Yếu tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 111)

Sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Tày với các dân tộc khác ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Một đặc điểm to lớn của lịch sử Việt Nam là sự đoàn kết, hòa hợp, gắn bó keo sơn của “số đông các thành phần dân tộc Việt Nam, vốn có gốc rễ ở vùng cư trú hiện nay của họ trên lãnh thổ Việt Nam”. Những thành phần dân tộc đó “từ nghìn xưa đã biết đùm bọc nhau, đồng cam cộng khổ, chung lưng đấu cật xây dựng và gìn giữ quê cha đất tổ” và đã “cùng nhau xây dựng một nền văn hóa phong phú đa dạng nhưng độc đáo, Việt Nam” [44;28].

Trong quá trình lịch sử cùng chung sống như vậy, giao lưu và tiếp nhận văn hóa là một điều tất yếu, diễn ra trong bề rộng của không gian và xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, nó nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tự bản thân của văn hóa. Trong quá trình giao lưu ấy, mỗi dân tộc có cơ hội mở rộng tầm nhìn và tìm đến những tinh hoa văn hóa, hấp thụ những gì phù hợp với dân tộc mình, với hoàn cảnh lịch sử, làm cho văn hóa tộc người càng thêm phông phú, thêm tiến bộ. Đồng thời, thông qua quá trình giao lưu văn hóa, văn hóa của mỗi dân tộc lại được vươn ra xa hơn phạm vi của một tộc người, đóng góp những nét đặc sắc của mình vào cái đa sắc, đa diện, đa thanh, hòa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

109

mình vào cái chung của văn hóa dân tộc Việt, góp phần vào sự tiến bộ chung của văn hóa dân tộc Việt Nam.

Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở các nhóm dân tộc có địa bàn cư trú gần nhau, nhất là giữa các dân tộc sống xen kẽ trên một địa vực cư trú. Văn hóa dân tộc Tày đã phát huy ảnh hưởng của mình, chịu sự tác động và tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc khác, nhất là dân tộc Nùng và dân tộc Kinh.

Giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Tày và Nùng ở Bắc Sơn.

Trong quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, người Tày và người Nùng đã hình thành và phát triển trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Tày và Nùng là hai dân tộc có chung nguồn gốc lịch sử trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ Tày – Thái, cùng thuộc khối Bách việt xưa kia, có những đặc điểm sinh hoạt – văn hóa và ngôn ngữ gần gũi nhau, lại cùng cư trú trong điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống nhau nên từ rất sớm, người Tày và người Nùng ở Bắc Sơn đã có mối quan hệ khăng khít, trước hết là mối quan hệ về địa vực cư trú.

Từ xa xưa dân tộc Tày và dân tộc Nùng đã luôn cư trú gần nhau, bản làng của người Tày và người Nùng cùng xen kẽ trong các thung lũng, các cánh đồng và chân núi. Đa số các bản đều là các bản cộng cư giữa người Tày và người Nùng, rất ít có các bản của riêng người tày hoặc Nùng. Nói cách khác, ở đâu có sự hiện diện của người Tày thì ở đó có người Nùng cùng sinh sống và ngược lại. Ở Bắc Sơn có 19 xã và một thị trấn thì có tới 18 xã có sự cộng cư giữa người Tày và người Nùng trong các làng bản, chỉ có một xã (Chiêu Vũ) là tồn tại các bản của riêng người Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

110

Dân tộc Tày và dân tộc Nùng đều là di cư từ phía Nam Trung Quốc và do quá trình sinh sống xen kẽ nên văn hóa của người Tày và người Nùng có nhiều nét tương đồng : từ phương thức canh tác, công cụ, kinh nghiệm sản xuất đến tri thức tộc người đã làm cho hai dân tộc Tày và Nùng ở bắc Sơn dễ dàng kết hợp với nhau trong lao động sản xuất và sinh hoạt, tạo ra những nét đặc thù trong sản xuất kinh tế trên toàn bộ khu vực cư trú.

Lấy màu sắc chủ đạo của núi rừng nên màu sắc trang phục của hai dân tộc Tày Nùng có màu giống nhau, đều mang sắc chàm, y phục đều sử dụng thắt lưng vải và buộc cố định ở phía sau.

Hai dân tộc tày Nùng sống chủ yếu ở vùng núi rừng nên đều chọn kiểu nhà là nhà sàn, vừa tránh ẩm thấp, tránh được thú dữ, lại thoáng mát vào mùa hè. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, không nhìn cách bố trí trong nhà thì hầu như không phân biệt được hà của người Tày và người Nùng. Thêm vào đó là văn hóa ẩm thực cũng mang tính thống nhất đậm nét đã góp phần làm tăng lên mối quan hệ gần gũi, hòa hợp giữa người Tày và người Nùng.

Những sinh hoạt văn hóa tinh thần thống nhất, thể hiện trong những ngày tết, các lễ nghi trong gia đình và theo vòng đời . . . bộc lộ rõ tính tộc người chung Tày, Nùng như hệ thống Mo, Then, Tào, Pụt của các dân tộc này có thể hành lễ cho dân tộc kia, hoặc dân tộc Tày, Nùng cùng thờ cúng chung đình, chùa, miếu, vệc thờ cúng Phật Bà Quan Âm trong nhà chính là do người Nùng mang từ Trung Quốc sang và được một số người Tày tiếp nhận.

Về ngôn ngữ, theo nhóm tác giả Hoàng Văn Ma, Lục văn Pảo, Hoàng Chí thì người Tày và người Nùng có chung một thứ tiếng. Trải qua quá trình cùng sinh sống, sinh hoạt trên cùng địa vực cư trú, vì hoàn cảnh giao tiếp đòi hỏi, tiếng Tày và tiếng Nùng ngày càng mang nhiều âm sắc giống nhau “người Tày và người Nùng nếu sống gần nhau thì còn dễ hiểu lời ăn tiêng nói của nhau hơn là người Nùng ở cách xa nhau” [56;38]. Đa phần người Tày,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

111

Nùng đều có thể hiểu, thậm chí có thể nói cả hai thứ tiếng của cả hai dân tộc. Sự biến đổi trong ngôn ngữ giao tiếp này là cần thiết và phù hợp với nhịp điệu của cuộc sống, đó là sự biến đổi để hòa nhập, thích ứng và phát triển. Sự tương đồng về ngôn ngữ đã dẫn đến những tương đồng về văn học, biểu hiện ở những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, chuyện kể chung của hai dân tộc.

Vì có nhiều điểm tương đồng về mọi mặt và địa vực cư trú gần nhau nên hiện tượng hôn nhân hỗn hợp giữa hai dân tộc diễn ra khá phổ biến. Trước đây, hôn nhân của người Tày chủ yếu là giữa những người cùng bản và một vài bản bên cạnh, phần nhiều là hôn nhân cùng dân tộc, nhưng hôn nhân giữa hai dân tộc Tày Nùng cũng khá nhiều. Điều này làm cho mối quan hệ giữa hai dân tộc ngày càng gắn bó, sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau của văn hóa hai dân tộc ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc.

Như vậy, trong mối quan hệ văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn huyện Bắc Sơn thì mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Tày và Nùng là sâu sắc nhất. Đó là mối quan hệ văn hóa sinh đôi, khiến cho . . . nhiều hiện tượng văn hóa khó xác định đâu là của người Tày, đâu là của người Nùng” [67;14]. Chính sự giao lưu văn hóa đã làm cho hai dân tộc ngày càng gắn bó hơn, tuy nhiên, sự tiếp biến văn hóa của dân tộc kia cũng đã làm biến đổi một phần văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.

Giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Tày và Kinh ở Bắc Sơn.

Đây là sự giao lưu giữa hai dân tộc có dân số đông nhất ở huyện Bắc Sơn. Người Kinh có mặt ở Bắc Sơn cũng tương đối lâu đời. Xét trên bình diện cả nước, người Kinh có dân số đông hơn, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cao hơn các dân tộc khác. Trong quá trình phát triển của lịch sử, các yếu tố tiến bộ, những yếu tố văn hóa đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến các dân tộc khác, tạo ra sự giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, tiến bộ văn hóa của các dân tộc anh em. Mặt khác, cũng chính trong quá trình đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

112

văn hóa người Kinh cũng tiếp thu những yếu tố tốt đẹp của văn hóa các dân tộc khác để làm phong phú thêm nền văn hóa của mình, tạo ra cho văn hóa Việt Nam có những nét thống nhất chung trong sự đa dạng phong phú của văn hóa 54 tộc người cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Sự giao lưu văn hóa người Tày và người Kinh được thể hiện rõ nét trong nhiều mặt như ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật . . .

Về ngôn ngữ, dân tộc Tày có rất nhiều từ mượn, chủ yếu là mượn thêm từ tiếng Việt. Quá trình giao lưu về ngôn ngữ còn thể hiện rõ ràng trong lĩnh vực văn học nghệ thật của người Tày. Có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng, lượn Slương của người Tày Bắc Sơn có những bài bằng tiếng Tày, bên cạnh đó là các bài lượn thơ tiếng Kinh tồn tại cũng tương đối nhiều. Đặc biệt điệu hát ví là dân ca đặc trưng của người Bắc Sơn nhưng không có ví bằng tiếng Tày mà hát bằng tiếng Kinh. Nhiều truyện cổ của người Kinh đã được người Tày Bắc Sơn dịch ra tiếng dân tộc và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân như Thạch Sanh, Truyện Kiều.

Trong hệ thống các vị thần của người Tày, bên cạnh miếu thờ thổ thần còn có đình thờ thành Hoàng làng, đây là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa Tày – Kinh.

Cùng với quá trình tiếp nhận, văn hóa của người Tày cũng tác động và ảnh hưởng trở lại đối với văn hóa của người Kinh. Trong quá trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân, người Kinh di cư lên vùng đất Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung khá đông. Quá trình cộng cư đã làm cho một số dòng họ Kinh đã bị “Tày hóa” và chịu ảnh hưởng của văn hóa bản địa. Sự hòa nhập dân tộc đó được biểu hiện rõ nét ở những dòng họ Tày như họ Dương, họ Trịnh ở Bắc Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

113

Văn hóa Tày còn thâm nhập vào tín ngưỡng của đồng bào Kinh như các gia đình người Kinh cũng mời Mo, Then của người Tày về cầu an, giải hạn. Họ cũng tiếp thu hệ thống lễ tế của người Tày, cùng các lễ vật theo từng tết như cúng bánh ngải, xôi cẩm vào tết Thanh Minh, ăn thịt vịt vào rằm tháng Bảy, cỗ bàn không thể thiếu các món thịt quay, khau nhục, vịt quay vốn là món ăn truyền thống của đồng bào Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Giao lưu văn hóa giữa người Tày với các dân tộc khác.

Với thành phần dân tộc tương đối phong phú, cùng với sự cộng cư của nhiều dân tộc trong các làng bản, nên ngoài mối quan hệ với người Nùng, người Kinh, đồng bào Tày còn có mối quan hệ gắn bó lâu đời đối với một số dân tộc khác.

Trước hết, đồng bào Tày có mối quan hệ chặt chẽ với dân tộc Hoa. Mối quan hệ Tày – Hoa là mối quan hệ được xác lập từ khi còn nằm trong khối Bách Việt ở miền Nam Trung Quốc. Mối quan hệ ấy biểu hiện trước hết trong văn hóa ẩm thực, với những món ăn mang đậm dấu ấn Trung Hoa, các ngày lễ tết trong năm cũng chịu ảnh hưởng quan niệm lễ tết của người Hoa. Cùng với đó mối quan hệ gia đình cũng mang đậm dấu ấn Khổng giáo Trung Hoa cổ đại, từ bố trí mặt bằng sinh hoạt trong nhà cho nam và nữ đến mối quan hệ nguyên tắc ứng xử giữa bố chồng, anh chồng với con dâu, em dâu. Trong lĩnh vực vực văn hóa dân gian, các bài lượn của người Tày lấy các tích truyện của người Hoa làm chủ đề. Mối quan hệ trên cũng là tất yếu, bởi đây là vùng đất biên giới, là điểm đầu tiên trên con đường giao lưu văn hóa Việt – Trung vốn đã có từ lâu đời.

Đối với các dân tộc khác, đồng bào Tày ở Bắc Sơn cũng có mối quan hệ thân ái, mở rộng với các dân tộc khác trong huyện như mối quan hệ gần gũi, gắn bó, giúp đỡ nhau về nhiều mặt giữa dan tộc Tày với dân tộc Dao, dân tộc Mông. Văn hóa của các dân tộc này ít nhiều cũng có ảnh hưởng qua lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

114

lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau và hình thành nên nhiều nét chung, thống nhất của khối cộng đồng dân cư cùng chung sống trên địa bàn của huyện.

Tóm lại: Trải qua quá trình lịch sử, các dân tộc trong huyện Bắc Sơn luôn cùng nhau đoàn kết sinh sống. Họ duy trì những nét đẹp trong văn hóa của họ, nhưng đồng thời cũng tiếp thu những nét đẹp của văn hóa các dân tộc khác. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, việc giao lưu văn hóa ngày càng được đẩy mạnh, thì quá trình tác động, ảnh hưởng và đồng hóa lẫn nhau diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này làm cho các dân tộc trong huyện Bắc Sơn ngày càng có nhiều điểm tương đồng về mọi mặt, tính cố kết cộng đồng ngày càng tăng. Tuy nhiên, quá trình giao lưu giữa văn hóa các dân tộc cũng kéo theo quá trình biến đổi những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, làm cho văn hóa các dân tộc ngày càng mất đi một số nét đặc sắc của văn hoá mỗi tộc người.

Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số.

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 13,8%, sống trên địa bàn rộng chiếm 3/4 diện tích cả nước. Nhìn chung, các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển so với dân tộc Kinh. Đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, từ sau khi thực hiện đổi mới đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số một cách đồng bộ và toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó nổi bật lên là chương trình chuyển giao khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế miền núi được triển khai từ những năm 80 của thế kỉ XX và chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

115

Chính sách xóa đói giảm nghèo với mục tiêu chính là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của Đảng và Nhà nước bằng các chương trình dự án phát triển sản xuất như HPM, 120, 134, 135, 167, dự án chia sẻ. Các chương trình, dự án này được triển khai một cách đồng bộ ở các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Rõ nét nhất là chương trình 135 triển khai từ năm 1998. Chương trình này được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I (1997 - 2006) với mục tiêu phát triển sản xuất nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số. Phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, nước sạch, trạm y tế, nâng cao đời sống văn hóa. Giai đoạn II (2006 - 2010) với

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)