1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội

83 622 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 790,5 KB

Nội dung

1.1.3 Quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng Từ khái niệm quản lý đào tạo và đào tạo theo định hướng thực hành ứngdụng, có thể đưa ra khái niệm quản lý đào tạo theo định hướn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tập tại Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục em đãhoàn thành chương trình khóa học Cử nhân chuyên ngành Quản lý Giáo dục vàhoàn thành khóa luận tốt nghiệp “ Biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thựchành ứng dụng tại Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội”

Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa và các thầy giáo, cô giáoKhoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ emtrong quá trình học tập

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo - TS.GVCNguyễn Thị Tuyết Hạnh đã hết lòng giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em trongsuốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn Khoa CNSH - ĐHNNHN, cùng với nhữngngười thân bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên em trong suốt thờigian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Do điều kiện thời gian và năng lực, khóa luận không thể tránh khỏi nhữngthiếu xót và hạn chế, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến củacác Thầy giáo, Cô giáo để giúp em hoàn thiện hơn khóa luận

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Sinh Viên

Lê Thị Hiền

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH ỨNG DỤNG 6

1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.1 Quản lý, Đào tạo, Quản lý Đào tạo 6

1.1.2 Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 10

1.1.3 Quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 11

1.2 Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng trong giáo dục đại học 12

1.2.1 Đặc trưng của đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 12

1.2.2 Vai trò đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 12

1.3 Nội dung quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 13

1.3.1 Quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 13

1.3.2 Quản lý nội dung và chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 14

1.3.3 Quản lý hoạt động dạy của Giảng viên 14

1.3.4 Quản lý hoạt động học của sinh viên 15

1.3.5 Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo 16

1.4 Yêu cầu của quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 17

1.4.1 Yêu cầu đối với quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 17

1.4.2 Yêu cầu về quản lý nội dung, chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 18

1.4.3 Yêu cầu về quản lý Giảng viên 19

Trang 3

1.4.4 Yêu cầu về quản lý kiểm tra, đánh giá sinh viên 20

1.4.5 Yêu cầu về quản lý CSVC&TBDH 21

1.4.6 Yêu cầu về quản lý tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 22

1.4.7 Yêu cầu về quản lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp đào tạo 23

Tiểu kết chương 1 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH ỨNG DỤNG Ở KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 25

2.1 Khái quát về Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Khoa Công nghệ Sinh học 25

2.1.1 Khái quát về trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 25

2.1.2 Khái quát về Khoa Công nghệ Sinh học 26

2.1.3 Mô tả quá trình khảo sát thực trạng QLĐT tại Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học nông nghiệp Hà Nội 27

2.2 Thực trạng quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội 27

2.2.1 Quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 27

2.2.2 Quản lý nội dung, chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 29

2.2.3 Quản lý Giảng viên 32

2.2.4 Quản lý kiểm tra đánh giá sinh viên 34

2.2.5 Quản lý CSVC&TBDH 37

2.2.6 Quản lý tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 40

2.2.7 Quản lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 42

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng tại Khoa CNSH-ĐHNNHN 45

Trang 4

2.3.1 Điểm mạnh 45

2.3.2 Điểm yếu 46

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế 47

Tiểu kết chương 2 48

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH ỨNG DỤNG Ở KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC-ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 49

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 49

3.2 Một số biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng được đề xuất 49

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 57

Tiểu kết chương 3 58

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59

KẾT LUẬN 59

KHUYẾN NGHỊ 60

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 63

Trang 5

: Đại học Nông nghiệp Hà Nội: Giáo dục đào tạo

: Giảng viên: Khoa học công nghệ: Khoa học kỹ thuật: Kỹ năng thực hành: Phương pháp: Quản lý đào tạo: Sinh viên

: Thực hành: Thực hành ứng dụng

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về quản lý mục tiêu, nội dung,

chương trình 29Bảng 2.2: Tỷ lệ đánh giá QL hoạt động giảng dạy của GV theo định hướng

THUD 33Bảng 2.3: Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về hoạt động học tập THUD của SV

35Bảng 2.4: Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về công tác quản lý tổ chức đào tạo

theo định hướng thực hành ứng dụng 40Bảng 2.5: Tỷ lệ đánh giá của GV về nội dung quản lý trong công tác quản

lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 43

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi nền kinh tế - xã hội nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vớikinh tế thế giới thì chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hàngđầu được quan tâm nhất Để hội nhập được với sự phát triển của kinh tế - xã hộithế giới và đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay thìkhả năng thực hành và ứng dụng của người học sau khi tham gia vào thị trườnglao động là một đòi hỏi đặt ra cho giáo dục đại học ở nước ta Sau quá trình đàotạo, người học không những cần nắm vững kiến thức nền tảng mà kỹ năng thựchành nghề và tính ứng dụng của những sản phẩm được thiết kế cũng chính làthước đo chất lượng đào tạo

Nắm bắt được những xu thế phát triển của xã hội, năm 2005 Chính phủ đãban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đạihọc Việt Nam giai đoạn 2006-2010 nhấn mạnh mục tiêu: “ Phát triển các chươngtrình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp -ứng dụng”, “ Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200(SV)/10.000 dân vào năm

2010 và 450(SV)/10.000 dân vào năm 2020 Trong đó khoảng 70 – 80 % tổng sốsinh viên theo học chương trình nghề nghiệp ứng dụng”

Trong Luật Giáo dục Đại học Số 08/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 6năm 2012, tại Khoản 4 Điều 9 Chương 1 có quy định cụ thể chính sách phântầng Giáo dục Đại học theo ba định hướng: Định hướng nghiên cứu, Định hướngứng dụng và định hướng thực hành Chương trình đào tạo theo định hướng thựchành ứng dụng là một hệ thống đào tạo đại học được áp dụng rộng rãi ở khắpChâu Âu và đã được phát triển tại Việt Nam thông qua Dự án giáo dục đại họcViệt Nam – Hà Lan năm 2005

Trường Đại học Nông nghiệp là một trong tám trường đầu tiên ở nước tatham gia thí điểm chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng từnăm 2005-2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã đạt được những kết quả khả

Trang 8

quan Sinh viên sau quá trình đào tạo ngoài kiến thức chuyên môn như các chươngtrình truyền thống, sinh viên còn có khả năng vượt trội về kiến thức thực tế, thựctập, ứng dụng, được đánh giá là tích cực, năng động hơn và khả năng làm việc caohơn những sinh viên khác theo học chương trình đào tạo truyền thống.

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động đào tạo theo định hướng thực hành ứngdụng còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện tài chính, cơ sở vật chất chưa đáp ứng

đủ, nhận thức về định hướng thực hành ứng dụng chưa đúng, tâm lý trọng bằngcấp và lối mòn đào tạo theo hướng nghiên cứu hàn lâm đã kìm hãm chất lượngđào tạo đại học

Với đòi hỏi thực tế của xã hội và nền kinh tế thị trường nước ta đang trên

đà phát triển: nguồn nhân lực dồi dào với khả năng lao động cao, thực hành côngviệc tương xứng với trình độ đào tạo đang là mục tiêu của nền Giáo dục đại họcnước ta hướng tới Chất lượng giáo dục đại học là vấn đề cấp bách, cần đượcquan tâm hơn nữa, vì đó chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởngtới sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta

Công tác quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng là một yếu

tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo trong nhà trường có định hướngđào tạo thực hành ứng dụng Là một cử nhân quản lý giáo dục trong tương lai,tôi rất quan tâm đến công tác quản lý hoạt động đào tạo, đặc biệt là quản lý hoạtđộng đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học -Đại học Nông nghiệp Hà Nội là nơi đã triển khai đào tạo theo định hướng thựchành ứng dụng từ những năm 2005 cho đến nay Vì vậy, em quyết định lựa chọn

đề tài: “ Biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội” để làm đề tài Khóa luận tốt

nghiệp đại học Thông qua đề tài này, em mong muốn được thử sức giải quyếtmột vấn đề khoa học và mong kết quả nghiên cứu của mình có thể là tài liệutham khảo hữu ích cho các cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị triển khai đào tạotheo định hướng thực hành ứng dụng

Trang 9

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở KhoaCông nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội

4 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng và đề ra biện pháp quản lý đào tạo

của Khoa Công nghệ Sinh học-Đại học Nông nghiệp Hà Nội đào tạo theo định hướngthực hành ứng dụng

- Không gian nghiên cứu: Khoa Công nghệ Sinh học-Đại học Nông nghiệp HàNội

- Thời gian khảo sát: Nghiên cứu thực trạng của Khoa từ năm học 2009-2010 đếnnăm học 2011-2012

- Phát phiếu xin ý kiến của 40 CBQL, GV và 100 SV tại Khoa CNSN; Xin ý kiếnphỏng vấn của 3 CBQL và 5 GV có kinh nghiệm giảng dạy tại Khoa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo định hướng thựchành ứng dụng ở Trường Đại học, Cao đẳng

5.2 Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đào tạo theo định hướng thựchành ứng dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hànhứng dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, căn cứvào đối tượng nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sauđây:

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

Đọc, sưu tầm, hệ thống hóa, khái quát hóa, so sánh các kết quả nghiên cứucủa những công trình sách, tạp chí, khóa luận, luận văn liên quan đến đề tàinghiên cứu về quản lý đào tạo và quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứngdụng

Phân tích, tổng hợp các chủ trương, đường lối, Chỉ thị và Nghị Quyết củaĐảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành và các tài liệu khoahọc liên quan đến quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

6.2.1 Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn một số cán bộ quản lý Khoa,

GV có kinh nghiệm để tìm hiểu rõ hơn thực tiễn quản lý, giảng dạy của nhàtrường

6.2.2 Phương pháp quan sát: tập trung quan sát cách thức tổ chức quản lýcủa lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp của Khoa Quan sát hoạt động giảng dạycủa một số giảng viên dạy giỏi, giảng viên mới và hoạt động học tập của SV đểnắm bắt được tình hình đang diễn ra ở nhà trường

6.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng 140 phiểu hỏi để điềutra đối tượng chủ yếu là SV, GV Khoa CNSH về quá trình tổ chức đào tạo tạiKhoa

6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ:

- Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học, lập bảngbiểu, sơ đồ, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, nhận xét

Trang 11

7 Cấu trúc khóa luận

Cấu trúc khóa luận gồm:

Phần 1 Phần mở đầu:

Phần 2 Phần nội dung:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo theo định hướng thực hành

ứng dụng

- Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng

dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội

- Chương 3: Một số biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành

ứng dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Phần 3 Kết luận và khuyến nghị

Danh mục các tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

THEO ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH ỨNG DỤNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Quản lý, Đào tạo, Quản lý Đào tạo

a Quản lý

Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồntại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốcgia và ở mọi thời đại Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến và cónhiều cách hiểu khác nhau, tuy nhiên các thuật ngữ này có tồn tại những điểmriêng nhưng vẫn hàm chứa những điểm chung thống nhất

Theo quan điểm điều khiển học: “Quản lý là chức năng của những hệ có

tổ chức, với bản chất khác nhau: sinh học, xã hội học, kỹ thuật nó bảo toàn cấutrúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động Quản lý là một tác động hợp quy luậtkhách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển”

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “ Quản lý là phương thức tácđộng có chủ định của chủ thể quản lý hệ thống, bao gồm các quy tắc, các ràngbuộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trìtính trội hợp lý của cơ cấu và đưa hệ thống đạt tới mục tiêu”

Bên cạnh đó, khái niệm quản lý cũng được nhiều tác giả, các nhà khoahọc trong và ngoài nước hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau

Theo Harold Koontz, Cyri O’donnell và Heinz Weihrich quan niệm: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự hoạt động nỗ lực của các cá nhânnhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức”[ 9, tr.33]

Trong giáo trình quản lý hành chính Nhà nước của Học viện hành chínhquốc gia chỉ rõ: “ Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội

và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật,đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý” [ 11, Tr.8]

Trang 13

Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì quan niệm rằng: “ Quản lý

là một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống làquá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lýmong muốn” [ 10, Tr17]

Các quan niệm trên đây, tuy mỗi khái niệm đều nhấn mạnh những mặtriêng biệt, đặc trưng của nó đối với quản lý nhưng đều có những điểm chungthống nhất và trong khóa luận này tác giả dùng xuyên suốt khái niệm: Quản lý là

sự tác động có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản

lý đến đối tượng quản lý nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực cho cáchoạt động của tổ chức để đạt tới mục tiêu đã định trong môi trường luôn luônthay đổi

Như vậy: ở đâu có những hoạt động chung thì ở đó có sự quản lý Để đạtđược những mục tiêu đã định Quản lý phải thực hiện bốn chức năng cơ bản đólà: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Trong đó:

+ Kế hoạch: là quá trình xác định các mục tiêu phát triển của tổ chức vàlựa chọn các biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó, đây là chức năng đầutiên của quá trình quản lý, là cơ sở để huy động các nguồn lực, là căn cứ choviệc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu

+ Tổ chức: là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chứcnhân sự cho một tổ chức, đây là quá trình phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực vàcác nguồn lực khác tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốtcác mục tiêu đã đề ra để tổ chức phát triển Bao gồm các công việc: xác địnhnhững việc phải làm, xác định những người phải làm, phối hợp hoạt động ra sao,trình tự dự kiến thực hiện các công việc như thế nào, quan hệ giữa các bộ phậnđược thiết lập ra sao? Chức năng tổ chức góp phần hiện thực hóa các mục tiêu,chủ thể quản lý thực hiện phải bố trí sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lý, khoa học,sắp xếp bố trí nhân lực phải phù hợp đúng người đúng việc

Trang 14

+ Chỉ đạo: là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của nhữngngười khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao Sự tác động của chứcnăng chỉ đạo nhằm làm thay đổi hành vi, thói quen, thái độ của đối tượng quản lýtrong quá trình thực hiện các hoạt động để hướng tới việc hoàn thành mục tiêucủa tổ chức Chức năng chỉ đạo được thực hiện với các nội dung: Thực hiệnquyền chỉ huy và hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ; khuyến khích, động viên,đôc đốc công việc; giám sát và điều chỉnh; thúc đẩy các hoạt động phát triển.

+ Kiểm tra: là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm bảo đảm cho cáchoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao đồng thời xem xét cáchoạt động nhằm mục đích làm cho hoạt động đạt kết quả tốt hơn, phát hiện ranhững sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, đồng thời thấy được mặt tốt

để phát huy bảo đảm cho hoạt động đúng hướng

Các chức năng quản lý tạo thành một chu trình thống nhất Trong đó, mỗichức năng đều có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ phụ thuộc với cácchức năng khác

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “ Đào tạo là quá trình hoạt động cómục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiệncho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả” [6, tr.45]

Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiếnthức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững

Trang 15

những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho ngườihọc thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhấtđịnh.

Trong bất kỳ một Nhà trường nào, hoạt động đào tạo luôn là trung tâm củamọi hoạt động và là hoạt động đặc trưng của nhà trường, của đào tạo Theo luậtGiáo dục Đại học quy định rõ: “ Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiếnthức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có

kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyếtnhững vấn đề thuộc ngành đào tạo”

Có thể hiểu: Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học, đây là một quá trình hoànthiện kết nối mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức thực hiệnchương trình với các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, tổ chức dạy - học, kiểmtra, đánh giá, tổ chức thực tập, thực hành, thi tốt nghiệp, các chính sách liên quanđến cấp văn bằng ở lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo nhằmthỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, đáp ứng nhu cầu của xãhội ở từng mức độ nhất định

c Quản lý đào tạo

Từ những kiến thức lý luận chung về “ Quản lý” và “ Đào tạo” ta có thểhiểu quản lý đào tạo theo nghĩa: quản lý đào tạo là một quá trình tác động có chủđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đào tạo ( gồm các cấp quản lý khác nhau

từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn) đến đối tượng quản lý đào tạo( gồm GV, SV, cán bộ quản lý cấp dưới, cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việcthực hiện các nội dung: quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý nội dung - chươngtrình đào tạo, quản lý hoạt động dạy của GV, quản lý hoạt động học của SV,quản lý CSVC&TBDH nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường

Việc quản lý đào tạo được thực hiện theo niên chế hoặc tín chỉ Cơ sởgiáo dục đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý đào tạo theo khóa học, năm

Trang 16

học và học kỳ, thực hiện quy chế và chương trình đào tạo đối với mỗi trình độđào tạo, hình thức đào tạo.

1.1.2 Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Trong Luật Giáo dục Đại học Số 08/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 6năm 2012, tại Khoản 4 Điều 9 Chương 1 có quy định cụ thể chính sách phântầng Giáo dục Đại học theo ba định hướng: Định hướng nghiên cứu, Định hướngứng dụng và định hướng thực hành

Thực hành ứng dụng là hoạt động gắn kết giữa kiến thức lý luận với côngtác thực tiễn bằng cách đưa những nội dung kiến thức vào giải quyết một thaotác, công việc, một vấn đề cụ thể; ứng dụng những sáng tạo vào đời sống sảnxuất, xã hội

Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng đảm bảo điều kiện đượcthực hành, thực nghiệm trực tiếp những quy trình công nghệ, lý luận khoa họcngay trong quá trình học tập, nội dung đào tạo phù hợp với thực tế phát triểnkinh tế xã hội, phát huy được tính ứng dụng cao trong nghiên cứu và học tậpnhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực hành, giữa phát minh khoa họccông nghệ với đời sống kinh tế - xã hội thực tiễn

Để hiểu được khái niệm đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng tacần nắm rõ trong đó: đào tạo cái gì? Đào tạo như thế nào? Mục đích của việc đàotạo theo định hướng thực hành ứng dụng là gì?

Đào tạo cái gì? Để trả lời được câu hỏi này ta phải hiểu chương trình đàotạo của quá trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng: Được xác định

cụ thể thông qua phạm vi cấu trúc và nội dung đào tạo quy định những bộ mônđào tạo, thời lượng đào tạo, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, cách thức đánh giákết quả đối với mỗi môn học ngành học

Đào tạo như thế nào? Chính là câu trả lời cho phương pháp sử dụng trongquá trình đào tạo, ở nước ta phương pháp truyền thống được nhiều nhà trường và

bộ môn áp dụng là “ đọc - chép” Tuy nhiên, trong đào tạo theo định hướng thực

Trang 17

hành ứng dụng phương pháp truyền thống hạn chế được sử dụng mà thay vào đó

là những hình thức khác: quá trình nắm bắt kiến thức lý luận được giao cho sinhviên chủ động trong nghiên cứu và được đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn củachương trình đào tạo, quan trọng hơn sinh viên được học tập trực tiếp tại nhữngtrung tâm nghiên cứu ứng dụng, những xưởng sản xuất dưới sự hướng dẫn củagiảng viên, kết quả được đánh giá khắt khe theo tiêu chuẩn của chương trình và

bộ môn quy định đề cao được tính thực hành và ứng dụng trong học tập

Mục đích của đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng nhằm làm tăngkiến thức thực tiễn trong học tập, gắn liền kiến thức lý luận với thực hành ứngdụng vào đời sống

Như vậy: đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng có thể hiểu là quátrình tác động đến người học nhằm trang bị kiến thức lý luận, kỹ năng thực hànhnghề nghiệp, thỏa mãn nhu cầu làm việc, nghiên cứu, học tập, đảm bảo đào tạogắn liền với thực hành và ứng dụng trong đời sống thực tiễn

1.1.3 Quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Từ khái niệm quản lý đào tạo và đào tạo theo định hướng thực hành ứngdụng, có thể đưa ra khái niệm quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứngdụng như sau:

Quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng là quá trình tác động

có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đào tạo ( gồm các cấp quản lý khácnhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn) đến đối tượng quản lý đàotạo (gồm GV, SV, cán bộ quản lý cấp dưới, cán bộ phục vụ đào tạo, hoạt độngđào tạo, điều kiện để thực hiện quá trình đào tạo) thông qua việc thực hiện cácnội dung: quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý nội dung chương trình đào tạo, quản

lý hoạt động dạy của GV, quản lý hoạt động học của SV, quản lý CSVC&TBDHtheo định hướng thực hành ứng dụng nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghềnghiệp, củng cố kỹ năng thực hành cho người học, giúp họ đạt được những kiếnthức, kỹ năng, thái độ tương ứng với ngành nghề đào tạo, nâng cao khả năng

Trang 18

thực hành ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo và lao động đáp ứngnhu cầu của nền kinh tế xã hội đòi hỏi.

1.2 Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng trong giáo dục đại học 1.2.1 Đặc trưng của đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Quá trình đào tạo được thực hiện theo nội dung và chương trình chuẩnquy định cho từng ngành từng bộ môn cụ thể của các trường đại học So vớihướng đào tạo truyền thống ở nước ta thì định hướng thực hành ứng dụng trongđào tạo có nhiều điểm khác biệt và đặc trưng riêng Cụ thể là:

- Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng lấy kỹ năng thực hành vàtính ứng dụng trong các sáng chế phát minh làm kim chỉ nam trong đào tạo

- Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng tăng tỷ lệ thời gian thựchành cao hơn so với thời gian học tập lý thuyết

- Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng đòi hỏi môi trường thựchành vận dụng kiến thức lý luận để giải quyết công việc

- Đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng rèn luyện được những kỹnăng cần thiết, kiến thức thực tiễn sinh động cho người học ngay trong quá trìnhhọc tập tại nhà trường

1.2.2 Vai trò đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Trong bất kỳ một cơ sở đào tạo đại học nào, đào tạo là hoạt động chính,hoạt động trung tâm của mọi sự vận hành trong nhà trường Quá trình đào tạo cóvai trò quyết định tới chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp Đào tạo theo địnhhướng thực hành ứng dụng là một hướng đào tạo mới của hệ thống trường đạihọc, được quy định tại Luật Giáo dục Đại học năm 2012 Đây là một điểm nhấnquan trọng trong lĩnh vực đào tạo đại học của nước ta trong giai đoạn mới Mặc

dù hướng đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng đã được áp dụng tại támđiểm trường trong cả nước cũng đạt được một số thành tựu đáng kể và chínhđiều đó làm tiền đề cho giai đoạn định hướng đào tạo thực hành ứng dụng ởnước ta Nếu giai đoạn phát triển đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Trang 19

thực hiện một cách khoa học, đúng quy chuẩn sẽ là một bước tiến quan trọng và

có những vai trò quyết định đối với sự phát triển trong lĩnh vực đào tạo

1.3 Nội dung quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Để thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứngdụng cần quản lý tốt các nội dung quản lý trong nhà trường phục vụ cho quátrình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng Bao gồm những nội dungquản lý cụ thể sau:

1.3.1 Quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu được xây dựng hợp lý

và được thực hiện trọn vẹn Mục tiêu được xác định theo nhiều bậc khác nhau vàkhi đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng thì mục tiêu đào tạo gắn liềnvới nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ ngành nghề cụ thể, chính vì vậy quản lýmục tiêu được thực hiện căn bản là tại Khoa

Khi xây dựng mục tiêu đào tạo lãnh đạo Khoa cần gắn chặt chẽ với mụctiêu phát triển của ngành trên cả ba khía cạnh kiến thức, kỹ năng và thái độ củasinh viên theo hướng thực hành ứng dụng

Về kiến thức: đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng phải xác địnhđược những tiêu chuẩn kiến thức cơ bản, chuyên sâu gắn với yêu cầu phát triểnnghề Sinh viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn cốt lõi, hệ thống tri thức

để có cơ sở vận dụng thực hành vào giải quyết công việc cụ thể

Về kỹ năng: Mục tiêu chung của đào tạo theo định hướng thực hành ứngdụng là khả năng thực hành, ứng dụng lý luận vào thực tiễn của người học chính

vì vậy kỹ năng nghề nghiệp là một yêu cầu quan trọng đối với mục tiêu đào tạo.Căn cứ vào đặc trưng của từng ngành nghề cụ thể mà mục tiêu rèn luyện kỹ năngcho từng ngành học được xác định

Về thái độ: thái độ, ý thức nghề nghiệp luôn là yếu tố quan trọng quyếtđịnh tới sự thành công trong lao động nghề nghiệp, luôn tích cực tìm tòi, sángtạo và vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn là đòi hỏi quan trọng trongxác định mục tiêu về thái độ trong đào tạo

Trang 20

1.3.2 Quản lý nội dung và chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Trong quá trình quản lý nội dung và chương trình đào tạo theo định hướngthực hành ứng dụng, lãnh đạo khoa phải chỉ đạo, tổ chức xây dựng chương trìnhđào tạo cho các ngành và chuyên ngành trên cơ sở nội dung dạy học và chươngtrình khung do BGD&ĐT ban hành đồng thời nhấn mạnh được nội dung đào tạotheo định hướng thực hành ứng dụng trong từng ngành cụ thể

Quản lý chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng đảmbảo các chương trình được thiết kế và thực hiện nâng cao tính thực hành trongquá trình học tập và giảng dạy chuyên môn của Khoa với hiệu quả cao nhất trongđiều kiện cụ thể của Khoa

Khi xây dựng chương trình đào tạo phải có sự tham gia của cán bộ quản lýkhoa những người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý xây dựng, thiết kế và thựcthi nội dung - chương trình đào tạo, giảng viên, đại diện của các tổ chức hội nghềnghiệp và các nhà tuyển dụng lao động Chương trình đào tạo theo định hướngthực hành ứng dụng phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết

kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng thực hành,thái độ của đào tạo đại học theo hướng thực hành ứng dụng và đáp ứng linh hoạtnhu cầu nhân lực của ngành nghề được xây dựng chương trình Chương trìnhđào tạo phải được định kỳ bổ sung và điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo cácchương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ phía nhà tuyển dụng laođộng, sinh viên đã tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và những cơ sở doanhnghiệp, công ty có sự liên kết với nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhânlực phát triển ngành nghề của địa phương và trong cả nước

1.3.3 Quản lý hoạt động dạy của Giảng viên

Quản lý hoạt động giảng dạy được trực tiếp thực hiện bởi cấp quản lýKhoa bao gồm: quản lý việc giảng viên thực hiện quy chế đào tạo, quản lý bàigiảng, giáo án giảng dạy của giảng viên, quản lý quá trình tổ chức dạy học, quản

Trang 21

lý việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đề cao tính thực hànhtrong đào tạo, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy họcđược thể hiện một cách rõ nét theo định hướng thực hành ứng dụng.

Trong quá trình quản lý hoạt động dạy của giảng viên khi thực hiện theođịnh hướng thực hành ứng dụng Khoa là bộ phận quản lý trực tiếp quá trình soạnthảo giáo án, giáo trình, kiến thức chuyên môn của ngành theo định hướng giảngdạy thực hành ứng dụng Tiếp đó là quá trình tổ chức giảng dạy của giảng viêntrong từng giờ học, Khoa quản lý trực tiếp quá trình tổ chức giờ dạy thông quaquản lý quá trình lựa chọn giáo trình, thiết kế và tổ chức bài giảng của giảngviên, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp và làm nổi bật được tính thựchành ứng dụng trong từng giờ học

1.3.4 Quản lý hoạt động học của sinh viên

Sinh viên, một mặt là đối tượng của hoạt động dạy, mặt khác là chủ thểcủa hoạt động nhận thức, ứng dụng có tính chất nghiên cứu thực hành Một trongnhững mục tiêu quan trọng của việc áp dụng định hướng thực hành ứng dụngtrong đào tạo là tạo điều kiện để sinh viên phát huy được tối đa sự sáng tạo, chủđộng của mình trong học tập, kỹ năng thực hành trong các thao tác công việc cụthể, vận dụng tri thức vào thực tiễn đời sống

Như vậy, quản lý hoạt động học của sinh viên phải đảm bảo sao cho sinhviên không chỉ là khách thể của hoạt động dạy mà phải biến thành chủ thể hoạtđộng tích cực, chủ động, sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hànhnghề nghiệp của mình

Khoa kết hợp với Phòng CTSV, Phòng Đảm bảo và kiểm định chất lượngtrực tiếp quản lý quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên Đặc biệt khi tổchức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng Khoa cần có một bộ phậnchuyên viên chuyên trách đôn đốc, kiểm tra thường xuyên mức độ tham gia giờhọc lý thuyết, giờ học thực hành của sinh viên, tổ chức cho sinh viên tham giavào những cuộc thi, phong trào sáng tạo, phát minh của nhà trường, liên kết với

Trang 22

tổ chức nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp sản xuất nhằm làm tăng cơ hội vàkhả năng được thực hiện các thao tác thực hành ngay trong quá trình học tập.

Những nội dung quản lý hoạt động học của sinh viên bao gồm: đảm bảosinh viên thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế học tập và rèn luyện, đổi mớiphương pháp học tập, nghiên cứu, thực hành; quản lý xây dựng mục tiêu và kếhoạch học tập cá nhân

Một trong những nội dung then chốt trong quản lý sinh viên theo địnhhướng thực hành ứng dụng chính là quản lý công tác đổi mới phương pháp họctập, nghiên cứu, ứng dụng thực hành của sinh viên Giảng viên có nhiệm vụ bồidưỡng cho sinh viên phương pháp và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và áp dụngnhững kiến thức lý luận vào thực tế và giải quyết được các vấn đề có liên quan

1.3.5 Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo

Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để tổ chức quá trình đào tạo, đặcbiệt là trong quá trình tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng mộtđịnh hướng đào tạo mới đòi hỏi phải có sự hỗ trợ thiết thực của phương tiện,trang thiết bị vào giảng dạy, học tập và nghiên cứu Nói đến thực hành ứng dụng

là nói đến kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, gắn liền giữa lý luận vớikhả năng thao tác công việc trong quá trình lao động, mà ta biết rằng lao độngluôn được tổ chức kèm theo với những công cụ lao động hỗ trợ Chính vì vậy,quản lý cơ sở vật chất được coi là một thành tố quan trọng trong quá trình quản

lý đào tạo nhằm đề cao tính ứng dụng thực hành trong giảng dạy và học tập

Khoa là bộ phận chuyên môn quản lý kiến thức chuyên ngành, rèn luyện

kỹ năng thực hành ngề nghiệp cho sinh viên và là bộ phận chủ chốt quản lý cơ sởvật chất, thiết bị, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, thực nghiệm hỗ trợ quátrình học tập của sinh viên

Để đảm bảo cho quá trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụngđạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý Khoa cần chặt chẽ trong quá trình quản lýCSVC và tài chính phục vụ đào tạo CSVC và trang thiết bị dạy học được khoa

Trang 23

trực tiếp lên kế hoạch phân bổ, sắp xếp, sử dụng tương ứng với thời khóa biểu,đảm bảo CSVC của nhà trường được sử dụng một cách tối đa phục vụ cho nhucầu thực hành của sinh viên trong từng giờ học và buổi thực hành, thực nghiệmtại nhà xưởng, phòng thí nghiệm, vườn thực hành.

1.4 Yêu cầu của quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng 1.4.1 Yêu cầu đối với quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Nhìn chung, yêu cầu về đào tạo đại học là đào tạo người học có phẩm chấtchính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thựchành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầucông việc Mục tiêu còn được nâng cao hơn trong quá trình đào tạo theo địnhhướng thực hành ứng dụng đòi hỏi người học sau quá trình đào tạo không nhữngnắm vững được những kiến thức chuyên môn mà còn có kỹ năng cao trong thựchành nghề nghiệp, có khả năng vận dụng, ứng dụng được những kiến thức lýluận vào thực tiễn học tập và lao động

Yêu cầu cụ thể về xây dựng và quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướngthực hành ứng dụng theo từng chuyên ngành, từng khoa cụ thể:

- Quản lý cấp Khoa xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo xác định cụ thể mụctiêu phát triển của Khoa do mình phụ trách căn cứ vào đặc điểm đào tạo của ngành,thiên hướng thực hành ứng dụng của khoa để có những mục tiêu phù hợp, khả thi

- Khoa tổ chức quá trình học tập, nghiên cứu trong từng lĩnh vực chuyênngành đào tạo luôn hướng tới mục tiêu đã được xác định trong định hướng đàotạo thực hành, ứng dụng của mỗi chương trình đào tạo

- Phù hợp với nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực, nghĩa là phải cân đốigiữa nhu cầu học tập với nhu cầu sử dụng lao động của các tổ chức, cơ quan sửdụng người học

- Xác định rõ được những kiến thức lý luận chuyên môn cần thiết của củasinh viên sau khi họ tốt nghiệp khóa đào tạo

Trang 24

- Xác định rõ những kỹ năng thực hành của sinh viên sau khi họ tốt nghiệpkhóa đào tạo.

- Xác định rõ được thái độ về thực hành ứng dụng của sinh viên sau khi họtốt nghiệp khóa đào tạo

- Phù hợp với các điều kiện đào tạo của nhà trường về lực lượng đào tạo,CSVC&TBDH và trình độ quản lý…

- Có được các tiêu chí rõ ràng cụ thể và phương thức đánh giá kết quả đàotạo chặt chẽ theo các tiêu chí đó

1.4.2 Yêu cầu về quản lý nội dung, chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Chương trình giáo dục đại học theo định hướng thực hành ứng dụng thểhiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúcnội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giákết quả đối với mỗi bộ môn, chuyên ngành đáp ứng được mục tiêu đào tạo theođịnh hướng thực hành ứng dụng

Như vậy, yêu cầu của một chương trình đào tạo theo hướng thực hành ứngdụng trong trường đại học phải là một bản thiết kế tổng thể các hoạt động củaquá trình đào tạo cho một khóa học nhất định, được quản lý cấp khoa chỉ đạothiết kế, trong đó:

- Khoa trực tiếp lập kế hoạch xây dựng và thiết kế nội dung và chươngtrình đào tạo làm rõ nét định hướng thực hành ứng dụng

- Có phân tích cụ thể nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực trongnhững ngành nghề đòi hỏi có tính thực hành và ứng dụng cao

- Xác định rõ các khối kiến thức như kiến thức chung, kiến thức cơ sở,kiến thức chuyên ngành, kiến thức tự chọn, kỹ năng cần đạt, thái độ học tập,nghiên cứu cho một môn học

- Xác định rõ thời lượng về lý thuyết, thực hành, kiểm tra, thi học phần, đồ

án hay khóa luận tốt nghiệp theo học chế tín chỉ

Trang 25

- Các nội dung phải kế thừa các cấp học dưới, chú trọng nội dung thựchành, có tính phát triển và tính logic.

- Định hướng được các phương pháp đào tạo chủ yếu và hình thức tổ chứcđào tạo đảm bảo phát huy cao nhất tính thực hành trong đào tạo và học tập

- Xác định được các yêu cầu về CSVC&TBDH như thư viện, phòng thínghiệm, đồ dùng thí nghiệm, học liệu, và các thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy-học khác

- Xác định được yêu cầu và quy định về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạođảm bảo đánh giá chính xác được kiến thức lý luận chuyên môn và kỹ năng thựchành ứng dụng của sinh viên

1.4.3 Yêu cầu về quản lý Giảng viên

Giảng viên là đội ngũ nhân lực có vai trò quan trọng quyết định tới chấtlượng đào tạo khi đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng Để đảm bảođược những đòi hỏi này quá trình quản lý đội ngũ giảng viên được thực hiện trựctiếp bởi Khoa cần đáp ứng các đòi hỏi sau:

- Xây dựng tốt kế hoạch xây dựng và thiết kế bài giảng theo định hướngthực hành ứng dụng cho GV giảng dạy

- Tổ chức đánh giá, điều chỉnh giáo án, bài giảng, kế hoạch giảng dạy của

- Tổ chức dự giờ, thao giảng, đánh giá giờ dạy thực hành nhằm có nhữngđiều chỉnh cần thiết về phương pháp dạy học để GV đi theo đúng hướng thựchành ứng dụng trong đào tạo

Trang 26

- Tổ chức nhiều đợt trao đổi học tập kỹ năng thực hành, thao tác thựcnghiệm cho GV được phối hợp với các chuyên gia đầu ngành và cơ sở sản xuấtliên kết với nhà trường.

- Kiểm tra, thi nâng cao kỹ năng thực hành cho GV theo định kỳ hằng năm

- Thường xuyên kết hợp với Tổ Bộ môn đánh giá lại tổng thể Giáo án, BàiGiảng, giờ dạy của Giảng viên, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánhgiá của GV chú trọng nhấn mạnh tới hướng đào tạo thực hành, ứng dụng

1.4.4 Yêu cầu về quản lý kiểm tra, đánh giá sinh viên

Kiểm tra, đánh giá sinh viên là một quá trình được thực hiện thườngxuyên, liên tục trong suốt quá trình đào tạo Đối với đào tạo theo định hướngthực hành ứng dụng, điểm đánh giá sinh viên theo từng học phần được tính căn

cứ vào điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm đánh giá nhận thức, điểm thi giữahọc phần, điểm đánh giá thực hành, điểm thi kết thúc học phần Sinh viên phảitham dự đầy đủ các bài thực hành, điểm thực hành được tính bằng trung bìnhcộng của các bài thực hành Để đảm bảo thực hiện đúng định hướng thực hànhứng dụng trong đào tạo, quá trình quản lý kiểm tra, đánh giá sinh viên cần đảmbảo các yêu cầu dưới đây:

- Tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá sinh viên thuộc quyềnquản lý của Khoa về các mặt: kiến thức lý luận, kỹ năng thực hành, khả năngứng dụng đặc biệt nâng cao trọng số đánh giá kỹ năng thực hành, ứng dụng củasinh viên

- Khoa phải phối hợp chặt chẽ với Tổ Bộ môn, các chuyên gia đầu ngành,đại diện doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên kết xây dựng các tiêu chí đánh giásinh viên, bậc kỹ năng thực hành, thao tác thực nghiệm cụ thể thông qua hìnhthức đánh giá phù hợp với định hướng thực hành ứng dụng trong học tập củasinh viên

- Khoa, Tổ Bộ môn, những lao động lành nghề được cấp chứng chỉ thamgia trực tiếp vào quá trình đánh giá kỹ năng thực hành nghề của sinh viên trongxưởng thực hành, phòng thực nghiệm, xưởng sản xuất

Trang 27

- Quản lý quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, đánh giá caonhững công trình nghiên cứu, phát minh, sáng chế ứng dụng được trong thực tếlao động sản xuất.

- Tổ chức xây dựng đề kiểm tra, đề thi phải căn cứ vào mục tiêu đào tạotheo định hướng thực hành ứng dụng để nhận biết rõ và phân tầng kiến thức giữa

lý luận và thực hành để có thể đánh giá được chính xác kết quả cần đạt của sinhviên

- Việc tổ chức ra đề thi phải được kiểm duyệt chặt chẽ và nhận được sự tưvấn của những chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo

- Quá trình tổ chức các hình thức thi đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ vàđánh giá được cả hai mặt lý luận và thực hành của sinh viên

1.4.5 Yêu cầu về quản lý CSVC&TBDH

CSVC&TBDH là một thành tố chủ chốt, là điều kiện cần thiết đảm bảocho quá trình đào tạo được diễn ra và nhất là trong quá trình đào tạo theo địnhhướng thực hành ứng dụng Quản lý CSVC&TBDH cần tạo điều kiện thiết thựccho sinh viên có môi trường và điều kiện thực hành cao, quyết định đến chấtlượng đào tạo của nhà trường và quá trình quản lý CSVC đòi hỏi phải đáp ứngmột số yêu cầu sau:

- Khoa xây dựng kế hoạch một cách khoa học, cụ thể về chế độ bảodưỡng, mua sắm mới, sử dụng CSVC gồm: phòng học, xưởng thực hành, phòngthí nghiệm, vườn ươm, tài liệu chuyên ngành thuộc quyền quản lý của Khoa.Phục vụ tốt nhất cho quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng thựchành cho sinh viên

- Khoa trực tiếp tổ chức mua sắm trang thiết bị mới tuân thủ các tiêuchuẩn về kích thước, kỹ thuật, công dụng và tính hiện đại hóa theo các tiêuchuẩn kỹ thuật

- Quản lý CSVC phải đảm bảo tiêu chí đáp ứng nhu cầu học tập, nghiêncứu, thực hành ứng dụng của sinh viên và đồng bộ về mặt kỹ thuật

Trang 28

1.4.6 Yêu cầu về quản lý tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Tổ chức đào tạo định hướng thực hành ứng dụng tuân thủ theo quá trình

tổ chức đào tạo theo hai hình thức là niên chế và tín chỉ Tổ chức hoạt độngđào tạo phải tuân thủ theo kế hoạch và mục tiêu đào tạo đã được xác định, đặcbiệt khi tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng cần đảm bảomột số yêu cầu sau:

- Quản lý từ cấp Khoa phải xác định rõ phương hướng hành động, đào tạo,đánh giá tuân thủ theo định hướng thực hành ứng dụng

- Khoa kết hợp chặt chẽ với Tổ Bộ môn tổ chức giảng dạy nhấn mạnh nộidung thực hành ứng dụng liên quan tới chuyên môn trong ngành

- Sinh viên phải lựa chọn kế hoạch học tập chi tiết của mình đảm bảo thờigian thực hành cân đối và đầy đủ theo tỷ lệ thực hành: lý thuyết là 2:1

- Lớp học được tổ chức theo từng học phần căn cứ vào khối lượng học tậpcủa sinh viên ở từng học kỳ Lớp học được tổ chức không quá đông thường thìlớp học thực hành không được quá 25 sinh viên để đảm bảo cho quá trình hướngdẫn thực hành cho sinh viên

- Giảng viên và Sinh viên phải nắm chắc chương trình chi tiết môn học doPhòng Đào tạo cung cấp với nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ được xác định

cụ thể

- Tổ chức dạy - học theo ba hình thức: lên lớp, thực hành, tự học

- Ngoài việc nghe giảng, thực hành trên lớp sinh viên được giao những nộidung để tự học, tự thực hành, tự nghiên cứu và được đưa vào thời khóa biểuphục vụ cho quản lý đào tạo

- Khác với phương thức đào tạo truyền thống, đào tạo theo định hướngthực hành ứng dụng xem tự học như là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu giờhọc đẩy mạnh ý thức tìm tòi, sáng tạo trong học tập của sinh viên

Trang 29

1.4.7 Yêu cầu về quản lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp đào tạo

Nhìn chung, yêu cầu về phương pháp đào tạo đại học phải coi trọng việcbồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển

tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học thamgia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng trong học tập

Phương pháp đào tạo phải thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức họctập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thựchành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn

Phương pháp dạy học có hiệu quả trong thời đại ngày nay thường tậptrung vào việc giảng viên tổ chức, hướng dẫn sinh viên chuyển từ cách thức họctập theo Algrôrit ( làm theo từng bước chặt chẽ, tiếp thu, tái nhận và tái hiện trithức rồi mới hình thành khả năng…) sang cách thức học tập theo Ơristic ( tự mòmẫm, tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để nhận biết tri thức, hình thành các kỹnăng…)

Cụ thể, yêu cầu về phương pháp đào tạo trong đào tạo theo định hướngthực hành ứng dụng đó là:

- Chọn lọc và sử dụng được những phương pháp phù hợp với đặc điểm,tính chất và nội dung đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

- Khoa là bộ phận chủ chốt phụ trách tổ chức hướng dẫn GV và SV thựchiện những phương pháp giảng dạy và học tập mới định hướng rõ nét cách thứcrèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên

- Khoa kết hợp với các Tổ bộ môn định kỳ hằng năm tổ chức hội thảo thảoluận về việc đổi mới phương pháp đào tạo theo định hướng rèn luyện và nângcao kỹ năng thực hành cho sinh viên

- Công tác hướng dẫn lựa chọn phương pháp đào tạo của Khoa phải đảmbảo phù hợp với từng đối tượng sinh viên trong một lớp chuyên ngành, phát huycao nhất được tính sáng tạo của sinh viên khi học tập, phương pháp có đặc điểmphát huy được những kỹ năng thực hành của sinh viên

Trang 30

Tiểu kết chương 1

Thực hành ứng dụng là một định hướng đào tạo mới của Giáo dục Đại họcnước ta, được quy định tại khoản 4, điều 9, Chương 1 trong Luật Giáo dục Đạihọc năm 2012 Quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng là công tácđược thực hiện trực tiếp tại Khoa và được tổ chức quản lý theo từng nội dungquản lý trong nhà trường trong đó bao gồm: Quản lý mục tiêu đào tạo theo địnhhướng thực hành ứng dụng, quản lý nội dung chương trình, quản lý tổ chức đàotạo, quản lý Giảng viên, quản lý Sinh viên, Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạyhọc, quản lý việc lựa chọn và tổ chức thực hiện phương pháp đào tạo…

Quá trình quản lý tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụngmang những đặc trưng cơ bản lấy mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành nghềnghiệp và ứng dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn làm tiêu chí hành động Khoa

là đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo và là chủ thể của quá trình quản lý đào tạotheo định hướng thực hành ứng dụng

Để thực hiện đúng định hướng thực hành ứng dụng trong đào tạo, quátrình quản lý đào tạo cần thực hiện tốt những yêu cầu cơ bản của từng nội dungquản lý nhằm thể hiện rõ nét nhất tính thực hành ứng dụng trong quá trình đàotạo, quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng của Khoa

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH ỨNG DỤNG Ở KHOA

CÔNG NGHỆ SINH HỌC - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Khoa Công nghệ Sinh học 2.1.1 Khái quát về trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội,trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, có diện tích khuôn viên trường là

192 ha Trường được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53/NĐ-NLcủa Bộ trưởng Bộ Nông Lâm nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Từ ngày thànhlập đến nay trường đã 4 lần đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị và yêucầu phát triển: Đại học Nông Lâm (1956 - 1958), Học viện Nông Lâm (1958-1963), Đại học Nông nghiệp (1963-1967), Đại học Nông nghiệp I (1967-2008),Đại học Nông nghiệp Hà Nội (từ 2008)

Khi mới thành lập, trường có 3 khoa: Nông học, Chăn nuôi Thú y và Lâmhọc với 4 chuyên ngành đào tạo, đội ngũ cán bộ gồm 27 giảng viên và gần 500sinh viên

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, quy mô đào tạo, đội ngũ và cơ

sở vật chất của nhà trường không ngừng tăng lên Đến năm 2011 Nhà trường có

13 Khoa Toàn trường có 73 Bộ môn, 13 đơn vị phòng, ban chức năng và 17Viện, Trung tâm, Công ty; 1.280 cán bộ viên chức, trong đó có 703 cán bộ giảngdạy Lực lượng cán bộ giảng dạy đang làm việc có 3 Giáo sư, 72 Phó giáo sư,

104 Tiến sỹ, 351 thạc sỹ Trong số các cán bộ giảng dạy đã có 6 người đượcphong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 80 Nhà giáo ưu tú,1 Anh hùng laođộng, 2 Nhà giáo được giải thưởng Hồ Chí Minh, 2 nhà khoa học nữ được giảithưởng Kovalepskaia

Trường có quan hệ hợp tác với hơn 80 trường đại học, viện nghiên cứu vàcác tổ chức quốc tế ở các nước trên thế giới

Nhà trường đã đầu tư các phòng thí nghiệm cho các khoa với trang thiết bị

Trang 32

hiện đại theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế bằng các nguồn vốn chương trìnhmục tiêu của Chính phủ, dự án Giáo dục đại học (TRIG), dự án JICA, qua đóđáp ứng yêu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học và thực hành của sinh viên.Trường đã đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng: Nhà ở sinh viên, nhàlàm việc, vườn thực vật, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống giảng đường vàphòng học, phòng thí nghiệm, tạo điều kiện phục vụ tốt công tác giảng dạy vàhọc tập của cán bộ và sinh viên.

2.1.2 Khái quát về Khoa Công nghệ Sinh học

Khoa Công nghệ Sinh học được thành lập căn cứ vào Quyết định số 1488/QĐ-NHH ngày 22/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp HàNội

Khoa có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư Công nghệ sinh học và thạc sĩ chuyênngành Công nghệ sinh học với các định hướng:

+ Công nghệ sinh học thực vật

+ Công nghệ sinh học vi sinh

+ Công nghệ sinh học Động vật

Ngoài ra Khoa còn có nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trên cơ sở chọn lọc các thành tựu khoahọc công nghệ thuộc lĩnh vực CNSH của thế giới phục vụ thiết thực và có hiệuquả sự phát triển bền vững nông lâm ngư nghiệp, công nghệ chế biến, bảo vệ sứckhỏe và môi trường sống

+ Chú trọng kết hợp hài hòa giữa các phương pháp CNSH hiện đại với cácphương pháp truyền thống trong NCKH và phát triển công nghệ; trước mắt tậptrung vào các lĩnh vực: cải tiến di truyền cây trồng, vật nuôi; phát triển các sảnphẩm phòng chống sinh học, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người; nâng caogiá trị của các thực phẩm chế biến, thú y, thủy sản, an toàn sinh học và nghiêncứu sinh học cơ bản

Trang 33

2.1.3 Mô tả quá trình khảo sát thực trạng QLĐT tại Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học nông nghiệp Hà Nội

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo của trường trong thời gianqua em đã tiến hành khảo sát bằng cách quan sát quá trình phân bổ, sắp xếp GVcủa Khoa, phỏng vấn CBQL, GV, SV về những nội dung có liên quan đến quản

lý tổ chức đào tạo của Khoa; phát phiếu xin ý kiến của 40 cán bộ quản lý, GV và

100 SV tại Khoa CNSH về những vấn đề quan tâm trong công tác quản lý đàotạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở Khoa CNSH-ĐHNNHN Thu vềđược 40 phiếu khảo sát CBQL, GV và 98 phiếu khảo sát SV có đủ thông tin hợp

lệ Kết quả được tổng hợp trong bảng 2.2.2; bảng 2.2.3; bảng 2.2.4; bảng 2.2.6,bảng 2.2.7 Qua phân tích và xử lý các thông tin thu thập được, có thể khái quátthực trạng quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng tại Khoa nhưsau:

2.2 Thực trạng quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội

2.2.1 Quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng

Trên thực tế công tác quản lý mục tiêu đào tạo được thực hiện bởi KhoaCNSH với những đặc thù riêng mà Khoa CNSH là đơn vị cơ sở nắm vững nhấtnhững đặc điểm chuyên môn riêng của ngành, việc quản lý mục tiêu được khoatoàn quyền quản lý dưới sự giám sát của Phòng ĐT trong quá trình thực hiện

- Khoa CNSH đã tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo, xác định rõ mục tiêuphát triển để trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNSH ngang tầmvới khu vực, đáp ứng những đòi hỏi về ĐT nguồn nhân lực có trình độ cao vànghiên cứu, chuyển giao công nghệ đối với lĩnh vực này Cụ thể, mục tiêu củakhoa là đào tạo ra những kỹ sư CNSH thực vật, kỹ sư CNSH vi sinh, kỹ sưCNSH động vật có chuyên môn cao, kỹ năng thực hành tốt, nghiên cứu cơ bản

và ứng dụng trên cơ sở chọn lọc các thành tựu KHKT, chú trọng kết hợp hài hòagiữa các PP CNSH hiện đại và các PP truyền thống

Trang 34

- Mục tiêu đào tạo của ngành theo định hướng thực hành ứng dụng đượcKhoa quản lý có sự bổ sung và thay đổi để phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực

và nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội

- Theo định kỳ từng khóa học, năm học, học kỳ Khoa CNSH đã tổ chứcxây dựng mục tiêu đào tạo xác định được những mục tiêu phát triển của Khoacăn cứ vào đặc điểm của từng ngành đào tạo, thiên hướng thực hành ứng dụngcủa Khoa để có những mục tiêu phù hợp, khả thi

- Mục tiêu đào tạo được khi Khoa CNSH xây dựng được xác định theo 3tiêu chí cụ thể: kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên

- Mục tiêu đào tạo của Khoa được xây dựng và công bố trước năm họcthường là 2 tháng nhằm đảm bảo cho quá trình chuẩn bị và xây dựng kế hoạchhọc tập của sinh viên trong Khoa

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh đã được xây dựng công tác quản lýMục tiêu đào tạo của Khoa khi tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứngdụng vẫn còn những mặt tồn tại nhất định:

+ Khi xây dựng mục tiêu đào tạo Cán bộ quản lý Khoa có tham khảo vềyêu cầu nghề nghiệp đào tạo, nhu cầu lao động của xã hội được cung cấp bởinhững doanh nghiệp có liên quan tuy nhiên khi xây dựng mục tiêu Khoa vẫn

sử dụng phần lớn mục tiêu đã có sẵn từ những năm trước, sự thay đổi của mụctiêu đào tạo chưa làm rõ được định hướng thực hành ứng dụng trong đào tạongành nghề

+ Quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo thông qua quá trình tổchức đào tạo còn có những nội dung thực hiện theo hình thức chưa thực sự đạtđược những mục tiêu đã đề ra

+ Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu đào tạo của Khoa cónhững mặt còn thực hiện hời hợt, chưa xác định được rõ tỷ lệ hoàn thành mụctiêu đào tạo sau khóa học bởi công tác điều tra thị trường sử dụng lao động làsinh viên của khoa còn yếu

Trang 35

2.2.2 Quản lý nội dung, chương trình đào tạo theo định hướng thực

hành ứng dụng

Tại Khoa Công nghệ Sinh học, quá trình quản lý nội dung chương trìnhđược lãnh đạo khoa quán triệt thực hiện nghiêm túc nhằm tổ chức tốt nhất quátrình đào tạo của Khoa trong từng khóa học

Bảng 2.1:Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về quản lý

mục tiêu, nội dung, chương trình

TT Nội dung khảo sát

Mức độ đáp ứng (%)

Đáp ứng

Chưa đáp ứng

Phân vân

Đáp ứng

Chưa đáp ứng

Phân vân

Nội dung chương trình phù

hợp với thực tiễn nhà trường

Thời lượng giảng dạy TH có

bảo đảm được yêu cầu vận

Nội dung giảng dạy TH có

đảm bảo việc rèn luyện hình

thành KNTH cho SV

7

Sau khi học xong môn học,

mô đun TH, SV có nhận thấy

đạt được mục tiêu đề ra

Trang 36

Qua kết quả bảng 2.1 và chương trình đào tạo của Khoa CNSH ( phụ lục3) tổng hợp các ý kiến từ CBQL có thể thấy rằng Khoa luôn có sự quan tâm chỉđạo việc thực hiện QL xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình và đạt đượcnhững kết quả tốt Trong công tác xây dựng, nội dung chương trình đào tạo củaKhoa đã có sự đầu tư công phu xây dựng một chương trình giảng dạy chi tiết,đảm bảo được tính sư phạm và khoa học trong đào tạo, xây dựng được hệ thốngmôn học là điều kiện tiên quyết để tiến hành học tập chuyên sâu vào chuyênngành Chương trình được phổ biến rộng rãi đến toàn thể GV và SV trong Khoanhằm tạo sự chủ động trong học tập và giảng dạy.

Tuy nhiên, thực trạng về quản lý xây dựng mục tiêu và nội dung chươngtrình ĐT theo định hướng THUD nhà trường có những nội dung đã thực hiện tốt

và còn có tồn tại những hạn chế, đó là:

+ Theo như đánh giá chung thì nội dung, chương trình đào tạo được phổbiến rộng dãi tới SV, tuy nhiên với đánh giá của GV trong Khoa thì mức độ đápứng ở mức gần tuyệt đối 96,2% GV và mức chưa đáp ứng có 3,8 % SV; về phíasinh viên đánh giá có sự chênh lệch khá lớn về mức độ đáp ứng này cụ thể là có78,8 % SV nhận thấy nội dung, chương trình đã được phổ biến đến SV, còn 18,8

% SV cho rằng nội dung, chương trình đào tạo của Khoa chưa được phổ biếnrộng rãi tới GV và SV Từ những đánh giá trên ta thấy được rằng việc phổ biếnnội dung, chương trình tới SV được Khoa thực hiện khá tốt nhưng mức độ đánhgiá chênh lệch giữa GV và SV cho thấy CBQL và GV cho rằng nội dung chươngtrình đã hoàn toàn được phổ biến đến SV nhưng thực tế còn một bộ phận SVchưa nhận được sự phổ biến đầy đủ, hợp lý về nội dung và chương trình đào tạo

và con số này lên tới hơn 20%

+ Theo đánh giá của 30,8 % GV và 33,9% SV về mức độ chưa đáp ứngđược nhu cầu học của SV cho thấy nội dung, chương trình đào tạo theo địnhhướng thực hành ứng dụng hiện nay của Khoa còn chưa đi sát với định hướng,chưa đáp ứng được nhu cầu người học Công tác quản lý nội dung, chương trình

Trang 37

của Khoa đang còn những hạn chế trong quá trình xây dựng nội dung chươngtrình đào tạo cho từng chuyên ngành Nội dung được xây dựng chưa nhấn mạnhđược yếu tố thực hành ứng dụng.

+ Nội dung, chương trình đào tạo của mỗi khóa được Khoa xây dựng ngay

từ trước khi tổ chức khóa học, tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiệnchương trình đào tạo gặp phải nhiều khó khăn do điều kiện tài chính và cơ sở vậtchất, điều kiện thực tế của Khoa chưa đáp ứng đủ để chương trình được tổ chứcthực hiện

+ Giảng dạy lý thuyết là cơ sở để thực hành, chính vì vậy nội dung giảngdạy cần xác định nhứng nội dung lý thuyết đảm bảo được những kiến thức cơbản cần biết và phải biết để sinh viên thực hành được kỹ năng Theo đánh giácủa GV và SV khoa CNSH thì mức độ đáp ứng của nội dung lý thuyết đảm bảo

TH kỹ năng là không cao và con số nhận định chưa đáp ứng lên tới 17% GV,25,3% SV cho thấy nội dung kiến thức lý thuyết chưa thật sự gắn chặt với nhữngnội dung kỹ năng cần thực hành của SV và sự đánh giá chưa đúng mực củanhững CBQL về nội dung, chương trình cần giảng dạy nhằm hình thành, nângcao kỹ năng thực hành cho SV

+ Một vấn đề được đánh giá là chưa đáp ứng ở mức độ cao là thời lượnggiảng dạy TH chưa đảm bảo được yêu cầu vận dụng, mở rộng, nâng cao KNTHcho SV với gần 25% GV và 35% SV có sự đánh giá là chưa đáp ứng hoặc đangphân vân về mức độ đáp ứng về thời lượng học thực hành chứng tỏ rằng khi sắpxếp nội dung chương trình đào tạo Khoa đã chưa phân bổ hợp lý thời gian cácdạng tiết học để phát huy được tính ứng dụng thực hành trong học tập cho sinhviên Sự chênh lệch về mức độ đánh giá giữa GV và SV còn cho thấy đánh giácủa GV chưa thực sự đúng với thực tế học tập và nghiên cứu của SV

+ Theo đánh giá của GV và SV trong khoa thì việc đáp ứng của nội dunggiảng dạy TH đảm bảo rèn luyện hình thành KNTH cho SV đang ở mức thấp ởkhoảng dưới của 65% khả năng đáp ứng cụ thể là 60% GV và 63% SV cho rằng

Trang 38

nội dung có khả năng đáp ứng, còn 40% GV và 36,8% SV có nhận định rằng nộidung đào tạo chưa đáp ứng được điều kiện đảm bảo việc rèn luyện kỹ năng thựchành cho sinh viên Theo đó ta thấy rằng, nội dung đào tạo được quy định trongKhoa hiện nay chưa thực sự hợp lý khi định hướng đào tạo theo hướng thựchành ứng dụng, chưa đảm bảo được việc rèn luyện KNTH cho sinh viên cần vàphải có những điều chỉnh cần thiết để nội dung, chương trình đào tạo của Khoathực hiện được đúng mục tiêu của định hướng đào tạo của Khoa.

Từ đó, ta nhận thấy công tác quản lý nội dung, chương trình đào tạo còn

có những nội dung chưa bám sát mục tiêu đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầuthực tiễn quá trình lao động sản xuất, chưa phát huy được tính tự giác của SVvào quá trình học tập, một số ngành vẫn còn nặng về lý thuyết, nội dung lýthuyết chưa sát chương trình giảng dạy TH, nội dung TH chưa đảm bảo việc rènluyện, hình thành kỹ năng THUD cho SV

2.2.3 Quản lý Giảng viên

Qua quá trình phỏng vấn CBQL của Khoa, GV và SV trong Khoa, công tác quản lý Giảng viên được Khoa CNSH thực hiện khá tốt ở một số mặt hoạt động:

+ Khoa tổ chức xây dựng kế hoạch thiết kế bài giảng của GV trong Khoa

có sự đổi mới theo định hướng thực hành ứng dụng

+ Theo định kỳ trong từng học kỳ và năm học Lãnh đạo Khoa tổ chức hội thảo GV trong Khoa đánh giá, điều chỉnh giáo án và bài giảng, kế hoạch giảng dạy của GV để điều chỉnh nội dung giảng dạy dần dần đi theo đúng hướng thực hành ứng dụng

+ Khoa kết hợp với các Tổ bộ môn của Khoa xây dựng cụ thể nội dung giảng dạy, thảo luận để xây dựng và lựa chọn ra phương pháp giảng dạy cho GV nhằm phát huy cao nhất tính thực hành ứng dụng trong đào tạo

Trang 39

Bảng 2.2: Tỷ lệ đánh giá QL hoạt động giảng dạy của GV

theo định hướng THUD

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện (%)

1

Mục tiêu của bài giảng TH

được GV phổ biến ngay từ đầu

giảng dạy đúng chuyên môn,

nâng cao được thế mạnh năng

lực thực hành của GV

45,8 48,6 36,7 35,0 17,5 16,4

4

Khoa thường xuyên tổ chức dự

giờ, thao giảng đánh giá giờ

Theo kết quả phân tích, đánh giá từ bảng 2.2 thấy rằng:

+ Hầu hết SV, GV trong Khoa cho rằng mục tiêu của bài giảng TH được

GV phổ biến ngay từ đầu cho SV cụ thể mức độ thực hiện của nội dung nàyđược 96,6% GV và 92,5% SV đánh giá ở mức tốt và rất tốt Từ đó, ta có thể thấy

sự quan tâm, chú trọng của Khoa trong công tác QL mục tiêu và QL tiến trìnhgiảng dạy của GV trong Khoa, đây là việc làm đảm bảo điều kiện tiên quyết đểnâng cao hiệu quả đào tạo trong định hướng thực hành ứng dụng

+ Khoa tổ chức tốt công tác xây dựng kế hoạch thiết kế bài giảng của GVđúng với định hướng thực hành ứng dụng Đây là một nội dung quản lý được80% GV và 82,5% SV đánh giá rất tốt Tuy nhiên, vẫn còn 20% GV trong Khoa

có nhận xét chưa tốt về mức độ thực hiện của Khoa trong công tác xây dựng kế

Trang 40

hoạch thiết kế bài giảng của GV theo đúng thực hành ứng dụng,

+ Việc Khoa phân bổ, sắp xếp GV giảng dạy theo đúng chuyên môn đượcthực hiện tương đối tốt khi Khoa có sự sắp xếp hợp lý GV vào giảng dạy trongcác bộ môn đã góp phần nâng cao thế mạnh thực hành của GV giảng dạy thựchành, là một việc làm quan trọng tác động tốt tới đào tạo theo định hướng thựchành ứng dụng của Khoa

+ Bên cạnh đó, Khoa còn thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng đánhgiá giờ dạy của GV được đa số GV và SV trong khoa đánh giá ở mức tốt, côngtác quản lý GV được Khoa thực hiện triệt để từ khâu xây dựng kế hoạch giảngdạy tới công tác kiểm tra, đôn đốc và bồi dưỡng năng lực sự phạm, năng lực thựchành của GV trong Khoa

Quản lý Giảng viên ở đây được chú trọng vào quản lý quá trình giảng dạy,hiện nay tại Khoa công nghệ sinh học đa số giảng viên được đánh giá là cóchuyên môn cao, kỹ năng sư phạm tốt đồng thời đã có sự phân hóa rõ ràng vềlĩnh vực giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành là một trong những điểm mạnhcủa Khoa về quản lý đội ngũ Giảng viên tuy nhiên trong quá trình tác nghiệp vẫncòn những mặt tồn tại cần được Khoa quan tâm hơn nữa như về việc hướng dẫnthực hành cho sinh viên, định hướng phương pháp rèn luyện thực hành cho sinhviên vẫn chưa được thực hiện cẩn thận mặc dù định hướng thực hành ứng dụngtrong đào tạo đã được Khoa thống nhất cả trong mục tiêu và nội dung chươngtrình giảng dạy Đây có thể nói là một điểm mấu chốt dẫn tới hiệu quả đào tạotheo định hướng thực hành ứng dụng được nâng cao

2.2.4 Quản lý kiểm tra đánh giá sinh viên

Để đánh giá được toàn bộ quá trình đào tạo và quản lý đào tạo của Khoa, côngtác quản lý kiểm tra đánh giá sinh viên như một điều kiện tất yếu phải thực hiện nhằmmục đích thu thập thông tin phản hồi của quá trình quản lý đào tạo ở Khoa

Bảng 2.3: Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về hoạt động

học tập THUD của SV

Ngày đăng: 14/10/2014, 00:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2006), Quyết đinh số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết đinh số 25/2006/QĐ-BGD&ĐTvề việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐTvề việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệthống tín chỉ
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2012), Luật Giáo dục Đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục Đại học
4. Trịnh Anh Cường, Hà Thế Truyền ( 2010), Bài giảng kỹ năng quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Học Viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ năng quản lýđào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
5. Trịnh Anh Cường, Hà Thế Truyền ( 2012), Bài giảng kỹ năng quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học, Học Viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ năng quản lýđào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học
7. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương ( 2009), Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục 2, Học Viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Khoahọc quản lý giáo dục 2
8. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương ( 2010), Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục 1, Học Viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Khoahọc quản lý giáo dục 1
9. Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý; Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đềcốt yếu về quản lý
Tác giả: Harold Kootz, Cyri O’donnell, Heinz Weihrich
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 1994
10. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thế Ngữ ( 1988 ), Giáo dục học tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập 1
Nhà XB: Nhà xuấtbản Giáo dục
11. Học viện hành chính Quốc gia(1992), Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý hành chínhNhà nước
Tác giả: Học viện hành chính Quốc gia
Năm: 1992
6. Nguyễn Minh Đường ( 1996) Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới; Công trình KH&CN cấp Nhà nước KX07-14, Hà Nội Khác
12. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1999), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Khác
3. Thâm niên trong công tác:………..năm công tác………….năm quản lý B. PHẦN NỘI DUNGCâu 1: Ông (Bà) hãy cho nhận xét, đánh giá về công tác quản lý mục tiêu Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình - biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội
Bảng 2.1 Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình (Trang 44)
Bảng 2.2: Tỷ lệ đánh giá QL hoạt động giảng dạy của GV theo định hướng THUD - biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội
Bảng 2.2 Tỷ lệ đánh giá QL hoạt động giảng dạy của GV theo định hướng THUD (Trang 48)
Bảng 2.3: Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về hoạt động học tập THUD của SV - biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội
Bảng 2.3 Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về hoạt động học tập THUD của SV (Trang 50)
Bảng 2.4: Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về công tác quản lý tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng - biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội
Bảng 2.4 Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về công tác quản lý tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng (Trang 55)
Bảng 2.5: Tỷ lệ đánh giá của GV về nội dung quản lý trong công tác quản lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp đào tạo theo - biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội
Bảng 2.5 Tỷ lệ đánh giá của GV về nội dung quản lý trong công tác quản lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp đào tạo theo (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w