápdụng các phần mềm tin học vào quản lý tài chính tại đơn vị Điều này đã ảnh

Trang 33

hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dụcđào tạo.

1.4.2 Nhân tố thuộc Nhà nước

* Chính sách, chế độ của Nhà nước

Chính sách chế độ của Nhà nuớc là những căn cứ pháp lý quan trọng giúpcho quá trình quản lý tài chính nói chung, quản lý chi NSNN được thực hiệnthống nhất, theo định hướng của Nhà nước Nếu các chính sách, chế độ phù hợpvới thực tế điều hành ngân sách sẽ giúp cho quản lý chi NSNN cho lĩnh vựcthuận lợi, hạn chế những tiêu cực Ngược lại, nếu các chính sách chế độ khôngphù hợp, hay thay đổi, định mức chi thấp sẽ dẫn tới những hoạt động tài chínhtrái pháp luật

* Cơ chế phân cấp quản lý chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực giáo dục đào tạo

Mục tiêu của phân cấp quản lý chi thường xuyên NSNN là việc xác địnhphạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việcquản lý, điều hành các nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách, gắn các hoạtđộng ngân sách với các hoạt động kinh tế, xã hội Hiện nay, quản lý chi thườngxuyên NSNN cho lĩnh vực giáo dục đào tạo được phân cấp mạnh hơn cho chínhquyền nhà nước cấp dưới, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý cấp dưới chủ độngtrong điều hành kinh phí NSNN phục vụ mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo.Tuy nhiên, thực tế phân cấp cũng cho thấy: càng phân cấp mạnh cho các cơquan quản lý tài chính cấp dưới, cho các đơn vị, cơ sở giáo dục thì việc tổng hợp

số liệu, báo cáo của các cơ quan cấp trên lại rất khó khăn do phải tổng hợp từcác đơn vị cấp dưới nên mất nhiều thời gian, số liệu thường thiếu chính xác

* Bộ máy cơ quan quản lý chi NSNN

NSNN không phải là vô tận, là tiền của, công sức lao động của nhân dânđóng góp, không thể bị sử dụng thất thoát, lãng phí Chi NSNN cho giáo dụcđào tạo là khoản chi lớn của NSNN Để có thể kiểm soát đầy đủ, toàn diện cáckhoản chi NSNN cho lĩnh vực, Nhà nước đã tổ chức bộ máy các cơ quan quản

lý chi NSNN cho ngành ở cấp tỉnh với sự tham gia của nhiều cơ quan: UBNDcấp tỉnh, Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáodục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện Đây là các cơ quan được Nhà

Trang 34

nước giao chức năng quản lý nhà nước theo ngành, quản lý về mặt tài chính.Thực tế hiện nay cho thấy:

+ Sự phối kết hợp giữa cơ quan tài chính với cơ quan quản lý giáo dụcchưa tốt Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chưa gắn nhiệm vụ chuyên mônvới nguồn kinh phí nên xây dựng dự toán chi cho các nhiệm vụ thường xuyêncũng như đột xuất của ngành thường cao, dẫn tới cơ quan tài chính khó khăntrong cân đối nguồn đáp ứng đòi hỏi của ngành giáo dục

+ Một số khoản tạm ứng, thanh toán tại Kho bạc Nhà nước thường mấtnhiều thời gian xét duyệt đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của cácđơn vị, cơ sở giáo dục Ngoài ra, Kho bạc Nhà nước thời gian qua chưa thựchiện tốt việc thanh toán chuyển khoản cho các đơn vị thụ hưởng đã dẫn tới tồnquỹ tại các đơn vị dự toán còn khá lớn trong khi ngân sách địa phương vẫn phải

đi vay để đáp ứng cho các nhiệm vụ chi của tỉnh

+ Một số khoản chi từ nguồn kinh phí dự phòng, kinh phí sự nghiệp ngànhnhiều tỉnh chưa được phân bổ và giao dự toán từ đầu năm UBND tỉnh có thẩmquyền phân bổ thêm cho các trường nên dễ dẫn tới tình trạng “xin cho” làm giảm

đi tính công khai, minh bạch trong quản lý chi thường xuyên NSNN cho ngành.+ Ngoài ra trình độ của cán bộ làm công tác quản lý ngân sách cũng ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cho ngành

1.4.3 Hệ thống các quy định nhà nước về chi thường xuyên ngân sách tỉnh và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập

Một là, chính sách chế độ của nhà nước: Chính sách chế độ của nhà nước

là căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho quá trình quản lý tài chính nói chung,quản lý chi NSNN được thực hiện thống nhất theo định hướng của nhà nước.Trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo có một số cơ chế chính sách có vị trí rấtquan trọng đối với quá trình quản lý điều hành ngân sách là:

Cơ chế phân cấp quản lý chi NSNN: Mục tiêu của phân cấp quản lý chi

NSNN là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà

Trang 35

nước các cấp trong việc quản lý, điều hành các nhiệm vụ chi của ngân sách, gắnvới hoạt động ngân sách với các hoạt động kinh tế xã hội.

Cơ chế tuyển dụng, sắp xếp bộ máy quản lý chi NSNN: Chi NSNN cho

giáo dục – đào tạo là khoản chi lớn của NSNN Để có thể kiểm soát đầy đủ, toàndiện các khoản chi NSNN cho lĩnh vực, Nhà nước đã tổ chức bộ máy các cơquan quản lý chi NSNN cho ngành ở cấp tỉnh với sự tham gia của nhiều cơquan: UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính, Phòng Tài chính, Sở Giáo dục – Đào tạo,Phòng Giáo dục – Đào tạo, Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện…

Cơ chế giao quyền tự chủ cho đơn vị: Đây là cơ chế mới trong quản lý chi

NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Để thực hiện tốt cơ chế này chínhphủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ về

cơ chế áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Hai là, trình độ cán bộ làm công tác tài chính tại các cơ sở, đơn vị giáo dục:

Cơ sở, đơn vị giáo dục- đào tạo là nơi trực tiếp sử dụng vốn NSNN chi cho sựnghiệp giáo dục – đào tạo Trong quản lý chi NSNN cho lĩnh vực GD – ĐT, nhữngcán bộ làm công tác tài chính trong các trường học đóng vai trò quan trọng, ảnhhưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí từ NSNN

Ba là, môi trường làm việc: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả

công việc của đội ngũ cán bộ tài chính trường học Hiện nay nhiều trường chỗlàm việc và trang thiết bị phục vụ cho công việc của bộ phận kế toán còn hạnchế, công tác kế toàn hầu hết vẫn thực hiện thủ công Điều này đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD – ĐT

Bốn là, sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành ngân sách: Đây là nhân tố có tính hướng dẫn, định hướng đối

với việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính Sự phối hợp giữa các cơ quan quản

lý nhà nước nhất là cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý GD – ĐT, cơquan quản lý con người cần đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàngnhằm nâng cao vai trò hiệu quả của quản lý nhà nước trong quá trình quản lý chiNSNN cho sự nghiệp GD – ĐT

Trang 36

Hệ thống các quy định chi thường xuyên NSNN cho GD – ĐT một mặtbuộc các cơ quản quản lý các cấp trong đó có cấp tỉnh phải thực hiện nghiêm túcđúng quy định Các quy định của nhà nước về chi thường xuyên NSNN cho GD– ĐT có thể nhiều thuận lợi xong cũng có thể gây những khó khăn, vướng mắctrong quá trình thực hiện do đó phải hoàn thiện hệ thống các quy định nhà nước

về chi thường xuyên ngân sách tỉnh và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước cho các đơn vị sự nghiệp công lập

Một số văn bản quy định có liên quan:

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngânsách số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dụcgiai đoạn 2009 – 2014, Sơn La;

- Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Sơn La;

- Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BTC hướng dẫn xét duyệt,thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị

sự nghiệp, tổ chức được NSNN hỗ trợ và ngân sách các cấp;

- Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC hướng dẫn xử lýngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm;

- Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC về quy định chế độnkiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

1.4.4 Nhân tố liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, cơ chế chính sách của tỉnh về giáo dục đào tạo

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tỉnh nào có tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao, nguồn thu NSNN lớn thì nguồn vốn đầu tư cho giáo dục sẽ cao

Thứ hai, tốc độ phát triển dân số của tỉnh Dân số tăng nhanh sẽ làm tăng số

lượng học sinh, từ đó làm tăng số trường, lớp, giáo viên… để đảm bảo điều kiện họctập cho học sinh Khi đó, đòi hỏi lượng NSNN chi cho giáo dục tăng

Trang 37

Thứ ba, nguồn viện trợ, hợp tác của tổ chức trong và ngoài tỉnh cho sự

nghiệp giáo dục đào tạo

Thứ tư, cơ chế quản lý chi NSNN cho giáo dục đào tạo của tỉnh

1.4.5 Nhóm nhân tố thuộc ngành giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh

Thứ nhất, thực trạng của ngành giáo dục đào tạo tỉnh

Số lượng học sinh, giáo viên ở mỗi cấp học của hệ thống giáo dục là mộtyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi NSNN cho giáo dục đào tạo Hiện nay vớichủ trương miễn học phí ở bậc tiểu học thì mức kinh phí NSNN dành cho giáodục đào tạo phụ thuộc vào định mức cấp cho mỗi học sinh Ngoài ra số lượnggiáo viên tăng cũng sẽ làm tăng các khoản chi NSNN cho giáo dục đào tạo nhưtiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giáo viên

Cơ sở vật chất của các trường học phổ thông cũng ảnh hưởng đến chiNSNN cho GD - ĐT như sửa chữa, mua sắm thiết bị cho hoạt động dạy học

Thứ hai, các chương trình phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Tùy thuộc vào

số lượng cũng như tầm quan trọng của các chương trình phát triển giáo dục đào tạo

mà mức độ và số lượng NSNN dành cho chúng có sự khác nhau

Thứ ba, trình độ và phương pháp quản lý của các đơn vị giáo dục đào tạo

của tỉnh

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA TỈNH VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐÀO

TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh; Ngành giáo dục đào tạo Sơn La và các nhân tố ảnh hưởng đến chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn la

Sơn La là một tỉnh miền núi cao, biên giới phía Tây bắc của Tổ quốc, cáchthủ đô Hà Nội 320 km Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh PhúThọ và Hoá Bình, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Hủa Phăn, tỉnh LuôngPha Băng Nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá

Sơn La có diện tích tự nhiên là 1.417,4 km2, độ cao trung bình 600- 700 m

so với mực nước biển, có 250 km đường biên giới với tỉnh Hủa Phăn, tỉnhLuông Pha Băng, nước CHDCND Lào Dân số đến 31/12/2011 là 1.119,3 nghìnngười, gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, như: Thái, Kinh, Mông, Mường,Dao Là tỉnh có vị trí trung tâm của vùng Tây bắc, có vai trò chiến lược trongquan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh phía Bắc nước CHDCNDLào Có công trình thuỷ điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á với 8 tổ máy, côngsuất 2.400 MgW

Trang 39

Bảng số 2.1 Chỉ tiêu chủ yếu về KT- XH của tỉnh Sơn La giai

đoạn 2010- 201 4

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Thu NS trên địa

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Sơn La năm 2010- 2014

Đến nay tỉnh Sơn La có một thành phố trực thuộc tỉnh, 11 huyện, 187 xã,

10 thị trấn và 7 phường Trong đó có: 88 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chươngtrình 135; 1.105 bản đặc biệt khó khăn và 5 huyện nghèo theo NQ 30a củaChính phủ

Trong những năm qua (2010- 2014), được sự quan tâm đầu tư của Đảng vàNhà nước, nhất là khi khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La và triểnkhai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách an sinh xã hộicủa Chính phủ tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, duy trìtốc độ tăng trưởng kinh tế khá và đạt bình quân 12,86%/năm; Cơ cấu kinh tếchuyển dịch tích cực; Đời sống nhân dân tiếp tục cải thiện; Khối đại đoàn kếtcác dân tộc được củng cố vững chắc; Trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninhđược giữ vững và tăng cường công tác đối ngoại với các tỉnh phía Bắc nướcCHDCCD Lào

Trang 40

Tuy nhiên, Sơn La vẫn là một tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước Kết cấu

hạ tầng thiết yếu còn nhiều yếu kém, kinh tế phát triển chưa tương xứng vớitiềm năng, nhất là ở các xã, bản đặc biệt khó khăn và 5 huyện nghèo, chủ yếu làsản xuất thuần nông, tự cấp, tự túc; dân trí chưa đồng đều Tỷ lệ hộ nghèo còncao, đến năm 2014 là 34,14% và hộ cận nghèo là 11,27% Do vậy, để phát triển

sự nghiệp giáo dục đào tạo và ưu tiên giành nguồn lực cho phát triển sự nghiệpgiáo dục đào tạo tỉnh Sơn la, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu,vừa cấp bách vừa lâu dài để thực hiện chủ trương: Đầu tư cho giáo dục đào tạo

là đầu tư cho phát triển bền vững, đã được thể hiện rõ nét trong Nghị quyết Đạihội đảng bộ tỉnh Sơn La qua các thời kỳ, nhất là Nghị quyết Đại hội đảng bộtỉnh Sơn La khoá XII, khoá XIII

2.2 Một số nét cơ bản về giáo dục đào tao tỉnh Sơn La

2.2.1 Một số chỉ tiêu cơ bản về dân số và số người trong độ tuổi đi học trên địa bàn tỉnh Sơn La

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2014, dân số thành thị là 158,4 nghìnngười, chiếm 14,15%; dân số nông thôn 960,9 nghìn người, chiếm 85,85%; dântộc kinh chiếm 18%; dân tộc thiểu số 82% số dân dưới 18 tuổi khoảng 415nghìn người, chiếm 37% tổng dân số toàn tỉnh

2.2.2 Hệ thống giáo dục đào tạo tỉnh Sơn La

Hệ thống giáo dục – đào tạo của tỉnh Sơn La hiện nay chia làm các cấphọc sau:

- Giáo dục mầm non

- Giáo dục phổ thông gồm: Giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT

- Giáo dục thường xuyên

- Giáo dục chuyên nghiệp

Trong 5 năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La đã phát triểncả về quy mô, chất lượng và đạt được những thành tựu đáng kể, cụ thể:

-Giáo dục mần non

Số trẻ trong độ tuổi đến trường, được huy động ra lớp ngày càng tăng qua các

Ngày đăng: 28/06/2018, 12:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 – 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 – 2014
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2003
3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BTC hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được NSNN hỗ trợ và ngân sách các cấp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 01/2007/TT-BTC hướng dẫn xétduyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp, tổ chức được NSNN hỗ trợ và ngân sách các cấp
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2007
4. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 108/2008/TT-BTC hướng dẫn xử lýngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2008
5. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC về quy định chế độn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 161/2012/TT-BTC về quy định chếđộn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhànước
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2012
6. Bộ Tài chính (2014), Quyết toán Ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2012, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết toán Ngân sách nhà nước Việt Nam năm2012
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2014
7. Bộ Tài chính (2014), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Ngân sách nhà nước năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Ngân sáchnhà nước năm 2013
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2014
8. Cục Thống kê Ninh Bình (2012), Niên giám thống kê 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2011
Tác giả: Cục Thống kê Ninh Bình
Nhà XB: Nxb Thốngkê
Năm: 2012
9. Dương Đăng Chinh (2006), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Tài chính công
Tác giả: Dương Đăng Chinh
Nhà XB: NxbTài chính
Năm: 2006
10. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
11. Đang Cộng san Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đang Cộng san Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
12. Vũ Thu Giang (2000), Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tài chính của Việt Nam trong điềukiện hội nhập kinh tế
Tác giả: Vũ Thu Giang
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
13. Nguyễn Hồng Hà (2012), “Cơ chế quan lý tài chính đối với đơn vị dự toán: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tài chính, (2), Tr. 10-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế quan lý tài chính đối với đơn vị dựtoán: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Nguyễn Hồng Hà
Năm: 2012
14. Hồ Xuân Phương, Lê Văn Ái (2004), Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý tài chính nhànước
Tác giả: Hồ Xuân Phương, Lê Văn Ái
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2004
15. Mai Phương (2012), “Giai pháp cai cách, tăng cường tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (2), Tr. 14-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai pháp cai cách, tăng cường tự chủ tài chínhcủa các đơn vị sự nghiệp”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Mai Phương
Năm: 2012
25. Đặng Văn Thanh (2005), Một số vấn đề về quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quản lý và điều hành ngânsách nhà nước
Tác giả: Đặng Văn Thanh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
26. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định 59/2010/QĐ-TTg về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 59/2010/QĐ-TTg về việcban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm2011
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2010
27. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 1792/2006/QĐ-TTg Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 1792/2006/QĐ-TTg Về việcgiao dự toán ngân sách nhà nước năm 2013
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2012
28. Trần Đình Ty (2003), Quản lý tài chính công, Nxb Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính công
Tác giả: Trần Đình Ty
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2003
29. UBND tỉnh Sơn La (2012), Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN, Sơn La 30. UBND tỉnh Sơn La (2013), Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN, Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN", Sơn La30. UBND tỉnh Sơn La (2013), "Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN
Tác giả: UBND tỉnh Sơn La (2012), Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN, Sơn La 30. UBND tỉnh Sơn La
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w