Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội (Trang 61 - 83)

một số điểm hạn chế trong quản lý đào tạo hiện nay vẫn còn tồn tại, cụ thể:

- Nguyên nhân khách quan

+ Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền chưa xây dựng được hệ thống hành lang pháp lý quy định trực tiếp tới quá trình tổ chức và quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng.

+ Do tính mới của định hướng mà một bộ phận không nhỏ CBQL, GV, SV nhận thức chưa đúng hoặc hành động chưa phù hợp nhằm tạo được những thế mạnh phát triển đào tạo trong định hướng mới.

+ Các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất còn dè dặt trong liên kết đào tạo bởi mối liên hệ này bước đầu chưa mang lại được những giá trị thiết thực cho họ.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Do phần lớn CBQL, GV trong Khoa chưa nhận thức đúng đắn và bắt nhịp hành động theo đúng phương châm của định hướng thực hành ứng dụng.

+ Do điều kiện cơ sở vật chất hiện nay chưa thực sự đáp ứng đầy đủ được nhu cầu thực hành và giảng dạy thực hành của GV và SV trong Khoa.

+ Chưa nhận được sự quan tâm thiết thực của Khoa CNSH trong công tác xây dựng và quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình khi đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng.

Tiểu kết chương 2

ứng dụng ở Khoa CNSN cho thấy tuy Khoa thực hiện công tác đào tạo và quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng trên kinh nghiệm công tác nhiều năm, có sự phát triển trong phong cách quản lý và căn cứ vào điều kiện thực tế của Khoa đã đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng bộc lộ một số hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình quản lý đào tạo như: Xây dựng mục tiêu đào tạo chưa rõ nét được định hướng đào tạo của Khoa, nội dung chương trình còn nhiều hạn chế, chất lượng công tác kiểm tra đánh giá kết quả của SV chưa đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra,…thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở Khoa CNSH-ĐHNNHN.

Khoa cần phải khẩn trương có biện pháp quản lý và hoạt động tích cực để duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình hiện nay, thay đổi phương pháp đào tạo và quản lý đào tạo theo hướng thực hàn ứng dụng và bám sát vào nhu cầu của thị trường lao động, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo khác để tạo được môi trường thực hành ứng dụng thuận lợi nhất cho sinh viên.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH ỨNG DỤNG Ở KHOA

CÔNG NGHỆ SINH HỌC-ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Những biện pháp được đề xuất dựa trên những nguyên tắc sau:

- Các biện pháp phải căn cứ vào cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu và những văn bản hướng dẫn quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng.

- Các biện pháp đưa ra phải dựa trên quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo, nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện thêm những vấn đề còn hạn chế hay chưa được quan tâm thỏa đáng đảm bảo theo định hướng thực hành ứng dụng.

- Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện của Khoa CNSH- ĐHNNHN để có thể áp dụng và thực hiện có kết quả trong thực tiễn.

3.2 Một số biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng được đề xuấtdụng được đề xuất dụng được đề xuất

Để nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo theo định hướng thực hành ừng dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và thực trạng quản lý đào tạo ở chương 2 em xin đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội như sau:

Biện pháp 1: Tiến hành rà soát lại chương trình đào tạo do khoa phụ trách để xác định lại mục tiêu của từng chương trình, mục tiêu của từng học phần trong chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra, đảm bảo yêu cầu của chương trình đào tạo theo định hướng TH-ƯD

- Mục đích của biện pháp

Khoa tổ chức tiến hành rà soát lại chương trình đào tạo do khoa phụ trách để xác định lại mục tiêu của từng chương trình, mục tiêu của từng học phần

trong chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra, đảm bảo yêu cầu của chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng để gắn mục tiêu đào tạo với thực tế, đem yêu cầu chuẩn đầu ra của các ngành nghề trong Khoa làm tiêu chí xây dựng mục tiêu đào tạo của Khoa cụ thể với từng chuyên ngành theo định hướng thực hành ứng dụng.

- Cách thức thực hiện * Trong xây dựng mục tiêu

+ Tổ chức nghiên cứu các quy định, hướng dẫn về việc phát triển chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng, căn cứ điều kiện thực tế của Khoa Công nghệ Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà Nội, nhu cầu đào tạo nghề của xã hội, tiêu chuẩn lao động của những ngành nghề có liên quan được xây dựng dưới sự tham khảo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, mục tiêu phát triển chung của Nhà trường cũng như mục tiêu chiến lược trong quá trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng của Khoa.

+ Tổ chức điều tra, tìm hiểu thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của xã hội để đưa ra mục tiêu đào tạo đào tạo cho phù hợp, đảm bảo chuẩn quốc gia, quốc tế về đào tạo nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, tổ chức xây dựng mục tiêu đào tạo sát với thực tế yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tiếp theo, phải tiến hành tổ chức các hội nghị tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan sử dụng lao động để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nếu cần thiết.

+ Tổ chức xây dựng mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng căn cứ vào cở sở đã được điều tra, nghiên cứu trong từng năm học, khóa học, đảm bảo phổ biến đúng thời hạn đến GV và SV, tổ chức thực hiện hoàn thành mục tiêu đã được xác định.

* Trong tổ chức thực hiện mục tiêu

+ Căn cứ vào mục tiêu đào tạo đã được Khoa xây dựng, tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo bằng kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện, nguồn lực, thế mạnh của Khoa, đặc biệt chú trọng tiêu chí học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành ứng dụng của SV, GV.

+ Lãnh đạo Khoa kiểm tra, đôn đốc thường xuyên tiến trình thực hiện mục tiêu đào tạo, luôn lấy quá trình rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hành của SV làm mục đích hành động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức thảo luận điều chỉnh mục tiêu đào tạo của Khoa để phù hợp yêu cầu về kỹ năng lao động, kỹ năng thực hành nghề nghiệp của ngành CNSH.

Biện pháp 2: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất, phù hợp với yêu cầu thực hành kỹ năng nghề nghiệp của các ngành đào tạo của Khoa CNSH, tích hợp chuẩn đầu ra vào nội dung chương trình

- Mục đích của biện pháp

Việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất và phù hợp với yêu cầu kỹ năng thực hành nghề nghiệp của nền kinh tế - xã hội được Khoa tiến hành thực hiện để nhằm gắn kết chặt chẽ giữa nội dung đào tạo với yêu cầu thực tế sản xuất, thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức được đào tạo với yêu cầu thực hành kỹ năng nghề nghiệp của ngành nghề đào tạo và của nền kinh tế xã hội đòi hỏi.

Khoa tiến hành đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hành kỹ năng nghề nghiệp của các ngành được được tạo để tạo ra kỹ năng tay nghề cho sinh viên từ trong quá trình đào tạo, giúp sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình thực hành nghề nghiệp sau này. Xây dựng nội dung chương trình đáp ứng được chuẩn đầu ra và yêu cầu của ngành trong xã hội.

- Cách thức tổ chức thực hiện

+ Trên cơ sở mục tiêu đào tạo đã được rà soát lại, Khoa kết hợp cùng với tổ bộ môn làm nòng cốt trong việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo từng bộ môn cụ thể, tiến hành xây dựng lại nội dung, chương trình đào tạo có sự đổi mới về nội dung gắn chặt nội dung đào tạo với yêu cầu của thực tế sản xuất và phù hợp với yêu cầu thực hành kỹ năng nghề nghiệp.

+ Tích hợp, lồng ghép nội dung thực hành ứng dụng vào từng học phần để đạt được mục tiêu thông qua việc chọn lọc kỹ năng thực hành ứng dụng cần có

của sinh viên trong từng chuyên ngành cụ thể, đưa nội dung kỹ năng thực hành xen kẽ với nội dung lý thuyết tương ứng, đưa nội dung kiểm tra kỹ năng thực hành của sinh viên vào tiêu chí kiểm tra, đánh giá sinh viên trong từng môn học cụ thể. Khi đưa nội dung thực hành ứng dụng vào từng học phần việc xây dựng nội dung chương trình của từng học phần cần cân đối tỷ lệ thực hành : lý thuyết là 2:1.

+ Khoa tổ chức hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, GV có kinh nghiệm giảng dạy thực hành từ các tổ bộ môn, các cơ sở sản xuất, đơn vị sử dụng lao động là sinh viên của khoa, hội cựu sinh viên của khoa đang tham gia vào quá trình sản xuất, thảo luận về việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đưa nội dung thực hành ứng dụng vào đào tạo, gắn với yêu cầu thực tế của ngành nghề lao động. Qua đó, nhận được những ý kiến xây dựng về những nội dung giảng dạy kỹ năng thực hành ứng dụng cho sinh viên trong khoa cần có, những đòi hỏi của ngành nghề, của xã hội về những kiến thức chuyên môn đi cùng với kỹ năng thực hành mà sinh viên phải đạt được sau khi ra trường, những điều cần lưu ý cho sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành của bản thân để có thể đáp ứng được nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động.

+ Thông qua các hội thảo trên, đối với từng bộ môn cụ thể khoa xác định phương hướng xây dựng phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng, đảm bảo quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên được tiến hành một cách khoa học.

+ Khoa xây dựng kế hoạch tổ chức phân bổ thực hành tại các phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường cụ thể, khoa học cho từng tổ bộ môn cụ thể sao cho phát huy được cao nhất

+ Khoa CNSH tổ chức xây dựng nội dung, chương trình có sự đổi mới căn

cứ vào mục tiêu đào tạo của Khoa, định hướng đào tạo thực hành ứng dụng đã được Khoa CNSH xác định, điều kiện chủ quan và khách quan mà Khoa đang có.

+ Khoa trực tiếp thành lập hội đồng, thẩm định, nghiệm thu chương trình đào tạo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đại diện của những đơn vị sử dụng lao động, những cựu sinh viên có quá trình phát triển nghề nghiệp tốt cùng tham gia thẩm định và góp ý cho nội dung, chương trình đào tạo của từng bộ môn được khoa xây dựng lại theo hướng đổi mới đưa nội dung thực hành ứng dụng làm trọng tâm đào tạo, gắn nội dung với yêu cầu thực hành kỹ năng nghề và đòi hỏi của xã hội.

+ Khoa chỉ đạo thực hiện đảm bảo nội dung, chương trình đào tạo phải được phổ biến đến sinh viên một cách cụ thể và sớm nhất nhằm giúp sinh viên định hướng được kế hoạch học tập của bản thân trong suốt quá trình học tập.

+ Khoa tổ chức định kỳ có kế hoạch cho cán bộ tổ bộ môn, giảng viên giỏi đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có liên kết, đi tham dự các hội thảo về công nghệ sinh học thực vật - động vật - vi sinh về vấn đề phát triển trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp ứng dụng để nắm bắt chính xác nhất những kiến thức, công nghệ, phương tiện kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi tiên tiến nhất, có điểm mạnh cần được khai thác trong nghiên cứu và sản xuất để bổ sung vào nội dung bài giảng hoặc viết đề tài cải tiến trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

+ Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm, báo cáo điển hình, các nội dung thiên về đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy đề cao và định hướng rõ ràng tính thực hành ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu của Khoa.

Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên phù hợp với đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng của ngành CNSH; Tăng cường kiểm tra đánh giá qua thực hành, thực nghiệm

- Mục đích của biện pháp

Khoa trực tiếp tổ chức việc lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả sinh viên để phù hợp với quá trình đào tạo theo định hướng

thực hành ứng dụng nhằm phát huy cao nhất tính thực hành ứng dụng trong đào tạo của từng bộ môn cụ thể, việc lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả sinh viên phù hợp sẽ nâng cao được hiệu quả của quá trình đào tạo, thu được những kết quả phản ánh chân thực, nâng cao được thế mạnh thực hành ứng dụng của sinh viên trong học tập.

Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả sinh viên được tiến hành qua thực hành và biểu diễn thí nghiệm để tăng tỷ trọng thực hành trong quá trình kiểm tra đánh giá sinh viên đồng thời kiểm tra trực tiếp được kỹ năng thực hành nghề của sinh viên trong quá trình đào tạo.

- Cách thức thực hiện biện pháp

+ Khoa tổ chức hội thảo giữa các tổ bộ môn để lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của sinh viên theo từng chuyên ngành cụ thể.

+ Khoa CNSH tổ chức xây dựng quy định về hình thức thi và kiểm tra căn cứ vào định hướng đào tạo của Khoa và quy định về tổ chức thi, kiểm tra theo tín chỉ.

+ Từng bộ môn xây dựng ngân hàng đề thi đảm bảo yêu cầu đánh giá được kỹ năng thực hành ứng dụng của sinh viên đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn trình độ nhận thức và kỹ năng thực hành của sinh viên trong Khoa.

+ Hướng dẫn GV áp dụng các hình thức đánh giá giữa kỳ bằng kết quả của quá trình thực nghiệm của sinh viên ngành công nghệ sinh học động vật, công nghệ sinh học thực vật và kết quả biểu diễn thí nghiệm của ngành công nghệ sinh học vi sinh.

+ Khoa phối hợp chặt chẽ với tổ bộ môn, các chuyên gia đầu ngành, đại diện doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên kết xây dựng các tiêu chí đánh giá sinh viên, bậc kỹ năng thực hành, thao tác thực nghiệm cụ thế thông qua các hình thức đánh giá phù hợp với từng môn học và ngành nghề tăng tỷ trọng đánh giá tiêu chí kỹ năng thực hành, thực nghiệm, ứng dụng của sinh viên trong quá trình đánh giá

+ Thiết lập hệ thống phương pháp đánh giá đặc trưng của từng chuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng ở khoa công nghệ sinh học - đại học nông nghiệp hà nội (Trang 61 - 83)