1.4.1 Yêu cầu đối với quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng
Nhìn chung, yêu cầu về đào tạo đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc. Mục tiêu còn được nâng cao hơn trong quá trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng đòi hỏi người học sau quá trình đào tạo không những nắm vững được những kiến thức chuyên môn mà còn có kỹ năng cao trong thực hành nghề nghiệp, có khả năng vận dụng, ứng dụng được những kiến thức lý luận vào thực tiễn học tập và lao động.
Yêu cầu cụ thể về xây dựng và quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng theo từng chuyên ngành, từng khoa cụ thể:
- Quản lý cấp Khoa xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo xác định cụ thể mục tiêu phát triển của Khoa do mình phụ trách căn cứ vào đặc điểm đào tạo của ngành, thiên hướng thực hành ứng dụng của khoa để có những mục tiêu phù hợp, khả thi.
- Khoa tổ chức quá trình học tập, nghiên cứu trong từng lĩnh vực chuyên ngành đào tạo luôn hướng tới mục tiêu đã được xác định trong định hướng đào tạo thực hành, ứng dụng của mỗi chương trình đào tạo.
- Phù hợp với nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực, nghĩa là phải cân đối giữa nhu cầu học tập với nhu cầu sử dụng lao động của các tổ chức, cơ quan sử dụng người học.
- Xác định rõ được những kiến thức lý luận chuyên môn cần thiết của của sinh viên sau khi họ tốt nghiệp khóa đào tạo.
- Xác định rõ những kỹ năng thực hành của sinh viên sau khi họ tốt nghiệp khóa đào tạo.
- Xác định rõ được thái độ về thực hành ứng dụng của sinh viên sau khi họ tốt nghiệp khóa đào tạo.
- Phù hợp với các điều kiện đào tạo của nhà trường về lực lượng đào tạo, CSVC&TBDH và trình độ quản lý…
- Có được các tiêu chí rõ ràng cụ thể và phương thức đánh giá kết quả đào tạo chặt chẽ theo các tiêu chí đó.
1.4.2 Yêu cầu về quản lý nội dung, chương trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụnghướng thực hành ứng dụng hướng thực hành ứng dụng
Chương trình giáo dục đại học theo định hướng thực hành ứng dụng thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đối với mỗi bộ môn, chuyên ngành đáp ứng được mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng.
Như vậy, yêu cầu của một chương trình đào tạo theo hướng thực hành ứng dụng trong trường đại học phải là một bản thiết kế tổng thể các hoạt động của quá trình đào tạo cho một khóa học nhất định, được quản lý cấp khoa chỉ đạo thiết kế, trong đó:
- Khoa trực tiếp lập kế hoạch xây dựng và thiết kế nội dung và chương trình đào tạo làm rõ nét định hướng thực hành ứng dụng.
- Có phân tích cụ thể nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực trong những ngành nghề đòi hỏi có tính thực hành và ứng dụng cao.
- Xác định rõ các khối kiến thức như kiến thức chung, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành, kiến thức tự chọn, kỹ năng cần đạt, thái độ học tập, nghiên cứu cho một môn học.
- Xác định rõ thời lượng về lý thuyết, thực hành, kiểm tra, thi học phần, đồ án hay khóa luận tốt nghiệp theo học chế tín chỉ.
- Các nội dung phải kế thừa các cấp học dưới, chú trọng nội dung thực hành, có tính phát triển và tính logic.
- Định hướng được các phương pháp đào tạo chủ yếu và hình thức tổ chức đào tạo đảm bảo phát huy cao nhất tính thực hành trong đào tạo và học tập.
- Xác định được các yêu cầu về CSVC&TBDH như thư viện, phòng thí nghiệm, đồ dùng thí nghiệm, học liệu, và các thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy-học khác.
- Xác định được yêu cầu và quy định về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo đảm bảo đánh giá chính xác được kiến thức lý luận chuyên môn và kỹ năng thực hành ứng dụng của sinh viên.
1.4.3 Yêu cầu về quản lý Giảng viên
Giảng viên là đội ngũ nhân lực có vai trò quan trọng quyết định tới chất lượng đào tạo khi đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng. Để đảm bảo được những đòi hỏi này quá trình quản lý đội ngũ giảng viên được thực hiện trực tiếp bởi Khoa cần đáp ứng các đòi hỏi sau:
- Xây dựng tốt kế hoạch xây dựng và thiết kế bài giảng theo định hướng thực hành ứng dụng cho GV giảng dạy.
- Tổ chức đánh giá, điều chỉnh giáo án, bài giảng, kế hoạch giảng dạy của GV để theo đúng hướng thực hành ứng dụng.
- Phân bổ, sắp xếp GV giảng dạy đúng chuyên môn, nâng cao được thế mạnh năng lực thực hành của những GV có kỹ năng thực hành cao.
- Tổ chức dạy học, đảm bảo GV giảng dạy theo đúng nội dung, kế hoạch giảng dạy của Bộ môn.
- Kết hợp chặt chẽ với Tổ Bộ môn để xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp giảng dạy làm nổi bật và chú trọng tới kỹ năng thực hành ứng dụng của sinh viên.
- Tổ chức dự giờ, thao giảng, đánh giá giờ dạy thực hành nhằm có những điều chỉnh cần thiết về phương pháp dạy học để GV đi theo đúng hướng thực hành ứng dụng trong đào tạo.
- Tổ chức nhiều đợt trao đổi học tập kỹ năng thực hành, thao tác thực nghiệm cho GV được phối hợp với các chuyên gia đầu ngành và cơ sở sản xuất liên kết với nhà trường.
- Kiểm tra, thi nâng cao kỹ năng thực hành cho GV theo định kỳ hằng năm. - Thường xuyên kết hợp với Tổ Bộ môn đánh giá lại tổng thể Giáo án, Bài Giảng, giờ dạy của Giảng viên, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá của GV chú trọng nhấn mạnh tới hướng đào tạo thực hành, ứng dụng.
1.4.4 Yêu cầu về quản lý kiểm tra, đánh giá sinh viên
Kiểm tra, đánh giá sinh viên là một quá trình được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình đào tạo. Đối với đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng, điểm đánh giá sinh viên theo từng học phần được tính căn cứ vào điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm đánh giá nhận thức, điểm thi giữa học phần, điểm đánh giá thực hành, điểm thi kết thúc học phần. Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành, điểm thực hành được tính bằng trung bình cộng của các bài thực hành. Để đảm bảo thực hiện đúng định hướng thực hành ứng dụng trong đào tạo, quá trình quản lý kiểm tra, đánh giá sinh viên cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá sinh viên thuộc quyền quản lý của Khoa về các mặt: kiến thức lý luận, kỹ năng thực hành, khả năng ứng dụng đặc biệt nâng cao trọng số đánh giá kỹ năng thực hành, ứng dụng của sinh viên.
- Khoa phải phối hợp chặt chẽ với Tổ Bộ môn, các chuyên gia đầu ngành, đại diện doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên kết xây dựng các tiêu chí đánh giá sinh viên, bậc kỹ năng thực hành, thao tác thực nghiệm cụ thể thông qua hình thức đánh giá phù hợp với định hướng thực hành ứng dụng trong học tập của sinh viên.
- Khoa, Tổ Bộ môn, những lao động lành nghề được cấp chứng chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình đánh giá kỹ năng thực hành nghề của sinh viên trong
- Quản lý quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, đánh giá cao những công trình nghiên cứu, phát minh, sáng chế ứng dụng được trong thực tế lao động sản xuất.
- Tổ chức xây dựng đề kiểm tra, đề thi phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng để nhận biết rõ và phân tầng kiến thức giữa lý luận và thực hành để có thể đánh giá được chính xác kết quả cần đạt của sinh viên.
- Việc tổ chức ra đề thi phải được kiểm duyệt chặt chẽ và nhận được sự tư vấn của những chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo.
- Quá trình tổ chức các hình thức thi đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ và đánh giá được cả hai mặt lý luận và thực hành của sinh viên.
1.4.5 Yêu cầu về quản lý CSVC&TBDH
CSVC&TBDH là một thành tố chủ chốt, là điều kiện cần thiết đảm bảo cho quá trình đào tạo được diễn ra và nhất là trong quá trình đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng. Quản lý CSVC&TBDH cần tạo điều kiện thiết thực cho sinh viên có môi trường và điều kiện thực hành cao, quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường và quá trình quản lý CSVC đòi hỏi phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Khoa xây dựng kế hoạch một cách khoa học, cụ thể về chế độ bảo dưỡng, mua sắm mới, sử dụng CSVC gồm: phòng học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, vườn ươm, tài liệu chuyên ngành thuộc quyền quản lý của Khoa. Phục vụ tốt nhất cho quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên.
- Khoa trực tiếp tổ chức mua sắm trang thiết bị mới tuân thủ các tiêu chuẩn về kích thước, kỹ thuật, công dụng và tính hiện đại hóa theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Quản lý CSVC phải đảm bảo tiêu chí đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thực hành ứng dụng của sinh viên và đồng bộ về mặt kỹ thuật.
1.4.6 Yêu cầu về quản lý tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng
Tổ chức đào tạo định hướng thực hành ứng dụng tuân thủ theo quá trình tổ chức đào tạo theo hai hình thức là niên chế và tín chỉ. Tổ chức hoạt động đào tạo phải tuân thủ theo kế hoạch và mục tiêu đào tạo đã được xác định, đặc biệt khi tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Quản lý từ cấp Khoa phải xác định rõ phương hướng hành động, đào tạo, đánh giá tuân thủ theo định hướng thực hành ứng dụng.
- Khoa kết hợp chặt chẽ với Tổ Bộ môn tổ chức giảng dạy nhấn mạnh nội dung thực hành ứng dụng liên quan tới chuyên môn trong ngành.
- Sinh viên phải lựa chọn kế hoạch học tập chi tiết của mình đảm bảo thời gian thực hành cân đối và đầy đủ theo tỷ lệ thực hành: lý thuyết là 2:1.
- Lớp học được tổ chức theo từng học phần căn cứ vào khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Lớp học được tổ chức không quá đông thường thì lớp học thực hành không được quá 25 sinh viên để đảm bảo cho quá trình hướng dẫn thực hành cho sinh viên.
- Giảng viên và Sinh viên phải nắm chắc chương trình chi tiết môn học do Phòng Đào tạo cung cấp với nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ được xác định cụ thể.
- Tổ chức dạy - học theo ba hình thức: lên lớp, thực hành, tự học.
- Ngoài việc nghe giảng, thực hành trên lớp sinh viên được giao những nội dung để tự học, tự thực hành, tự nghiên cứu và được đưa vào thời khóa biểu phục vụ cho quản lý đào tạo.
- Khác với phương thức đào tạo truyền thống, đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng xem tự học như là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu giờ học đẩy mạnh ý thức tìm tòi, sáng tạo trong học tập của sinh viên.
1.4.7 Yêu cầu về quản lý việc lựa chọn và thực hiện phương pháp đào tạo
Nhìn chung, yêu cầu về phương pháp đào tạo đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng trong học tập.
Phương pháp đào tạo phải thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.
Phương pháp dạy học có hiệu quả trong thời đại ngày nay thường tập trung vào việc giảng viên tổ chức, hướng dẫn sinh viên chuyển từ cách thức học tập theo Algrôrit ( làm theo từng bước chặt chẽ, tiếp thu, tái nhận và tái hiện tri thức rồi mới hình thành khả năng…) sang cách thức học tập theo Ơristic ( tự mò mẫm, tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để nhận biết tri thức, hình thành các kỹ năng…)
Cụ thể, yêu cầu về phương pháp đào tạo trong đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng đó là:
- Chọn lọc và sử dụng được những phương pháp phù hợp với đặc điểm, tính chất và nội dung đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng.
- Khoa là bộ phận chủ chốt phụ trách tổ chức hướng dẫn GV và SV thực hiện những phương pháp giảng dạy và học tập mới định hướng rõ nét cách thức rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên.
- Khoa kết hợp với các Tổ bộ môn định kỳ hằng năm tổ chức hội thảo thảo luận về việc đổi mới phương pháp đào tạo theo định hướng rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên.
- Công tác hướng dẫn lựa chọn phương pháp đào tạo của Khoa phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng sinh viên trong một lớp chuyên ngành, phát huy cao nhất được tính sáng tạo của sinh viên khi học tập, phương pháp có đặc điểm phát huy được những kỹ năng thực hành của sinh viên.
Tiểu kết chương 1
Thực hành ứng dụng là một định hướng đào tạo mới của Giáo dục Đại học nước ta, được quy định tại khoản 4, điều 9, Chương 1 trong Luật Giáo dục Đại học năm 2012. Quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng là công tác được thực hiện trực tiếp tại Khoa và được tổ chức quản lý theo từng nội dung quản lý trong nhà trường trong đó bao gồm: Quản lý mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng, quản lý nội dung chương trình, quản lý tổ chức đào tạo, quản lý Giảng viên, quản lý Sinh viên, Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, quản lý việc lựa chọn và tổ chức thực hiện phương pháp đào tạo…..
Quá trình quản lý tổ chức đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng mang những đặc trưng cơ bản lấy mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp và ứng dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn làm tiêu chí hành động. Khoa là đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo và là chủ thể của quá trình quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng.
Để thực hiện đúng định hướng thực hành ứng dụng trong đào tạo, quá trình quản lý đào tạo cần thực hiện tốt những yêu cầu cơ bản của từng nội dung quản lý nhằm thể hiện rõ nét nhất tính thực hành ứng dụng trong quá trình đào tạo, quản lý đào tạo theo định hướng thực hành ứng dụng của Khoa.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH ỨNG DỤNG Ở KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.1 Khái quát về Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Khoa Công nghệ Sinh học 2.1.1 Khái quát về trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội,