Trong quá trình tồn tại và phát triển, gắn liền với các thời kì lịch sử của đất nước người Tày đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa đặc sắc, mang đậm tính chất riêng biệt của mình, đồng
Trang 1HOÀNG HẢI YẾN
VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN BẮC SƠN TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa khọc:TS HOÀNG NGỌC LA
Thái Nguyên, 2011
Trang 2MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN TỘC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA DÂN CƯ 10
1.1 Đặc điểm tự nhiên 10
1.1.1 Vị trí địa lí 10
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 10
1.2 Dân tộc, dân cư 14
1.3 Hoạt động kinh tế của dân cư 16
1.3.1 Kinh tế sản xuất 16
1.3.2 Kinh tế tự nhiên 25
1.3.3 Chợ phiên 27
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TINH THẦN 31
2.1 Tổ chức xã hội 31
2.1.1 Cộng đồng làng bản – dòng họ 31
2.1.2 gia đình và hôn nhân 39
2.2 Các tập quán liên quan đến chu kì đời người 52
2.2.1 Tập quán sinh đẻ, nuôi dạy con cái 52
2.2.2 Nghi lễ đám cưới 59
2.2.3 Nghi lễ đám ma 68
2.3 Tín ngưỡng dân gian 76
2.3.1 Quan niệm về hồn và các loại ma 76
2.3.2 Các hình thức tín ngưỡng liên quan đến gia đình, cộng đồng 78
2.3.3 Các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp 83
2.3.4 Các tàn dư và biểu hiện của hình thái ma thuật 85
Trang 32.4.1 Tự sự dân gian 91
2.4.2 Trữ tình dân gian 91
2.4.3 Tục ngữ, câu đố Tày 98
2.5 Lễ hội và trò chơi dân gian 102
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN 107
3.1 Những yếu tố tác động đưa đến sự biến đổi của văn hóa tinh thần của người Tày ở Bắc Sơn 107
3.1.1 Yếu tố nội sinh 107
3.1.2 Yếu tố ngoại sinh 108
3.2 Những biến đổi của văn hóa tinh thần 117
3.2.1 Những biến đổi về tổ chức xã hội 117
3.2.2 Biến đổi của các tập tục lễ nghi liên quan đến chu kì đời người 123
3.2.3 Biến đổi trong tín ngưỡng dân gian của người Tày ở Bắc Sơn 127
KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
dân tộc, là một yếu tố cấu thành một quốc gia, vì vậy văn hóa là nét đặc trưng
cơ bản nhất để phân biệt giữa các quốc gia dân tộc Đồng thời cũng là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển đối với mỗi quốc gia dân tộc qua các giai đoạn lịch sử khác nhau
Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình để phục vụ cho cuộc sống của họ Như vậy, nói đến văn hóa ta nhận thấy có thể chia làm hai mảng : văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần (hay còn gọi là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể)
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời với nét đặc trưng nổi bật đó là một nền văn hóa “đa dạng trong thống nhất” Nền văn hóa ấy hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước, thể hiện bản sắc chung của một dân tộc thống nhất với 54 dân tộc anh em, nhưng đều có cùng một nguồn gốc
tổ tiên, đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, gắn bó keo sơn cùng nhau chung tay góp sức xây dựng nước nhà
Nền văn hóa thống nhất của Việt Nam lại được biểu hiện ra với những sắc thái đa dạng ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau đang sinh sống trên đất nước Việt Nam Những sắc thái riêng đó không tách rời bản sắc chung của văn hóa Việt Nam mà còn góp phần làm phong phú thêm bản sắc chung của văn hóa Việt Nam
Dân tộc Tày thuộc nhóm dân tộc thiểu số, tuy nhiên đây là dân tộc có
số lượng đông đảo (đứng thứ hai sau dân tộc Kinh), là cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên đất nước Việt Nam Dân tộc Tày phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đông nhất là ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Trang 5Tuyên Quang, Thái Nguyên Trong quá trình tồn tại và phát triển, gắn liền với các thời kì lịch sử của đất nước người Tày đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa đặc sắc, mang đậm tính chất riêng biệt của mình, đồng thời cũng hòa chung vào nền văn hóa chung của dân tộc, là một mảng văn hóa trong tổng thể văn hóa Việt
Người Tày ở Bắc Sơn chiếm 67,8 % trong tổng số 65.930 người Gốc bản địa, thuộc nhóm ngữ hệ Tày – Thái Người Tày ở Bắc Sơn có mặt ở tất cả
19 xã và cả thị trấn, sinh sống trong một khoảng không gian rộng trong thung lũng Bắc Sơn, hòa hợp với các dân tộc khác trong địa bàn của huyện Do có mặt sớm và là dân bản địa nên dân tộc Tày ở Bắc Sơn đã xây dựng cho mình một nền văn hóa truyền trống phong phú và mang đậm bản sắc địa phương, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
Hiện nay đất nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập, nên vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc đang rất được coi trọng Đảng ta xác định “ xây dựng một nền văn hóa tiên tiến nhưng đậm
đà bản sắc dân tộc” Năm 1991, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta xác định: Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Chủ trương đó được tiếp tục khẳng định rõ hơn trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII ( 1998 ) của Đảng “ Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để tạo những giá trị văn hóa mới
và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống( bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm
cả văn hóa vật thể và phi vật thể ” [20;63]
Trang 6Nắm bắt tinh thần chung về gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn cũng chỉ rõ : “ Khai thác và tìm hiểu truyền thống của tỉnh, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí cho nhân dân trong tỉnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết ”
Để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và của người Tày nói riêng, chúng tôi
quyết định chọn “ Văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn tỉnh
Lạng Sơn” làm đề tài luận văn, trong đó tập trung vào các nội dung cơ bản là
văn hoá tinh thần của người Tày huyện Bắc Sơn và sự biến đổi của văn hóa ngày nay, nhằm xây dựng lên bức tranh văn hóa huyện Bắc Sơn trong lịch sử
và hiện tại
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hoá nói chung và văn hoá các tộc người thiểu số nói riêng luôn là
đề tài được các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như các nhà nghiên cứu văn hoá
xã hội quan tâm Văn hoá đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong nhiều công trình, của nhiều tác giả khác nhau :
- Trước hết phải kể đến cuốn “Các bài hát đám cưới của người Thổ ở Lạng Sơn - Cao Bằng” của Nguyễn Văn Huyên do Viễn Đông Bác Cổ xuất bản năm 1942 [33] Công trình nghiên cứu của tác giả đã đề cập tới các bài hát và các lễ nghi trong đám cưới của người Tày ở Lạng Sơn
- Cuốn “Dân ca đám cưới Tày - Nùng” của Nông Minh Châu, NXB Việt Bắc xuất bản năm 1973 [7] Tác phẩm đã tập hợp và giới thiệu một số điệu dân ca của dân tộc Tày, Nùng
- Cuốn “Sli, lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng” của Vi Hồng, NXB Văn hoá ấn hành năm 1979 [31] Tác phẩm là sự tập hợp các điệu Sli, lượn tiêu biểu của dân tộc Tày, Nùng ở các địa phương
Trang 7- Cuốn “Văn hoá Tày - Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, NXB Văn hoá, xuất bản năm 1984 [42] Cuốn sách đã giới thiệu khá đầy đủ về xã hội, con người và văn hoá của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam Tuy nhiên nhiều đặc trưng văn hoá mang tính địa phương, trong đó có Bắc Sơn chưa được các tác giả quan tâm và đề cập một cách đầy đủ
- Cuốn “Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” do NXB Viện KHXH và Viện dân tộc học xuất bản năm 1992 [12] Đây là cuốn sách đề cập tương đối đầy đủ về điều kiện tự nhiên, dân cư Tày, Nùng, lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, tổ chức xã hội của các tộc người Tày, Nùng ở Việt Nam
- Cuốn “Văn hoá truyền thống Tày - Nùng” của nhóm tác giả Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn do NXB văn hoá dân tộc xuất bản năm 1993 [56] Là tác phẩm tìm hiểu tương đối toàn diện trên lĩnh vực văn hoá của hai dân tộc Tày, Nùng : xã hội và văn hoá của người Tày, Nùng; chữ Nôm của người Tày, Nùng
- Cuốn “Phong tục tập quán của người Tày ở Việt Bắc” của tác giả Hoàng Quyết, Tấn Dũng, NXB Văn hoá dân tộc xuất bản năm 1994 [57] đã tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc, với những phong tục tập quán, về tín ngưỡng, lễ hội từ xa xưa của người Tày
- Cuốn “Tục cưới xin của người Tày” của Triều Ân, Hoàng Quyết, do NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1995 [3] giới thiệu các thủ tục, lễ nghi của dân tộc Tày ở Việt Nam
- Cuốn “Tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam” (cách nhìn hệ thống loại hình) của Trần Ngọc Thêm do NXB Thành phố Hồ Chí Minh (1997) [60] đã tiến hành phân loại các hình thái tín ngưỡng, những nét đặc trưng trong phong
Trang 8tục được quy định bởi văn hoá truyền thống, phân tích sự giao lưu ảnh hưởng giữa các nền văn hoá Đông - Tây được biểu hiện trong văn hoá Việt Nam
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 1999 “Tín ngưỡng dân gian Tày lịch sử và hiện tại” của tác giả Hoàng Ngọc La và Hoàng Hoa Toàn [37] trình bày khá chi tiết về tín ngưỡng dân gian Tày với các tục thờ cúng, các tàn
dư ma thuật cùng các lễ nghi trong đời sống đồng bào Tày
- Các tác giả: Hoàng Ngọc La (chủ biên) – Hoàng Hoa Toàn – Vũ Anh Tuấn đã biên soạn cuốn “Văn hóa dân gian Tày”, Sở Văn hóa thông tin Thái Nguyên xuất bản năm 2002 Tác phẩm đã trình bày nguồn gốc tộc người, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Tày trong lịch sử
- Cuốn “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Duy do NXB Văn hoá thông tin xuất bản năm 2001 [18] đã trình bày khá đầy đủ về khái luận về tín ngưỡng tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của các hình thái tín ngưỡng dân gian đặc trưng ở một số vùng miền, một số dân tộc ít người, trình bày nguồn gốc và những giáo lý cơ bản của các lọai hình tôn giáo trong đời sống hiện nay
- Cuốn “Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn do NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2001 [68] đã nêu lên những khái niệm chung về tôn giáo, xu thế chung của tôn giáo, đời sống tôn giáo trong nhân dân
- Cuốn “Lạng Sơn vùng văn hoá đặc sắc” của Phạm Vĩnh, NXB Văn hoá thông tin xuất bản năm 2001 [72] Tác phẩm đã tìm hiểu về các dân tộc ở Tỉnh Lạng Sơn cùng với các nét đặc trưng về văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc, trong đó có dân tộc Tày ở Bắc Sơn
- Từ năm 1990 đến năm 2000, Huyện uỷ Bắc Sơn lần lượt biên soạn và cho xuất bản các cuốn:
Trang 9+ Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn ( 1930 - 1954) [40]
+ Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Sơn 1955 – 1985 [41] Các cuốn sử này
ít nhiều đề cập tới bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở Bắc Sơn
Trong những năm gần đây công tác sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục văn hóa Tày ở Lạng Sơn đã được đẩy mạnh, có một số công trình tiêu biểu:
- Cuốn “Tục lệ Lạng Sơn (trước năm 1920)”, do Viện nghiên cứu Hán Nôm và Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn biên soạn, Nxb VHDT xuất bản năm 1998 [70] đã phản ánh đầy đủ những quy tắc, tập tục, diện mạo, bản sắc văn hóa riêng của từng làng, xã Các làng, bản người Tày là đối tượng nghiên cứu chính của công trình
- Cuốn “Địa chí Lạng Sơn” do UBND tỉnh biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản 1999 [66] là một công trình “bách khoa” về mảnh đất, lịch
sử và đời sống văn hóa các dân tộc trong tỉnh, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa Tày xứ Lạng
- Cuốn “Lễ hội dân gian Lạng Sơn”, do Hoàng Văn Páo chủ biên, Sở
VH Lạng Sơn xuất bản năm 2002 [53] giới thiệu đầy đủ diễn trình của các lễ hội và những vấn đề có liên quan đến lễ hội như truyền thuyết và di tích, trong
đó, lễ hội dân gian của người tày và người Nùng chiếm một phần chủ yếu
- Cuốn “Nghi lễ then giải hạn (hắt khoăn) của người Tày” của Nguyễn Thị Hoa, Hội VHNT Lạng Sơn xuất bản năm 2004 [30] giới thiệu về diễn xướng then của người Tày ở Xứ Lạng
- Cuốn “Đặc điểm dân ca đám cưới Tày – Nùng xứ Lạng” của Lộc Bích Kiệm, Hội VHNT Lạng Sơn xuất bản năm 2004 [36] đi sâu tìm hiểu về một loại hình dân ca đặc biệt của hai dân tộc này ở Lạng Sơn
Trang 10Các công trình trên mặc dù không đi sâu vào nghiên cứu văn hoá của người Tày ở Bắc Sơn (Lạng Sơn), song cũng đã cung cấp một số nguồn tư liệu liên quan đến đề tài
Các tác phẩm nói trên chưa đi sâu nghiên cứu, chưa làm rõ được những đặc trưng trong văn hóa tinh thần của người Tày ở Bắc Sơn Mặc dù vậy, các tác phẩm trên đã giúp cho tác giả luận văn một số tài liệu và những nét tổng quát về văn hóa tinh thần của người Tày làm cơ sở nghiên cứu và thực hiện đề tài
3, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài
- Mục đích đề tài
Nghiên cứu văn hoá tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nhằm làm rõ văn hóa tinh thần của người Tày ở Bắc Sơn, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Tày trong giai đoạn lịch sử hiện nay
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là văn hoá tinh thần của cư dân dân tộc Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn đề cập đến những đặc điểm sinh thái tự nhiên, dân tộc
và hoạt động kinh tế của cư dân Tày ở Bắc Sơn Trọng tâm của luận văn nghiên cứu văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn trong xã hội cổ truyền và trong hiện tại
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Luận văn của chúng tôi dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu sau:
+ Nguồn tài liệu thành văn
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 11- Các tác phẩm mang tính lí luận chung và chuyên khảo về văn hoá như
“ Văn hoá một số vấn đề lí luận” của Trương Lưu, Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sảng Việt Nam do Ban tư tưởng - văn hoá trung ương xuất bản, Nghị quyết BCH Trung Ương Đảng lần thứ 5 ( Khoá VIII ), các công trình nghiên cứu đề cập đến văn hoá Tày
+ Nguồn tư liệu khảo sát, điền dã
Do có điều kiện thuận lợi là đang sinh sống và công tác tại địa bàn Huyện nên dễ dàng tiếp xúc với các nhân chứng của lịch sử, quan sát và tham gia các lễ hội, được chứng kiến các phong tục tập quán, lễ nghi của đồng bào địa phương Qua đó chúng tôi có được những tư liệu, những hiểu biết hết sức quý báu Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng, đồng thời cũng là yếu tố quyết định giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài của mình
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp điền dã dân tộc học, ghi chép, tổng hợp phân tích các yếu tố đặc trưng văn hóa tộc người Tày ở địa phương
5 Đóng góp của đề tài
- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Góp phần làm rõ nét những bản sắc văn hóa Tày ở địa phương, đồng thời khẳng định và bổ sung thêm các nét tương đồng với văn hóa dân tộc Tày ở các địa phương khác và với các dân tộc khác
Thông qua việc tìm hiểu văn hóa tinh thần của dân tộc Tày, đề tài làm nổi bật lên những đặc trưng văn hóa tinh thần của dân tộc Tày, giúp cho các
Trang 12cơ quan chức năng đánh giá một cách toàn diện hơn về công tác bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của người Tày ở Bắc Sơn
- Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc học tập và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông, góp phần làm phong phú thêm tư liệu về văn hóa tinh thần của người Tày
6 Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm 142 trang, ngoài phần mở đầu (9 trang), phần kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (7 trang), còn lại là phần nội dung (122 trang) được chia làm 3 chương :
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân tộc và hoạt động kinh
tế của cư dân
Chương 2: Văn hóa tinh thần
Chương 3: Những biến đổi của văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Trang 13CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN TỘC VÀ HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ CỦA DÂN CƯ 1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí
Bắc Sơn có lịch sử hình thành tương đối lâu đời Lịch sử hình thành nguyên là châu Văn Lan đời Lý, đời Minh là đất huyện Bội Lan, châu Thượng Văn phủ Lạng Sơn, đời Lê là châu Văn Lan, thuộc trấn Lạng Sơn, đời Nguyễn (Gia Long) vì kị huý tên chúa Nguyễn Phúc Lan đổi là châu Văn Quán Sau năm 1945 là huyện Bắc Sơn Hiện nay Bắc sơn có 20 đơn vị hành chính, bao gồm một thị trấn (Bắc Sơn), là trung tâm của huyện và 19 xã Bắc Sơn ở về phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn Phía Đông tiếp giáp với các huyện Văn Quan, Chi Lăng, phía Tây tiếp giáp với huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, phía Nam tiếp giáp với huyện Hữu Lũng, phía Bắc nối liền với huyện Bình Gia Đây là một địa bàn rất cơ động là cửa ngõ giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Đất đai: là huyện miền núi, ở độ cao 400m trung bình so với mặt biển,
với đặc điểm là nhiều núi đá vôi và nhiều rừng gỗ quý Có nhiều ngọn núi cao song cao nhất là ngọn Khau Kiêng: 1.107m Xen kẽ giữa các dãy núi đá vôi là các thung lũng khá bằng phẳng thuận lợi canh tác Bắc Sơn có diện tích tự
) Trong đó đất lâm nghiệp có diện tích 41.210 ha, còn lại là núi, suối, hồ và đất canh tác Diện tích đất nông nghiệp và khả năng nông nghiệp không nhiều chỉ có 14.260 ha, còn lại là bãi chăn nuôi, do thiếu nước nghiêm trọng nên chưa thể canh tác được
Trang 14Đất đai huyện Bắc Sơn có 8 loại xen kẽ lẫn nhau, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đất sét (chiếm trên 42% diện tích tự nhiên), đất đỏ vàng trên đá magma axit (chiếm trên 28%), đất vàng trên đá cát (chiếm 3,4%), đất phù sa (chiếm 1,2%) và các loại đất tụ dốc, đất nâu đỏ trên đá vôi Đa phần đất đai
có độ dày canh tác trên 50cm nhưng độ dốc lớn, hiếm nước nên hướng phát triển cây trồng cạn, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây lấy gỗ phù hợp hơn
Là một huyện miền núi cao, phần lớn diện tích là rừng và đồi núi, nên ruộng đất chủ yếu là ruộng bậc thang, phân tán hoặc là ở ven đồi, chân núi hoặc ven suối, khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu và các loại cây công nghiệp như hồi, trẩu, sở, thuốc lá, mía, dâu cây ăn quả như mận, đào, quýt, lê, cam có một số cánh đồng lúa rộng ở các xã Long Đống, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn được coi là vựa lúa của huyện
Sinh vật : Tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Bắc Sơn nằm trong vành
đai nhiệt đới thuộc khu hệ thực vật nam Trung Hoa – bắc Việt Nam, quanh năm có ánh nắng mặt trời, lại nhiều mưa, độ ẩm cao nên rất thuận lợi cho các loại thực vật phát triển Trong rừng có nhiều loại gỗ quý: lim, nghiến, dẻ, chò nước .; các loại cây cho dầu béo như trẩu, sở; cây cho bột như củ mài, đao, cây làm thuốc; cây dùng để đan lát; làm hàng mỹ nghệ Bên cạnh đó là nguồn lâm thổ sản khá phong phú như : Mật ong, mộc nhĩ, nấm hương, măng các loại, rau, củ, quả cùng với một hệ động vật gồm các loại thú, chim Điều này đã tạo cho cư dân Tày có thể phát triển nghề khai thác rừng, đem lại một lượng sản phẩm tương đối dồi dào phục vụ cho cuộc sống của nhân dân
Khí hậu : Khí hậu Bắc Sơn cũng giống với các huyện vùng miền núi
phía Bắc, với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nhưng phân hóa thành hai mùa
rõ rệt, nhất là về phương diện nhiệt, đó là mùa nóng và mùa lạnh Giữa hai mùa có sự tương phản nhau về nhiệt độ, lượng mưa, gió và độ ẩm Từ xa xưa,
Trang 15ông cha ta bằng kinh nghiệm thực tế của mình đã thấy khí hậu của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Thái Nguyên, trong đó có huyện Bắc Sơn là : “ Bốn mùa thường
âm u, hàng năm giá rét chiếm quá nửa; mùa xuân mùa hạ, mưa thường nhiều, sấm chớp thường nổi, mùa thu đông thường nắng, lại có gió bấc; mùa đông giá rét, nước đông, sương xuống Hang núi mây mù, thấp nhiệt nung nấu Khoảng tháng 3 tháng 9 nóng lạnh thay đổi, làm chướng càng nặng Người địa phương thường lấy sấm chớp, mưa và nước lũ để nghiệm công việc làm ruộng (năm nào mưa vào ngày 3 tháng 3 thì năm ấy mất mùa ngô, đậu, mưa váo ngày 6 tháng 6 thì mất lúa, nhân dân sinh nhiều bệnh tật, tháng 10 mưa lũ thì năm sau không có gạo ăn)” [54; 355] Ngày nay khí hậu tuy đã có sự biến đổi ít nhiều nhưng về cơ bản vẫn có những đặc điểm trên Trong mùa lạnh, các đợt gió mùa đông bắc có năm đến sớm, có năm đến muộn; có đợt kéo dài,
có đợt ngắn, góp phần tạo ra tính thất thường của khí hậu, có ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân
Lượng mưa bình quân của huyện Bắc Sơn là 1500mm, mưa tập trung chủ yếu ở các trận mưa có cường độ lớn vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, còn từ tháng 10 đến tháng 3 lượng mưa ít chỉ còn khoảng 358mm Nhiệt độ
hợp với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, ở những nơi núi cao khí hậu mát mẻ như ở núi Khau Kiêng thuận lợi cho sự phát triển của thảm thực vật á nhiệt đới và cây ôn đới
Tuy nhiên, do nằm trong cánh cung núi Bắc Sơn, mở rộng về phía Bắc, trực tiếp đón gió mùa từ phương bắc thổi vào và giữ lại một phần bởi các dãy núi cao ở phía nam của huyện nên mùa đông ở Bắc Sơn thường đến sớm và kéo dài, có phần khắc nghiệt hơn so với các vùng khác Hàng năm, vào nhiều thời điểm của mùa đông, nhiệt độ thường xuống thấp dưới 100c, xuất hiện sương muối, sương giá, làm chết nhiều gia súc và cây trồng nhiệt đới, mọi
Trang 16hoạt động canh tác, sản xuất hầu như bị ngưng trệ vì thiếu nước và lạnh nên cây trồng không thể phát triển được
Sông ngòi: Bắc Sơn không có con sông nào chảy qua, nhưng có 5 con
suối chính và một số hồ chứa nước bao gồm 13 hồ, với 7 hồ chính, lớn nhất là
các hồ không những có vai trò điều tiết nước, mà còn tác dụng cải tạo khí hậu địa phương, cung cấp thủy sản, giá trị đáng kể về giao thông và thủy lợi Các con suối và hồ chứa nước này là nguồn cung cấp nước phục vụ đời sống và sự phát triển nông, lâm, công nghiệp ở địa phương
Giao thông: Là huyện nằm trên tuyến quốc lộ 1B từ Lạng Sơn – Thái
Nguyên – Hà Nội, nên Huyện có thể thông thương với các huyện lị tỉnh Lạng Sơn như Bình Gia, Văn Quan và huyện lị Võ Nhai của Thái Nguyên Tuy nhiên là huyện miền núi, phần lớn diện tích là đồi núi, địa hình phức tạp do đó việc xây dựng và phát triển giao thông gặp nhiều khó khăn Trước đây việc đi lại trong huyện chủ yếu là các con đường nhỏ hẹp Những năm gần đây được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương và trung ương nên các tuyến đường liên tỉnh liên huyện đã được cải tạo và nâng cấp, hầu như các xã đều có đường ô tô chở khách và chở hàng 3 – 4 tấn qua lại thuận lợi
Như vậy, các điều kiện về vị trí địa lí, tự nhiên thuận lợi với những đặc điểm như có các dãy núi trung bình và thấp; khí hậu mang tính chất nhiệt đới núi cao có mùa đông lạnh; giới sinh vật phong phú đa dạng môi trường tự nhiên đã tạo ra cho cư dân Tày nhiều khả năng kinh tế to lớn và toàn diện, từ những khả năng phát triển nền nông nghiệp, lâm nghiệp đến tiểu, thủ công nghiệp Trước hết, nó cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa canh có năng suất ổn định
Trang 171.2 Dân tộc, dân cƣ
Bắc Sơn, vùng đất có giàu tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ thời nguyên thủy đã có con người sinh sống Tại Bắc Sơn các nhà khoa học đã phát hiện được những dấu tích thuộc thời đại đồ đá tiêu biểu thuộc vào nền văn hóa Bắc Sơn, là nền văn hóa khảo cổ có vị trí rất quan trọng trong thời đại đồ đá mới ở Việt Nam, với chiếc rìu mài lưỡi - rìu mài Bắc Sơn Như vậy, cách đây hàng ngàn năm con người với nền văn minh lúa nước đã có mặt ở một số nơi thuộc huyện Bắc Sơn ngày nay, họ là những chủ nhân đầu tiên của vùng đất này, đó chính là người Tày cổ
Theo niên giám thống kê của huyện thì tính đến năm 2009 dân số của huyện Bắc Sơn đã lên tới 65.930 người, mật độ trung bình là khoảng 95 người/ km2 , bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau như Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh và dân tộc Hoa, dân tộc Sán Dìu
Bảng thống kê một số dân tộc ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Trang 18Như vậy, chiếm đại đa số trong tổng dân cư của Huyện là dân tộc Tày,
là cư dân cổ nhất, có mặt sớm nhất ở vùng đất này Theo truyền thuyết Pú Lương Quân hay còn gọi là Báo Luông Sao Cải kể lại rằng Sao Cải là thủy
tổ của người Tày, đã phát hiện ra và đem cây lúa về trồng cấy Cốt lõi lịch
sử của truyền thuyết đã được minh chứng bằng việc tìm thấy chiếc rìu mài thuộc thời đại đồ đá mới Theo ý kiến của nhóm tác giả Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa Toàn, Nguyễn Anh Tuấn, trong cuốn “Văn hóa dân gian Tày”,
có thể xã hội được phản ánh trong truyền thuyết này có thể tương ứng với xã hội nguyên thủy của người Tày thời đại đá mới, trong đó bao gồm cả di tích
ở Bắc Sơn Tại vùng núi Bắc Sơn, đã từng tồn tại nền văn hóa Bắc Sơn nổi tiếng, thuộc sơ kì đồ đá mới, cách ngày nay khoảng 8.000 đến 10.000 năm, với nền nông nghiệp lúa nước sơ khai và chủ nhân của nền văn hóa này chính là người Tày cổ
Người Tày vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, họ thường canh tác ở các cánh đồng ven sông, suối, các thung lũng, là những nơi thuận tiện về nguồn nước Tuy sống về nghề nông nhưng đồng bào khá thành thạo các nghề thủ công nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày
Địa bàn sinh sống của người Tày chủ yếu tại các cánh đồng lòng chảo, các thung lũng lớn Tập trung đông nhất là ở các xã như xã Long Đống với 3.640 người trong tổng số 3.941 người của xã, Đồng Ý có 2.666 trong tổng số 3.906, Vũ Lăng với 4.626 trong tổng số 4.975 người
Nhìn chung trải qua quá trình sinh sống, di cư, lập bản nhiều dân tộc đã đến định cư ở vùng đất Bắc Sơn Thông qua các hoạt động kinh tế, văn hóa các dân tộc đã có sự giao lưu về văn hóa, tạo nên một nền văn hóa đa dạng, nhưng cũng mang nhiều đặc trưng riêng của từng dân tộc, trong đó nổi lên là dân tộc Tày mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần sau của luận văn
Trang 191.3 Hoạt động kinh tế của dân cƣ
Hoạt động kinh tế của người Tày ở Bắc Sơn được chia làm 2 yếu tố chính: kinh tế sản xuất (bao gồm: nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiêp gia đình), kinh tế khai thác nguồn lợi tự nhiên (bao gồm: săn bắt, hái lượm)
1.3.1 Kinh tế sản xuất
Trồng trọt:
Đã từ lâu đời kinh tế trồng trọt trở thành nguồn sống chủ yếu, hàng đầu của cư dân Tày ở Bắc Sơn Trong trồng trọt, cây lúa, cây ngô là lương thực chính đảm bảo đời sống của người Tày ở Bắc Sơn Nông nghiệp trồng trọt bao gồm hai loại hình canh tác chính: lúa nước và nương rẫy, bên cạnh đó còn
có vườn và các lân trồng cây đặc sản
- Lúa nước: là huyện miền núi nên phần lớn diện tích tự nhiên là đồi
núi, đất nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ (khoảng 1/4) Xen kẽ giữa các cánh rừng là các thung lũng lòng chảo, lòng máng chạy dọc theo các con suối, nhân dân đã khai phá, cải tạo thành các chân ruộng trồng lúa nước Nhiều xã
có cánh đồng rộng lớn như Long Đống, Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Hữu Vĩnh trở thành vựa lúa của huyện Ruộng có 3 loại là ruộng nước (nà nặm) và ruộng cạn chờ mưa (nà lẹng), ruộng lầy, ruộng thụt (nà vùng, nà lún) Ruộng nước là những đám ruộng thấp quanh năm có nước, có thể cấy hai vụ Đồng bào thường đắp phai, đào mương dẫn nước từ các con suối về các cánh đồng Ruộng nước có nhiều nhất ở Long Đống, Tân Tri Bên cạnh các ruộng nước, đồng bào dân tộc Tày còn khai phá các sườn đồi thấp thành ruộng bậc thang
Ở các chân ruộng có điều kiện gần suối thì đồng bào làm cọn nước để đưa nước lên ruộng, còn những thửa ruộng ở trên cao (chân núi, sườn núi, sườn đồi) phải chờ nước mưa Do vậy trên ruộng cạn, trước đây đa phần cư dân
Trang 20Tày chỉ trồng lúa một vụ hè thu, còn lại dùng ruộng đó trồng cây thuốc lá Loại ruộng thứ ba là ruộng lầy, ruộng thụt ở thung khe hoặc cuối cánh đồng cũng chỉ cấy được mỗi năm một vụ lúa chiêm
Lúa bao gồm có hai loại chính: lúa nếp và lúa tẻ Tại những thửa ruộng màu mỡ đông bào thường cấy lúa nếp, cùng cấp cho đồng bào một lượng gạo nếp đủ để dùng quanh năm, nhất là vào các dịp tết Lúa tẻ được trồng nhiều hơn, là thực phẩm chính trong các bữa ăn hàng ngày của đồng bào Tày
- Nương rẫy (rấy): Nhìn chung dân tộc Tày ở Bắc Sơn trồng lúa nước
là chủ yếu, ngoài ra đồng bào còn tận dụng đất soi bãi hoặc có nơi làm thêm nương để trồng hoa màu và cây ăn quả Nương rẫy hầu hết thuộc 2 loại: nương bằng và nương dốc Các nương này được khai phá bên cạnh các chân núi, trên các sườn núi Đất nương thường màu mỡ, nhất là nương mới khai phá từ rừng già Nương rẫy chủ yếu trồng ngô, khoai, sắn, các loại đậu đỗ, bông, chàm nhưng chủ yếu và phổ biến nhất vẫn là trồng ngô và sắn Phương thức canh tác thường xen canh, gối vụ, đặc biệt các nương ngô thường được xen canh các loại đậu, bí, vừng, hoặc trồng ngô được 1 – 2 năm, đất bị bạc màu đồng bào chuyển sang trồng sắn
- Vườn và một số cây đặc sản: Phần lớn các gia đình đều có vườn cạnh
nhà hoặc ven đường, ven suối gần bản Vườn trồng các loại rau, cây gia vị như gừng, tỏi, nghệ, kiệu và một số loại cây ăn quả: chuối, đu đủ, cam, chanh, hồng, lê, mận quy mô của vườn từ vài chục đến vài trăm mét vuông Sản phẩm của vườn không chỉ cung cấp một phần thực phẩm, hoa quả cho nhu cầu hàng ngày, mà còn cung cấp sản phẩm trao đổi ở chợ nhất là lê, mận, quýt
Bên cạnh những mảnh vườn đa canh kể trên thì từ lâu ở Bắc Sơn đã xuất hiện những mảnh vườn chuyên canh chuyên trồng các loại quả như: hồng, na, lê, mác mật, vườn mía đặc biệt là vườn mận ở Bắc Sơn rất phổ
Trang 21biến, có những bản của người Tày chuyên trồng mận đường như ở thôn An Ninh II và thôn Minh Quang xã Long Đống hầu như nhà nào cũng có một vườn mận, có những vườn mận rộng hàng hecta, là nguồn thu nhập chính trong năm của gia đình Sản lượng mận mỗi năm thu hoạch trên hàng nghìn tấn, góp phần quan trọng cải thiện kinh tế nhiều gia đình trong huyện Ngoài
ra còn phải kể đến lê, là loại quả nổi tiếng lâu đời của đồng bào Tày xứ Lạng Quả lê chín vào mùa thu, có màu da lươn, to bằng ấm pha trà, vị ngọt đậm và
có mùi thơm, được nhân dân các vùng xung quanh ưa chuộng Tuy nhiên, do năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao bằng các loại cây ăn quả khác nên đồng bào Tày ở Bắc Sơn hiện nay không còn trồng nhiều lê, diện tích vườn lê giảm nhiều so với trước đây
Trong các thung lũng hẹp, đồng bào tận dụng khai phá các thung lũng đất tốt, nhiều nước ngầm để trồng quýt hình thành nên các “lân” quýt ở khắp địa bàn của huyện Giống quýt vàng Bắc Sơn được trồng từ lâu đời có quả vàng, chất lượng ngon, quả to, ít hạt, hàm lượng đường và vitamin cao Quýt Bắc Sơn không chỉ là đặc sản nổi tiếng trong tỉnh mà còn được nhân dân các tỉnh miền Bắc biết đến Theo niên giám thống kê của huyện, tính đến năm
2007, diện tích trồng giống quýt này là 974,1 ha, trong đó có 542,9 ha đang cho thu hoạch, sản lượng quả hàng năm khoảng 1.600 tấn, năng suất bình quân gần 30 tạ/ha Những năm được mùa sản lượng quýt lên tới 2 – 3 nghìn tấn, đem lại cho nhiều gia đình hàng chục đến hàng trăm triệu đồng Thu nhập
từ cây quýt có ý nghĩa rất lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân
Nói đến kinh tế hộ gia đình của đồng bào Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn không thể không kể đến vai trò của các loại cây công nghiệp, nổi tiếng nhất là hồi, thuốc lá và quế
Trang 22Hồi là loại cây lưu niên, quả cho tinh dầu, có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn và miền Nam Trung Quốc, nhưng hồi ở Lạng Sơn mới cho chất lượng tinh dầu tốt nhất Hồi được trồng nhiều ở Bắc Sơn, nhất là các xã Long Đống, Tân Tri, Vạn Thủy Rừng hồi là tài sản của cha ông để lại cho con cháu, gắn bó mật thiết đối với đời sống văn hóa của người Tày ở Bắc Sơn
Thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày được trồng rất nhiều ở Bắc Sơn Thuốc lá Bắc Sơn thơm ngon nổi tiếng, thường được trồng ở những chân ruộng cạn, các nương bằng nơi chân núi nơi thuận tiện nước tưới Ở Bắc Sơn mỗi năm có hai vụ thuốc lá : vụ Đông – Xuân cho thu hoạch vào tháng cuối tháng 3 đầu tháng 4, vụ Thu – Đông cho thu hoạch vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 nhưng chủ yếu là trồng vụ Đông – Xuân Trước đây, đồng bào chủ yếu trồng thuốc lá sợi nâu để hút Nhiều năm trở lại đây, thuốc lá sợi vàng ngày càng được trồng nhiều vì loại này cho năng suất cao hơn hẳn thuốc lá sợi nâu trước kia
Cây quế vốn thích hợp với điều kiện khí hậu ở Bắc Sơn nên từ lâu cư dân ở đây đã trồng loại cây này để làm thuốc, lấy tinh dầu, làm gia vị và lấy
gỗ Cây quế được trồng ở vườn nhà và trong các thung lũng hoặc trên các ngọn đồi thấp Hiện nay, diện tích trồng quế ngày càng được mở rộng, đặc biệt là ở các xã Tân Tri và xã Vạn Thủy Cây quế ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào ở Bắc Sơn
Với nhiều loại cây trồng phong phú, từ rau xanh, cây gia vị, hoa quả đến các loại cây công nghiệp, vườn đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong đời sống đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Sơn, nhất là các vườn cây chuyên canh, ngày càng góp phần quan trọng vào việc cải thiện kinh tế các gia đình Cùng với sự thuận lợi về giao thông và sự phát triển thương mại – du lịch của huyện, sự quan tâm của huyện về việc duy trì và phát triển các vườn cây đặc
Trang 23sản đã làm cho đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Sơn có thêm động lực để mở rộng
và phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong đời sống của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc trong huyện nói chung
Chăn nuôi:
Dân tộc Tày ở Bắc Sơn chăn nuôi nhiều loại gia súc: trâu, bò, lợn, gà, ngựa, dê, lợn và gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng; nuôi ong mật, thả cá ao, trong đó đặc biệt là nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt
Là cư dân trồng trọt, từ xa xưa việc nuôi trâu, bò để có sức kéo đã được đồng bào chú ý “Con trâu là đầu sức kéo” giúp đồng bào thâm canh ruộng nước vùng thung lũng, cày nương Đồng thời nuôi trâu, bò còn nhằm lấy phân bón để canh tác Trâu được nuôi nhiều ở Bắc Sơn vì trâu chịu được cái lạnh khắc nghiệt ở vùng này, cày khỏe hơn, bán được giá hơn bò Trâu, bò được nuôi tương đối đơn giản: ban ngày thì xua trâu, bò đi ăn, tối lùa về chuồng Đồng bào dân tộc Tày thường làm chuồng dưới gầm sàn để tránh thú dữ bắt Những năm gần đây, chuồng đã được đưa ra cạnh nhà để tránh ô nhiễm Mỗi gia đình thường có dăm ba con, có nhà có từ hơn chục con đến vài chục con, nhất là những gia đình ở trong các thung lũng Trong điều kiện hiện nay, mặc
dù các loại máy cày, bừa cũng đã được đồng bào sử dụng nhưng nuôi trâu, bò vẫn rất được chú trọng và trâu, bò ngày càng có giá trị, bán được từ vài triệu đến vài chục triệu một con trâu tốt và khỏe Tập quán nuôi trâu, bò trước đây thường thả rông, đến mùa vụ mới được đưa về Ngày nay chủ yếu là chăn dắt, nhưng ở một số nơi vùng sâu và xa, sau mùa vụ trâu bò vẫn được lùa vào các thung lũng thả rông
So với trâu, bò thì ngựa ít được nuôi hơn, chỉ có ở các xã vùng sâu xa,
đi lại khó khăn Ngựa chủ yếu là dùng để đi lại, thồ, cũng có thể dùng để cày, nhưng chủ yếu là dùng để thồ và kéo xe
Trang 24Việc nuôi lợn phổ biến trong các gia đình Tày nhằm đáp ứng nhu cầu lấy thịt, làm kinh tế hoặc phục vụ các lễ nghi Lợn hầu như được nuôi ở mọi gia đình, nhà ít có vài ba con nhà nuôi nhiều tới dăm mười con Việc chăn nuôi hầu như vẫn giữ nguyên kiểu cổ truyền Đồng bào nuôi giống lợn đen địa phương khá to, gọi là lợn lang đầy năm có thể đạt trọng lượng khoảng 1 tạ
Họ quan niệm nuôi lợn mõm đen có vệt trắng hoặc mõm trắng có vệt đen (mu pác mai) thì vừa hay ăn chóng lớn vừa đem may mắn đến cho gia đình Thức
ăn cho lợn chủ yếu là chuối, rau lang, ngô sắn do đồng bào tự trồng Lợn có thể thả rông hoặc nuôi trong chuồng, trước đây đồng bào nuôi lợn theo cách sinh đẻ tự nhiên, lợn nái tự tìm ổ đẻ trong rừng, sau khi đàn con tương đối lớn (khoảng hơn một tháng) lợn mẹ mới dẫn đàn con về chuồng Ngày nay, có nhiều gia đình nuôi lợn với qui mô lớn, mang tính chất kinh doanh hàng hóa,
áp dụng phương thức chăn nuôi mới, trở thành nguồn thu nhập chính và quan trọng nhất của gia đình
Đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Sơn đã có tập quán nuôi gà, vịt nhằm cải thiện đời sống và phục vụ cho các ngày lễ, tết, đặc biệt người Tày hay nuôi gà thiến để ăn tết âm lịch và đi xêu bố mẹ vợ Thông thường đồng bào nuôi gà thả đồi là chính, gần đến những ngày tết đồng bào mới nhốt lại vỗ béo Mỗi gia đình thường nuôi vài chục con gà, nhà nuôi nhiều thì lên đến hàng trăm con Vịt cũng được nuôi nhiều, nhất là ở những vùng gần suối, thung lũng, có cánh đồng rộng lớn như xã Long Đống, Quỳnh Sơn có những đàn vịt lớn từ vài trăm đến nghìn con Trước đây, vào thời thuộc Pháp, ở khu vực Mỏ Nhài còn có cả lò ấp vịt, chuyên cung cấp vịt con cho đồng bào trong vùng Vịt thường được nuôi và thả luôn trên các con suối và cánh đồng Nhà nuôi vịt thường làm lều ra ngoài cánh đồng để tiện cho việc chăn nuôi
Các gia đình ở những vùng thấp thường có ao thả cá Ao thường được đào gần nhà, vừa để thả cá vừa có cầu để rửa, đa phần là ao nhỏ Đồng bào
Trang 25thường thả một số loại cá như: trắm cỏ, mè, chép, trôi nhưng chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của gia đình, nhằm cải thiện bữa ăn hàng ngày, không mang tính sản xuất kinh doanh
Ngoài ra, ở những xã vùng sâu, trong các thung lũng, một số gia đình còn nuôi cả ong mật, người Tày gọi là “mèng thương” Ong nuôi không nhiều, chỉ khoảng 3 – 4 tổ, được nuôi nhiều vào mùa hoa hồi nở vì mật lấy từ hoa hồi có mùi vị thơm, có vị ngọt dịu, màu hổ phách, dùng để bổ dưỡng sức khỏe và để chữa bệnh Tổ ong thường bố trí gần nhà hoặc ở các góc vườn Mật ong còn có thể làm thuốc chữa các bệnh đơn giản như bệnh ho, ngâm rượu để bồi bổ sức khỏe hoặc làm quà biếu bà con họ hàng
Nhìn chung việc chăn nuôi của đồng bào dân tộc Tày cũng được chú trọng, phát triển phong phú và đa dạng Tuy nhiên, kinh tế chăn nuôi vẫn còn trong khuôn khổ là kinh tế phụ của gia đình, hỗ trợ cho kinh tế chính là trồng trọt
Kinh tế tiểu thủ công nghiệp gia đình
Thủ công nghiệp gia đình ở người Tày Bắc Sơn xuất hiện từ lâu đời, tuy chỉ là kinh tế phụ, song các nghề tiểu thủ công nghiệp cũng tương đối phong phú (đan lát, dệt vải, nghề làm mộc, và chế biến lâm thổ sản) và đã tác động khá mạnh đến sự phân công lao động trong các gia đình Các nghề như đan lát, làm mộc, đục đá, ép tinh dầu hồi thuộc về nam giới, thường là những người có tuổi tích lũy được nhiều kinh nghiệm Bật bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm là công việc của phụ nữ Sản phẩm làm ra để đáp ứng nền kinh
tế tự cấp, tự túc Công cụ làm nghề thủ công rất đơn giản, thô sơ nhưng sản phẩm làm ra lại đẹp, và tiện dụng
Đan lát: hầu như các gia đình dân tộc Tày ở Bắc Sơn đều biết đan lát
để tạo ra các vật dụng dùng trong sinh hoạt của gia đình hàng ngày, từ những
Trang 26vật dụng đơn giản như : rổ, rá, dần, sàng, mẹt, giỏ đến những vật dụng phức tạp như: dậu, sọt, cót, phên có cả những sản phẩm đòi hỏi trình độ
kĩ thuật và mĩ thuật cao như: giỏ đựng kim chỉ, đó cá Phụ nữ còn biết đan túi đeo gọi là “thông” bằng sợi đay tận dụng từ các bao đay hỏng, túi tiện dụng lại bền đẹp dùng để đựng các vật dụng khi đi làm hoặc đi rừng rất phù hợp Vật liệu chính là nứa, vầu, tre, mây sẵn có trong vùng Dụng cụ để đan lát chỉ là con dao và đôi bàn tay khéo léo của những người đàn ông trong gia đình Họ đan lát hầu như quanh năm nhưng tập trung vào những ngày nông nhàn Sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ cho gia đình, chỉ có số ít đem đi trao đổi
Dệt: là nghề thủ công truyền thống của dân tộc Tày để thỏa mãn nhu
cầu cái mặc của mỗi gia đình Bao gồm dệt bông, dệt thổ cẩm, dệt lụa và nhuộm chàm, họ thường dệt vào buổi tối và các tháng nông nhàn Màu sắc thì
có hai màu cơ bản đó là màu trắng và màu chàm, trong đó màu chàm được ưa chuộng hơn, màu chàm hòa với màu núi rừng và phù hợp với phương thức lao động của họ và vải sau khi nhuộm sẽ bền đẹp hơn Sản phẩm dệt của người Tày thường đơn giản, ít họa tiết hoa văn, dùng để may quần áo, màn gió, thổ cẩm có màu sắc họa tiết đẹp thì làm vỏ chăn, địu trẻ con, may khăn, túi Phụ nữ Bắc Sơn cũng như bao nơi khác không chỉ chăm lo nuôi con khéo mà còn lo hạnh phúc cho con, nhất là của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng
Đó là chăn, gối, màn, ly đô làm bằng vải sợi bông, nhuộm chàm hay dệt thổ cẩm Quanh năm suốt tháng, nhất là những lúc nông nhàn, trong các gia đình, người mẹ ngồi bên bếp lửa hồng, quay xa kéo sợi thâu đêm Dệt và nhuộm được một tấm vải chàm hay một tấm vải thổ cẩm đòi hỏi nhiều công sức, kỹ thuật cao, công việc đó do các bà mẹ làm Các cô gái lớn lên cũng bắt đầu được mẹ hướng dẫn thực hiện một số công đoạn trong dệt vải, nhuộm chàm Ngày nay, các loại vải được bán trên thị trường ngày càng đa dạng
Trang 27lại đẹp, rẻ và tiện dụng, vì vậy nghề dệt ngày càng bị mai một, chỉ còn ở một
số vùng hẻo lánh, đa phần phụ nữ ngày nay không còn biết đến nghề dệt nữa
Nghề mộc: Được lưu truyền từ đời này sang đời khác Sản phẩm của
nghề mộc là cày, bừa, bàn ghế, giường tủ, hòm, chõ xôi, thùng gỗ đựng nước, làm khung nhà, khung cửi, con nước, cối nước và một số vật dụng khác phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và trong sản xuất Công cụ làm mộc của người Tày là rìu, dao, cưa, bào, đục Ngày nay, một số sản phẩm từ nghề mộc không còn như khung cửi dệt vải, thùng đựng nước, lỏong đập lúa , số người thạo nghề mộc không còn nhiều nhưng đã bắt đầu xuất hiện những nhóm chuyên làm mộc đi dựng nhà thuê và phụ trách làm các đồ mộc trong nhà Tuy nhiên, số các nhóm này còn ít và không hoạt động trong cả năm mà chỉ làm trong những tháng nông nhàn
Làm ngói máng : Nhà của đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Sơn chủ yếu
được lợp bằng một loại ngói do họ tự làm gọi là ngói máng hay ngói âm dương Nghề làm ngói chủ yếu ở hai xã là Long Đống và Quỳnh Sơn, thường
là một gia đình hoặc liên gia đình tổ chức một lò ngói Sản phẩm làm ra phục
vụ cho nhu cầu của cư dân huyện, sản lượng hạn chế, kĩ thuật đóng và nung ngói vẫn theo phương thức cổ truyền, nhưng chất lượng khá tốt, được nhân dân trong vùng ưa chuộng
Chế biến nông lâm sản: ở Bắc Sơn một số gia đình dân tộc Tày còn làm
nghề chế biến nông lâm sản như ép dầu hồi, nấu đường mật, làm đậu phụ, bánh, kẹo, làm hương Với điều kiện khí hậu khá phù hợp với cây mía nhiều gia đình ở hai xã Vũ Sơn và xã Chiến Thắng đã trồng mía và nấu đường mật thủ công Họ đã sản xuất được ba loại đường chính là đường mật và đường phèn dẻo (thương niu), đường phèn cát (thương dài) Đồng bào thường nấu đường vào khoảng tháng 10 âm lịch, sau vụ gặt để chuẩn bị đường cho tết Nguyên Đán Qua máy ép mía làm từ hai trục gỗ lớn chạy bằng răng cưa do
Trang 28trâu kéo, nước mía chảy xuống một chảo lớn để nấu thành đường sau khi đã gạn nhiều lần Sản phẩm được nhân dân trong vùng ưa dùng
Nhìn chung, mặc dù cơ cấu các nghề tiểu thủ công nghiệp gia đình là khá đa dạng phong phú, chất lượng tốt nhưng về qui mô vẫn còn nhỏ, kĩ thuật chưa được cải tiến và chưa hoàn toàn tách ra khỏi nông nghiệp, vẫn chỉ là nghề phụ trong lúc nông nhàn để tăng thêm thu nhập và chưa thực sự trở thành những làng nghề chuyên nghiệp
Hái lượm: đồng bào dân tộc Tày nói chung và ở Bắc Sơn nói riêng
sống ở khu vực có sản vật tự nhiên phong phú, diện tích rừng rộng lớn, chiếm tới 3/4 diện tích tự nhiên của huyện, trong rừng có nhiều sản vật có thể làm thức ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh Vì vậy, từ xa xưa dân cư ở đây đã biết tận dụng những nguồn lợi có sẵn đó để phục vụ cho cuộc sống của mình và là hoạt động kinh tế quan trọng không thể thiếu trong giai đoạn trước Hái lượm cung cấp một phần rau xanh và thuốc chữa bệnh tùy theo mùa có thể kiếm nhặt các loại rau rừng như: rau ngót, rau bò khai, rau dớn, rau tàu bay; các loại măng như: măng nứa, măng vầu, măng tre, măng mai; nấm, mộc nhĩ và các loại quả có bột, có đường, quả dùng làm thức ăn, phổ biến nhất là trám (trám trắng và trám đen) Trong những ngày mùa thất bát hoặc trong những ngày giáp hạt các loại cây củ rừng có bột như báng, củ mài, củ bấu, bột đao
Trang 29còn được dùng để ăn thay cơm, giải quyết nhu cầu lương thực để cứu đói Ngoài ra họ còn hái các loại thuốc quý về chữa bệnh như thục địa, sơn khương, sa nhân, quế chi, cam thảo đặc biệt hầu như nhà nào cũng có rễ gió và ngâm rượu rễ gió để chữa cảm mạo, đau bụng và xoa bóp Đồng bào dân tộc Tày có rất nhiều bài thuốc quý bằng các loại cây trong rừng chữa được nhiều loại bệnh, có nhiều thầy lang có tiếng được nhân dân trong vùng biết đến Hình thức thu hái cá nhân, cộng đồng cư dân tôn trọng quyền phát hiện sản vật của cá nhân Chẳng hạn, một người phát hiện ra tổ ong mật ở một cây nào đó thì sẽ đánh dấu vào thân cây hoặc kí hiệu ở gần đó thì người khác
sẽ không có quyền khai thác
Săn bắt : cùng với hái lượm, săn bắt và săn bắn muông thú vừa để bảo
vệ mùa màng, vừa để cung cấp thức ăn hàng ngày Đối tượng bao gồm tất các các loại muông thú rừng trong khu vực họ cư trú như: chim, gà rừng, sóc, chồn, cáo, nhím, dúi, cầy vòi đến các loại thú lớn như hươu, nai, hổ, báo Dụng cụ dùng để săn bắt bao gồm cung, nỏ, súng kíp và hệ thống cạm bẫy các loại Phổ biến nhất là cung và nỏ Công việc bẫy thú rừng này do nam giới thực hiện, mùa bẫy thú thường là sau mùa thu hoạch Hình thức săn bắt có cả
cá nhân và tập thể, đối với hình thức tập thể, khi săn được thú thì sản phẩm được chia đều cho các nhà
Ngoài ra đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Sơn còn khai thác thủy sản Đối tượng là các loại cá tôm và các loại nhuyễn thể, giáp xác hay lưỡng thể có thể
ăn được Ở Bắc Sơn có khá nhiều suối, đầm, ao, hồ tự nhiên nên nguồn lợi thủy sản cũng khá phong phú Hình thức đánh bắt khá phong phú: vó, chài, lưới,đơm, câu, xúc, đánh ruốc cá Trong các vùng thung lũng, mỗi mùa mưa lũ, nước từ các hang núi dâng lên đầy lũng mang theo nhiều loại cá vốn sống lâu ngày ở trong các hang, thường là cá lớn, không vẩy như cá quả, cá nheo, cá trê Nước đọng lại trong các thung lũng hàng tháng, khi nước rút, đồng bào
Trang 30dùng phên, mành đan hoặc rơm cỏ chặn cửa hang không cho cá rút theo, khi nước rút hết họ bắt được một số lượng lớn các loại cá, có khi lên tới hàng tạ
Kinh tế tự nhiên là một bộ phận cấu thành nền kinh tế của người Tày ở Bắc Sơn, đồng thời trong đó cũng chứa những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người với thiên nhiên: khi hái rau rừng, đồng bào không hái quá mức, không chặt cây, bẻ cành; đào củ cũng để lại một đoạn ngắn dưới lòng đất sau
đó lấp lại để cây tiếp tục phát triển Săn bắn thì hạn chế vào mùa sinh sản, đánh bắt cá thì không dùng những hình thức gây hại tới môi trường tự nhiên của sinh vật
Ngày nay do quá trình khai thác rừng quá mức nên diện tích rừng rậm ngày càng ít, theo đó các nguồn lợi trong thiên nhiên cũng dần cạn kiệt Một
số loài thú lớn hầu như không còn, các loại thú nhỏ còn rất ít, chỉ gặp ở các vùng sâu, ở những nơi ít có người sinh sống, các loại rau, củ, quả muốn kiếm cũng phải đi xa hơn Thêm vào đó, sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa cũng làm cho kinh tế tự nhiên giảm dần, không còn đóng vai trò quan trong trong đời sống của cư dân như trước đây Tuy vậy, kinh tế tự nhiên vẫn không mất đi mà nó vẫn luôn tồn tại, sản phẩm của nó một số đã trở thành đặc sản của vùng được nhân dân ở các vùng khác biết đến và nó vẫn góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày của cư dân trong huyện, làm phong phú thêm các loại thực phẩm của người dân
1.3.3 Chợ phiên
Chợ phiên là nơi trao đổi hàng hóa, đồng thời còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng Có thể nói chợ phiên là một đặc điểm nổi bật của kinh tế thương mại miền núi
Chợ phiên có ở hầu khắp các xã, thông thường 5 ngày một phiên, chợ ở các xã gần nhau họp không trùng ngày nhau:
Trang 31Chợ xã Đồng Ý họp ngày 4, ngày 9 Chợ xã Vũ Sơn họp ngày 3, ngày 8 Chợ xã Chiến Thắng họp ngày 2, ngày 7 Chợ xã Vũ Lễ họp ngày 1, ngày 5
Sở dĩ chợ họp theo phiên là do ở vùng đồng bào Tày ở Bắc Sơn kinh tế
tự nhiên tự cung tự cấp còn giữ vai trò chủ đạo, trao đổi, mua bán hàng hóa chưa trở thành nhu cầu hàng ngày Mặt khác, do địa hình miền núi, dân cư phân bố thư thớt, đi lại khó khăn nên chợ họp theo phiên là phù hợp hơn cả
Địa điểm họp chợ ở trung tâm các xã hoặc dọc các đường lớn, các gia đình ở xa đi đến chợ thường mất từ 1 đến 2 giờ đi bộ Chợ thường họp ở các bãi đất trống cao ráo Khu vực họp chợ có nhiều lều tre, chõng tre được dựng lên để đặt hàng hóa
Hàng hóa bán ở chợ có thể phân chia làm 3 loại: hàng nông sản, hàng tiêu dùng thủ công và hàng ăn uống Hàng nông sản phần lớn là do đồng bào
tự sản xuất và đem ra chợ bán như gạo, ngô, sắn, đỗ, gà, vịt, trứng, rau, quả còn hàng tiêu dùng do lái buôn các nơi đem đến như muối, xà phòng, quần
áo, giầy dép, bánh kẹo, thuốc lá Vào những ngày chợ phiên, khu ăn uống thường thu hút được nhiều khách Dịch vụ ăn uống do các chủ quán không chuyên chế biến, với các món thông thường là phở, bún, bánh cuốn và các loại bánh Đồng bào Tày đi chợ thường có thói quen ghé lại các hàng ăn uống
để thưởng thức các món ăn, để gặp gỡ bạn bè uống rượu, vì thế người Tày ở Bắc Sơn còn gọi đi chợ là “pây kin háng” (đi ăn hàng)
Ngôn ngữ chính ở các chợ là tiếng Tày và tiếng Nùng, phổ biến nhất là tiếng Tày vì đó là ngôn ngữ chính của vùng mà các dân tộc khác đều có thể nghe và hiểu được Thậm chí lái buôn người Kinh từ các nơi khác đến cũng phải cố gắng học tiếng Tày để có thể trao đổi, mặc cả với khách hàng vì rất
Trang 32nhiều đồng bào dân tộc Tày không nói được tiếng Kinh và họ thường thích mua hàng với những người nói tiếng dân tộc hơn
Chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, là nơi thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Tày trong cộng đồng Việc mua bán ở chợ diễn ra tương đối nhanh chóng, nhẹ nhàng, ít khi xảy ra cãi vã, tranh chấp Với bản tính thật thà, người bán hàng luôn nói đúng giá bán, người mua không phải mặc cả nhiều mà hai bên vẫn vui vẻ vì thuận mua vừa bán
Ở các chợ lớn vào dịp nông nhàn, lễ tết, còn là nơi giao lưu tình cảm, thăm hỏi bạn bè, anh em, là nơi diễn ra các cuộc hát sli (của nhười Nùng), hát lượn (của người Tày) của các nam thanh nữ tú Qua hát giao duyên, tìm hiểu yêu nhau, nhiều người đã thành vợ thành chồng
Như vậy, “chợ phiên miền núi là trung tâm văn hóa dân gian tổng hợp
Ở nơi họp chợ, chúng ta có thể nhận thức được nhiều khía cạnh về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, về bản sắc văn hóa dân tộc, về mức độ giao lưu văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, về tập quán giao tiếp xã hội” [48;87] Đây có thể coi là một bức tranh thu nhỏ về văn hóa của người Tày Bắc Sơn
Tiểu kết chương 1:
Như vậy, hệ sinh thái thung lũng đã tạo nên định hướng sản xuất
truyền thống của cư dân Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn Đó là nền kinh tế nông nghiệp lấy trồng trọt làm cơ bản Vừa làm ruộng vừa làm nương rẫy trong đó trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo, đã tạo nên dấu gạch nối giữa văn hóa miền núi với miền đồng bằng Kinh tế chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh tế tự nhiên cũng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người Tày, nhiều nghề thủ công đạt trình độ kĩ thuật cao Việc trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển cùng với việc duy trì và mở rộng hệ thống chợ phiên, sự phát
Trang 33triển mạnh mẽ của thị trấn và các trung tâm xã, thôn trong huyện Có thể nói rằng, cư dân Tày đã hình thành và phát triển một nền kinh tế đa dạng, phù hợp
với điều kiện tự nhiên tại địa vực cư trú của mình
Với những đặc điểm sinh thái tự nhiên, đặc trưng kinh tế đã có những ảnh hưởng sâu sắc và tạo nên những sắc thái đặc trưng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Tày ở Bắc Sơn
Trang 34CHƯƠNG 2 VĂN HÓA TINH THẦN
2.1 Tổ chức xã hội
2.1.1 Cộng đồng làng bản – dòng họ
Cộng đồng làng bản: Sự hình thành của làng bản chịu sự tác động, chi
phối của đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái Các làng bản được hình thành trên cơ sở tụ cư của nhiều gia đình, nhiều dòng họ Đã từ lâu, người Tày tụ cư thành từng bản khá đông đúc Bản của người Tày thường tụ
cư ở các chân núi, lưng tựa vào núi rừng, hướng xuống núi, tiện việc ra đồng ruộng, lên nương, hoặc thường ở các thung lũng có suối và đồi núi bao quanh, trên gò đất hay mô đất thấp nhiều bản làng có lũy tre xanh bao bọc xung
các thành viên của mình hợp thành một cộng đồng dân cư có tổ chức ổn định
Rõ ràng, địa thế của các bản của người Tày như vậy tiện lợi cho sản xuất trên ruộng nước, đồng thời tiện lợi cho cả sản xuất trên đất khô cạn
Tên bản cũng được ra đời cùng với sự hình thành các bản Tên bản thường không văn hoa, không gắn với ý nghĩa mong muốn cầu thịnh vượng, giàu có mà thường gắn liền với địa vực, đặc điểm riêng của từng bản, nên tên bản hầu như không thay đổi Tên bản thường đặt theo tên đồng ruộng, khúc
Nà Cuối; “Bản”(nghĩa là làng xóm): Bản Đăng, Bản Thí, Bản Sao, Bản Roong; Lúng (thung lũng): Lúng Đấy, Lúng Rò, Lúng Páng, Lúng Sao, Lúng Hùy, Lúng Luông; “Bó” (nguồn nước, giếng) : Bó Mạ, Bó Nghè, Bó Hấu, Bó Pia “Khuổi”(suối) : Khuổi Giật, Khuổi Cay, Khuổi Khuông, Khuổi Nọi;
“Pác”(miệng) : Pác Mỏ, Pác khuổi Bên cạnh đó, cũng có nhiều bản được
Trang 35đặt theo tên tiếng Việt, do tiếp thu ảnh hưởng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp như Chiến Thắng, Tân Lập, Tân Thành
Bản được hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố khác nhau nên mỗi bản đều có đặc điểm riêng, không có bản nào hoàn toàn giống bản nào Mỗi bản đều có địa vực cư trú riêng với thành phần dân cư, đất canh tác, đất rừng, ao, suối, hồ thuộc quyền quản lí và sử dụng của từng bản Địa vực của các bản được phân chia một cách rõ ràng và được các bản cũng như các thành viên trong bản tôn trọng, bảo vệ Ranh giới giữa các bản thường được xác định theo đường phân thủy, eo núi, dòng chảy con suối hoặc đường sá Địa vực của các bản cũng có biến đổi qua thời gian, có thể là mở rộng hay cũng có thể thu hẹp do sự biến động về dân số, cư dân trong bản khai phá được thêm đất đai, nhưng nhìn chung địa vực của các bản rất ít thay đổi, được duy trì từ đời này sang đời khác mặc dù không có văn bản cụ thể nào quy định về việc phân chia ranh giới giữa các bản
Bản truyền thống của người Tày chưa bao giờ làm chức năng như một đơn vị sản xuất Bản là một cộng đồng về mặt xã hội Người dân gắn bó cuộc sống kinh tế, đời sống văn hóa và các quan hệ xã hội chủ yếu trên địa vực bản Họ có những quyền lợi chung về kinh tế, đùm bọc nhau chống giặc giã, trộm cướp, có đời sống xã hội, tinh thần và văn hóa chung thông qua các hoạt động lễ hội, các hoạt động tôn giáo và phong tục, tập quán
Bản của người Tày được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc nhiều dòng họ khác nhau Một bản có thể bao gồm nhiều gia đình thuộc 2 – 3 dòng họ hoặc nhiều dòng họ, cũng có bản chỉ có một dòng họ ví dụ như một
số bản ở xã Quỳnh Sơn là bản của người họ Dương Trong các bản, dù là bản lớn hay bản nhỏ ở bản nào cũng có 1 – 2 dòng họ lớn chiếm ưu thế ví dụ xã Long Đống có hai họ Hoàng Quang và Hoàng Công là hai dòng họ lớn, có uy tín và ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội trong bản Các họ lớn thông
Trang 36thường là những họ đã định cư lâu đời, có công khai phá đất đai, thành lập bản và họ cũng có nhiều ruộng đất tốt trong tay, kinh tế vững vàng và có nhiều đóng góp cho bản Trong mỗi bản có những họ là gốc Tày cổ, nhưng cũng có những họ là gốc Kinh bị Tày hóa
Quy mô của các bản cũng lớn nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào địa vực và
số hộ cư trú trong bản Có bản chỉ có vài nóc nhà, bản nhỏ thì có trung bình từ
10 – 20 nóc nhà, bản lớn thì có thể 60 – 70 nóc nhà như ở xã Long Đống thôn Tiên Đáo I có 65 hộ, thôn Long Hưng có tới hơn 100 hộ Những bản lớn thường là những nơi thuận tiện về nguồn nước, đất đai tốt, là những thung lũng rộng lớn hoặc là tiện đường giao thông, gần các trung tâm mua bán
Quan hệ cộng đồng là đặc trưng nổi bật trong các thôn bản của người
giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong các hoạt động từ lao động sản xuất đến sinh hoạt hàng ngày, các quá trình vật chất đến đời sống tinh thần và tôn giáo tín ngưỡng, bênh vực nhau trong quan hệ xã hội Không chỉ duy trì quan hệ dòng
họ, thân tộc, người Tày còn đặc biệt coi trọng tình làng nghĩa xóm Tục ngữ người Tày cũng cho rằng “ Anh em xa, không bằng anh em làng xóm ở gần
ít khi to tiếng, xô xát lẫn nhau, vì hầu hết đều có mối quan hệ huyết thống thân thích với nhau Họ không chỉ thương yêu giúp đỡ nhau một cách vô tư
mà còn dễ dàng bảo ban, thống nhất với nhau Trong các bản hầu như không
có hoặc rất ít có các tệ nạn xã hội, an ninh các làng bản rất đảm bảo, người dân yên tâm sản xuất và sinh hoạt Đặc biệt, từ xưa một số địa phương người Tày vẫn duy trì một hình thức tổ chức xã hội gọi là phe, một tổ chức chuyên
lo việc tang ma, sau này, phe đã tham gia vào việc tổ chức, điều hành nhiều hoạt động khác như cưới xin, làm nhà mới, thậm chí, có khi phe còn đứng ra giải quyết những khúc mắc giữa các thành viên với nhau
Trang 37Trong sản xuất người Tày thường làm theo phương thức đổi công, lấy công, trả công, nhất là những ngày mùa Đây là một nét đẹp trong lao động sản xuất của người Tày đã có từ rất lâu và đến nay vẫn được duy trì Họ thường cùng nhau làm công việc ruộng nương, nhà ít người, nhiều ruộng nương thì càng cần phải đi lấy công để sau này có người về trả công mới có thể làm kịp vụ Vào những ngày mùa, đàng ông thì cùng nhau cày, bừa, nhổ
mạ, gánh mạ, còn phụ nữ thì cùng nhau cấy, làm cỏ lúa Đến mùa gặt thì các gia đình cùng nhau làm, luân phiên từ nhà này đến nhà khác cho đến khi xong
vụ Khi có người đến trả công hoặc lấy công chủ nhà thường chuẩn bị xôi, bánh, trái cây và nước, gọi chung là “lènh” đem theo ra đồng hoặc lên nương
để ăn nhẹ khi họ nghi ngơi giữa buổi cấy trồng, hoặc sau một ngày lao động mệt mỏi họ lại cùng nhau nấu nướng, ăn cơm, uống rượu Vì vậy, trong những ngày mùa vụ từ trên các cánh đồng, trên những đám nương cho đến các làng bản luôn luôn nhộn nhịp và râm ran tiếng cười nói của đồng bào Và cũng nhờ đó mà hiệu quả công việc được nâng cao, mùa màng được giải quết gọn gàng, nhanh chóng Đồng thời, cũng thông qua hình thức đổi công, luôn giúp đỡ nhau trong sản xuất thì mọi người ngày càng hiểu nhau hơn, nhờ đó tình đoàn kết gắn bó giữa các gia đình trong các làng bản ngày càng được củng cố, tạo ra sự đồng thuận về nhiều mặt
Trong sinh hoạt hàng ngày họ cũng giúp đỡ nhau, nhất là khi các gia đình có việc tang ma, hiếu, hỉ hoặc trong các công việc chung của xóm làng,
tổ chức các lễ hội Khi một nhà trong bản có đám cưới thì các gia đình còn lại
sẽ đóng góp và giúp đỡ các công việc cần thiết Về đóng góp, các gia đình có thể góp lợn, gà, rượu, gạo nếp, gạo tẻ, lá dong tùy theo khả năng kinh tế hiện có của mỗi gia đình, và sau này chủ nhà sẽ trả lại bằng mức hoặc cao hơn khi các gia đình đó có việc lớn, hoặc khi họ cần Hình thức đóng góp này làm giảm áp lực kinh tế cho các gia đình khi có việc lớn, nhất là đối với các gia
Trang 38đình kinh tế khó khăn, đồng thời nó cũng thể hiện sự tương trợ lẫn nhau của
cư dân trong bản Họ cũng cùng nhau góp sức chuẩn bị cho đám cưới trai gái thì cùng nhau đi lấy củi, gánh nước, giã gạo, mượn đồ, rửa bát đĩa các chị các cô, chú thì thịt gà, thịt lợn và phụ trách nấu nướng Khi xong đám cưới họ lại cùng nhau dọn dẹp, trả đồ giúp cho chủ nhà Họ giúp nhau rất nhiệt tình, chu đáo trong mọi công việc, luôn vui vẻ, coi việc của người khác cũng như việc nhà mình
Khi trong bản có đám ma, bên cạnh những họ hàng thân thích và những người được phân công thì người trong bản họ cũng tự nguyện đến giúp, khi đến họ mang theo những vật dụng cần thiết, các gia đình trong bản đều đóng góp 1 bó củi, 2 ống gạo và một ít vàng hương hoặc tiền Bên cạnh đó mỗi nhà lấy một cây mai thẳng, dài khoảng 3,5m (dài bằng 12 con dao) đường kính khoảng 4 – 8 cm, cùng với 1 cuộn dây rừng Họ tự phân công nhau làm bếp, làm nhà táng, đóng áo quan, phát đường, đào huyệt, lấy cây giúp nhà chủ
Mỗi khi gia đình nào trong bản có phụ nữ ở cữ đều được bà con đến thăm hỏi, giúp đỡ khi thì bó củi, con gà, gạo nếp Đó là những truyền thống tương thân, tương ái rất tốt đẹp vẫn được đồng bào gìn giữ và phát huy trong cuộc sống ngày hôm nay
Đặc biệt, tình làng nghĩa xóm của đồng bào còn được cố kết bởi những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc này Ở mỗi bản, người Tày còn thờ thổ công, thờ các vị thánh trong vùng Hàng năm những vị thần này sẽ được thờ cúng vào dịp tết Nguyên Đán, rằm tháng 7 Ngoài ra, hàng năm, vào mùa xuân, người ta thường mở hội xuống đồng (lồng tồng) trên một đám ruộng nhất định trước bản, mỗi gia đình đều có mâm lễ gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu Sau lễ hội, các trò chơi như tung còn, đánh quay, kéo co, hát cọi, hát yếu thu hút rất đông bà con đến tham gia Đây là những lễ hội rất
Trang 39đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, cũng là nét văn hoá riêng của dân tộc Tày, trong đó, những yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc này được bộc lộ rõ nét, sinh động
Trong các xóm bản còn có những quy định liên quan đến việc bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sản xuất cũng như sinh hoạt Hiện nay, hầu hết các bản Tày đều đã xây dựng những quy ước riêng liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội, từ việc bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, bảo vệ mùa màng đến thực hiện nếp sống mới trong ma chay, cưới xin
Như vậy, làng bản của người Tày thường được hình thành ở những khu vực có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất Tính cố kết trong cộng đồng làng bản rất cao Đó là đặc trưng cũng là nét đẹp của truyền thống dân tộc Tày Thông qua đó, ý thức về một tộc người càng được củng cố và nâng cao
Nói khái quát hơn, dòng họ là một đơn vị cộng cảm, cộng mệnh của một cộng đồng mang ý nghĩa tâm linh mà đỉnh cao của bản sắc văn hóa tâm linh là tục thờ cúng tổ tiên Vì thế, dòng họ có một sức sống dai dẳng, bền bỉ qua những thăng trầm của cuộc sống
Trang 40Người Tày ở Bắc Sơn có nhiều dòng họ, xu thế chia nhỏ các họ ngày càng phổ biến để tạo nên các ngành các chi do quan hệ hôn nhân và các hoạt động kinh tế khác Trong số các họ của người Tày ở Bắc Sơn đông nhất là họ Hoàng và họ Dương, trong hai họ này lại chia thành các chi nhỏ ví dụ như trong họ Hoàng thì có Hoàng Công, Hoàng Quang, Hoàng Văn họ Dương thì có Dương Thời, Dương Công, Dương Doãn, Dương Văn
Tổ chức dòng họ của người Tày có nơi chặt chẽ, có nơi lại tỏ ra lỏng lẻo Ở người Tày hiện nay trong các dòng họ không có cúng giỗ, hay việc tập hợp các thành viên trong họ, hoặc xa hoặc gần giống như người Kinh Tuy vậy, về thực chất mối quan hệ giữa những người trong dòng họ vẫn được duy trì, tôn trọng, giữ quan hệ dòng họ đậm nét Hàng năm vào ngày 20 tháng chạp, những người trong cùng dòng họ sẽ tập hợp để đi đắp mả tổ và mả riêng của ông cha từng gia đình Thông thường, sáng sớm các họ sẽ đi đắp mả của từng gia đình trước, đến chiều các gia đình sẽ tập hợp lại để đi đắp mả tổ Họ cùng nhau ăn tối tại nhà của trưởng họ Đấy là dịp ôn lại truyền thống, cũng là dịp để con cháu tụ họp nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ trong dòng họ, nhắc nhở con cháu luôn nhớ về nguồn gốc tổ tiên
Đứng đầu một dòng họ là trưởng họ, mặc dù vai trò của trưởng họ không thực sự rõ nét và có ảnh hưởng to lớn như trưởng họ của người Kinh, nhưng trưởng họ là người tập hợp và chủ trì mọi người trong họ mỗi khi có việc và mọi thành viên trong họ mỗi khi có việc vẫn thông qua và hỏi ý kiến của trưởng họ
Về mặt tâm lý người Tày rất trọng mối quan hệ gia tộc, dòng họ Quan
hệ giữa các dòng họ với cộng đồng làng xã là quan hệ “trong họ, ngoài làng”, nghĩa là quan hệ cốt lõi ở đây trước hết phải là quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ với nhau, rồi mới đến quan hệ với các thành viên ngoài họ, với các thành viên trong làng bản Thực sự “tông tộc mới thật là hạt nhân cơ bản