Quản lý kiểm tra đánh giá sinh viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội (Trang 49 - 52)

Để đánh giá được toàn bộ quá trình đào tạo và quản lý đào tạo của Khoa, công tác quản lý kiểm tra đánh giá sinh viên như một điều kiện tất yếu phải thực hiện nhằm

mục đích thu thập thông tin phản hồi của quá trình quản lý đào tạo ở Khoa.

Bảng 2.3: Tỷ lệ đánh giá của GV, SV về hoạt động học tập THUD của SV

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện (%)

Rất tốt Tốt Chưa

tốt

GV SV GV SV GV SV

1

SV lắng nghe và ghi chép bài đầy đủ các nội dung kiến thức liên quan đến việc thực hiện THUD

50,0 44,2 30,0 40,0 20,0 15,8

2

SV tập trung, chú ý, quan sát rõ

rang các thao tác mẫu của GV 56,7 44,2 26,7 36,7 16,7 19,2 3

SV có đủ tài liệu học tập, phiếu hướng dẫn TH, phiếu báo cáo

TH ở mỗi nội dung THUD 46,7 62,5 33,3 23,3 20,0 14,2

4

SV được phân công vị trí TH, trang thiết bị dụng cụ, vật tư TH đảm bảo các yêu cầu về nội dung TH

60,0 55,8 36,7 35,0 3,3 9,2

5

SV TH tại nơi đảm bảo về độ thông thoáng, đủ ánh sáng và an

toàn 50,0 36,7 43,3 55,8 6,7 7,5

6

SV có đủ thời gian để TH nhiều lần một kỹ năng cho đến khi

thành thạo 43,3 38,3 33,3 41,7 23,3 20,0

7

SV được TH thêm ngoài giờ,

đặc biệt là SV yếu 40,0 40,0 43,3 45,0 16,7 15,0 8

SV được tự đánh giá kết quả TH của mình theo các tiêu chí, tiêu

chuẩn của bài TH 36,7 39,2 36,7 40,0 26,7 20,8

9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SV tham gia học tập đầy đủ các buổi TH theo kế hoạch dạy học

của Nhà trường 53,3 56,7 40,0 38,3 6,7 5,0

10

SV mặc đồng phục, được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động theo đúng tính chất của từng ngành học và bài học TH

Qua số liệu được thống kê tại bảng 2.3 ta đánh giá được về hoạt động học tập THUD của SV tại Khoa CNSH với những mặt tốt và chưa tốt cụ thể:

+ Phần lớn GV, SV đánh giá tốt về việc SV có sự lắng nghe và ghi chép bài đầy đủ các nội dung kiến thức liên quan đến việc THUD cũng như sự tập trung, chú ý quan sát rõ ràng các thao tác mẫu của GV trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hành và theo như thống kê ở bảng số liệu mức độ thực hiện được đánh giá tốt và trên tốt nằm ở mức trên 85% ở trung bình cả GV và SV của Khoa.

+ Tài liệu học tập và phiếu hướng dẫn thực hành, phiếu báo cáo được phát đầy đủ cho sinh viên tùy theo mỗi nội dung thực hành cụ thể.

+ Trong quá trình thực hành việc phân công vị trí thực hành, trang thiết bị dụng cụ, vật tư thực hành đảm bảo các yêu cầu về nội dung thực hành được xác định là quan trọng đối với việc hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên, đây cũng là một trong những nội dung được đánh giá cao trong quá trình giảng dạy thực hành ứng dụng của Khoa.

+ Việc rèn luyện kỹ năng là thực sự cần thiết đối với hình thức đào tạo thực hành ứng dụng, để đảm bảo sinh viên được rèn luyện tốt cần phải bố trí đủ thời gian học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên ở bất kỳ khâu thực hành nào nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành nghề nghiệp cho SV ngay trong quá trình đào tạo. Theo đánh giá của GV, SV trong trường đây là một trong những thành tố chưa được thực hiện tốt của Khoa, với khoảng 23,3% GV và 20% SV có chung đánh giá về việc còn sắp xếp thiếu thời gian thực hành cho SV thì nội dung này cần được Khoa xem xét và điều chỉnh cho phù hợp, phát huy được cao nhất thế mạnh học tập thực hành trong Khoa. Một bộ phận lớn GV, SV đánh giá cao việc thực hiện tốt công tác tổ chức thực hành thêm giờ cho SV, và thực hiện đúng chuẩn chương trình, kế hoach giảng dạy của Khoa.

+ Trang phục bảo hộ là lao động là thực sự cần thiết đối với sự an toàn của SV trong quá trình thực hành. Điều này ảnh hưởng quan trọng tới thái độ nghề nghiệp cũng như kiến thức trọng tâm của học tập thực hành của SV, đối với

Khoa CNSH việc trang bị trang phục bảo hộ lao động được Khoa chú ý thực hiện nghiêm túc theo sự đánh giá của 76, 5% GV và 84,5 % SV ở mức rất tốt và tốt trong quá trình thực hiện. Đây là một trong những thành tố quyết định tới hiệu quả Đào tạo của Khoa và cần được khoa chú ý hơn nữa trong quá trình thực hiện nhằm đạt được mức an toàn tuyệt đối trong học tập và lao động của SV và trong quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành tại nhà trường.

Quản lý sinh viên hay quản lý công tác kiểm tra đánh giá sinh viên là một quá trình đòi hỏi thời gian và lòng kiên trì, bởi số lượng sinh viên trong Khoa lớn đồng thời những nội dung đánh giá không chỉ là kết quả kiểm tra, thi của sinh viên mà bao hàm trong đó nhiều nội dung có liên quan mật thiết tới kết quả đào tạo của sinh viên sau khóa học. Bởi lẽ, sinh viên chính là đối tượng kiểm chứng chất lượng đào tạo của Khoa, sinh viên có khả năng thực hành, ứng dụng được những kiến thức lý luận vào thực tiễn hành động, lao động hay không phụ thuộc vào sự quá trình đào tạo trong nhà trường cùng với quá trình đánh giá sinh viên để có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời không làm mất đi định hướng thực hành ứng dụng trong đào tạo.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội (Trang 49 - 52)