Quan niệm về hồn và các loại ma

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 79)

Dân tộc Tày từ xưa đến nay đều không theo một tôn giáo nào, song họ lại tin ở thế giới thần linh và quan niệm sâu sắc về “ma”.

Họ cho rằng không phải chỉ có con người khi chết mới có linh hồn, mà nhiều loại sinh vật khác cũng có sự tồn tại của linh hồn. Đây là quan niệm tín ngưỡng rất quan trong trong toàn bộ thế giới quan của người Tày.

Người Tày quan niệm con người sống và hoạt động được là nhờ hồn và vía, gọi chung là “khoăn”. Đàn ông thì có 3 hồn, 7 vía; đàn bà có 3 hồn, 9 vía. Theo thầy Tào Dương Văn Lùng, 78 tuổi, ở xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn, hồn của người ngự trị trên cơ thể có chức năng và nhiệm vụ riêng và cũng phân biệt hồn chính và hồn phụ. Trong 3 hồn của con người, nằm ở 3 vị trí trên cơ thể : linh hồn chính là ở trên đầu, hai linh hồn phụ nằm ở ngón tay và chân. Vì vậy, người Tày kiêng xoa đầu hoặc vỗ vào đầu trẻ con vì sợ linh hồn sẽ sợ mà bỏ đi (khoăn ni) làm cho trẻ con bị ốm. Họ cũng cho rằng linh hồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

của con người có đặc tính yếu đuối nên khi gặp điều gì đáng sợ hay bị giật mình thì con người rất dễ bị “tốc khoăn” (rơi mất linh hồn) và bị ốm, nhưng linh hồn cũng có một đặc điểm nữa là rất thích rời khỏi thể xác để đi lang thang, bay bổng để du ngoạn, nhất là linh hồn trẻ em và người già cả. Nếu không may linh hồn bỏ đi hoặc bị ma bắt, gia đình phải đi gọi hồn về thì mới giúp được người đó khỏi ốm. Trong trường hợp người nhà không gọi về được, người bệnh vẫn không khỏi ốm thì phải mời thầy Tào về cúng bái và làm phép để gọi hồn quay về với thể xác.

Để bảo vệ linh hồn của trẻ nhỏ người Tày có biện pháp đeo vòng bạc vào cổ, vào tay, hoặc là đội mũ có gắn bạc để kị ma, trừ tà. Đối với người lớn, tuy linh hồn có sức tự bảo vệ mạnh mẽ hơn, song họ vẫn phải làm nghi lễ gọi hồn, nhất là các nghi lễ quan trọng phải tiếp xúc với các loại ma như lễ giải hạn, nghi lễ chôn cất người chết. Các ông thầy Tào, bà Then đều phải dùng các phép thuật để đe dọa ma không được bắt linh hồn những người đến dự hoặc làm nghi lễ gọi hồn những người đi đưa ma về, nhất là đối với những người thân thích của người quá cố, linh hồn rất dễ bị ma rủ đi.

Nhà nghiên cứu Lã Văn Lô cho rằng xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn), người Tày cho rằng hồn không phải chỉ có ở con người mà còn có ở các loài vật, thậm chí ở các vật vô tri, nhưng có điểm khác với linh hồn con người đó là chỉ có một linh hồn duy nhất ngự trị, không phân biệt linh hồn theo giới tính giống như con người.

Linh hồn có vai trò rất quan trọng và chỉ tồn tại ở người còn sống, người khỏe mạnh và đã trưởng thành thì linh hồn cũng sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi con người chết thì linh hồn sẽ biến thành “ma”, người Tày gọi là “phi” hoặc “thấn”

“Phi” là một khái niệm rất rộng, chỉ tất cả các thế lực ma quỉ, thần thánh có ở cả ba cõi : trên trời, dưới đất và dưới âm phủ như ma trời (phi vạ),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

ma đất (phi đin), ma núi, ma rừng (phi pá), ma suối, ma thuồng luồng (phi ngược), ma thổ công, ma tổ tiên (phi pấu pú), ma sống (phi đíp) . . . “phi đíp” đồng nghĩa với linh hồn. Theo quan niện của người Tày ma thường tác động nhiều nhất đến con người về ban đêm, ban ngày ít hơn. Vì thế về đêm khuya thanh vắng, con người rất hay linh cảm thấy ma và sợ ma. Họ cho rằng ma là thực thể sống, là lực lượng vô hình lúc nào cũng lẩn quất quanh làng bản hoặc ở trên rừng hay các dòng suối . . .

Người Tày còn cho rằng có hai loại ma, ma lành và ma dữ. Ma lành gồm có ma nhà : ma tổ tiên (phi pấu pú) là những người trong gia đình đã mất như bố mẹ, ông bà, cụ kỵ và cả các loại ma trời, ma đất. Ma lành thương được thờ ở trong gia đình, đền miếu, chùa, trú ngụ trong các bản . . . ma lành không làm hại người mà thường phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, gia súc gia cầm đầy đàn, mùa màng bội thu . . . Tuy nhiên, nếu con cháu bất kính với tổ tiên hoặc sao nhãng việc thờ phụng thì cũng bị ma nhà trừng phạt làm cho ốm đau, bệnh tật.

Các loại ma dữ gồm ma rừng, ma sấm sét, ma thuồng luồng, yêu tinh, những người chết bất đắc kỳ tử (chết trẻ, chết đâm, chết chém. . .), chết bất thường (cụt đầu, chết do tự vẫn . . .), chết chưa được làm ma, chết vào giờ thiêng . . .Những loại ma này, vừa mang hận, vừa phải sống lay lắt ở thế giới bên kia thế giới nên thường quay về làm hại người. Vì vậy, nếu có người ốm, gia đình bị ma quấy phá, người Tày thường đi xem bói để biết đó là loại ma nào và mời thầy cúng về cúng bái, xua đuổi tà ma.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)