Cộng đồng làng bản – dòng họ

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 34)

Cộng đồng làng bản: Sự hình thành của làng bản chịu sự tác động, chi phối của đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Các làng bản được hình thành trên cơ sở tụ cư của nhiều gia đình, nhiều dòng họ. Đã từ lâu, người Tày tụ cư thành từng bản khá đông đúc. Bản của người Tày thường tụ cư ở các chân núi, lưng tựa vào núi rừng, hướng xuống núi, tiện việc ra đồng ruộng, lên nương, hoặc thường ở các thung lũng có suối và đồi núi bao quanh, trên gò đất hay mô đất thấp . . . nhiều bản làng có lũy tre xanh bao bọc xung

quanh. Điểm nổi bật là ở đâu có núi, rừng, ruộng nước “ mì đông, mì xa, mì

nà, mì nặm” là có bản của người Tày sinh sống. Các gia đình trong bản với

các thành viên của mình hợp thành một cộng đồng dân cư có tổ chức ổn định. Rõ ràng, địa thế của các bản của người Tày như vậy tiện lợi cho sản xuất trên ruộng nước, đồng thời tiện lợi cho cả sản xuất trên đất khô cạn.

Tên bản cũng được ra đời cùng với sự hình thành các bản. Tên bản thường không văn hoa, không gắn với ý nghĩa mong muốn cầu thịnh vượng, giàu có mà thường gắn liền với địa vực, đặc điểm riêng của từng bản, nên tên bản hầu như không thay đổi. Tên bản thường đặt theo tên đồng ruộng, khúc

sông, đồi núi như “ Nà ”(nghĩa là ruộng): Nà Giá, Nà Gỗ, Nà Đon, Nà Rào,

Nà Cuối; “Bản”(nghĩa là làng xóm): Bản Đăng, Bản Thí, Bản Sao, Bản Roong; Lúng (thung lũng): Lúng Đấy, Lúng Rò, Lúng Páng, Lúng Sao, Lúng Hùy, Lúng Luông; “Bó” (nguồn nước, giếng) : Bó Mạ, Bó Nghè, Bó Hấu, Bó Pia. “Khuổi”(suối) : Khuổi Giật, Khuổi Cay, Khuổi Khuông, Khuổi Nọi; “Pác”(miệng) : Pác Mỏ, Pác khuổi . . . Bên cạnh đó, cũng có nhiều bản được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

đặt theo tên tiếng Việt, do tiếp thu ảnh hưởng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp như Chiến Thắng, Tân Lập, Tân Thành . . .

Bản được hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố khác nhau nên mỗi bản đều có đặc điểm riêng, không có bản nào hoàn toàn giống bản nào. Mỗi bản đều có địa vực cư trú riêng với thành phần dân cư, đất canh tác, đất rừng, ao, suối, hồ. . . thuộc quyền quản lí và sử dụng của từng bản. Địa vực của các bản được phân chia một cách rõ ràng và được các bản cũng như các thành viên trong bản tôn trọng, bảo vệ. Ranh giới giữa các bản thường được xác định theo đường phân thủy, eo núi, dòng chảy con suối hoặc đường sá. Địa vực của các bản cũng có biến đổi qua thời gian, có thể là mở rộng hay cũng có thể thu hẹp do sự biến động về dân số, cư dân trong bản khai phá được thêm đất đai, nhưng nhìn chung địa vực của các bản rất ít thay đổi, được duy trì từ đời này sang đời khác mặc dù không có văn bản cụ thể nào quy định về việc phân chia ranh giới giữa các bản.

Bản truyền thống của người Tày chưa bao giờ làm chức năng như một đơn vị sản xuất. Bản là một cộng đồng về mặt xã hội. Người dân gắn bó cuộc sống kinh tế, đời sống văn hóa và các quan hệ xã hội chủ yếu trên địa vực bản. Họ có những quyền lợi chung về kinh tế, đùm bọc nhau chống giặc giã, trộm cướp, có đời sống xã hội, tinh thần và văn hóa chung thông qua các hoạt động lễ hội, các hoạt động tôn giáo và phong tục, tập quán.

Bản của người Tày được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc nhiều dòng họ khác nhau. Một bản có thể bao gồm nhiều gia đình thuộc 2 – 3 dòng họ hoặc nhiều dòng họ, cũng có bản chỉ có một dòng họ ví dụ như một số bản ở xã Quỳnh Sơn là bản của người họ Dương. Trong các bản, dù là bản lớn hay bản nhỏ ở bản nào cũng có 1 – 2 dòng họ lớn chiếm ưu thế ví dụ xã Long Đống có hai họ Hoàng Quang và Hoàng Công là hai dòng họ lớn, có uy tín và ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội trong bản. Các họ lớn thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

thường là những họ đã định cư lâu đời, có công khai phá đất đai, thành lập bản và họ cũng có nhiều ruộng đất tốt trong tay, kinh tế vững vàng và có nhiều đóng góp cho bản. Trong mỗi bản có những họ là gốc Tày cổ, nhưng cũng có những họ là gốc Kinh bị Tày hóa.

Quy mô của các bản cũng lớn nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào địa vực và số hộ cư trú trong bản. Có bản chỉ có vài nóc nhà, bản nhỏ thì có trung bình từ 10 – 20 nóc nhà, bản lớn thì có thể 60 – 70 nóc nhà như ở xã Long Đống thôn Tiên Đáo I có 65 hộ, thôn Long Hưng có tới hơn 100 hộ. Những bản lớn thường là những nơi thuận tiện về nguồn nước, đất đai tốt, là những thung lũng rộng lớn hoặc là tiện đường giao thông, gần các trung tâm mua bán.

Quan hệ cộng đồng là đặc trưng nổi bật trong các thôn bản của người

Tày. Quan hệ trong làng bản rất được coi trọng, đó là mối quan hệ hòa thuận,

giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong các hoạt động từ lao động sản xuất đến sinh hoạt hàng ngày, các quá trình vật chất đến đời sống tinh thần và tôn giáo tín ngưỡng, bênh vực nhau trong quan hệ xã hội. Không chỉ duy trì quan hệ dòng họ, thân tộc, người Tày còn đặc biệt coi trọng tình làng nghĩa xóm. Tục ngữ người Tày cũng cho rằng “ Anh em xa, không bằng anh em làng xóm ở gần

nhà”.Bản càng nhỏ thì tình anh em hàng xóm láng giềng càng gắn bó. Họ rất

ít khi to tiếng, xô xát lẫn nhau, vì hầu hết đều có mối quan hệ huyết thống thân thích với nhau. Họ không chỉ thương yêu giúp đỡ nhau một cách vô tư mà còn dễ dàng bảo ban, thống nhất với nhau. Trong các bản hầu như không có hoặc rất ít có các tệ nạn xã hội, an ninh các làng bản rất đảm bảo, người dân yên tâm sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt, từ xưa một số địa phương người Tày vẫn duy trì một hình thức tổ chức xã hội gọi là phe, một tổ chức chuyên lo việc tang ma, sau này, phe đã tham gia vào việc tổ chức, điều hành nhiều hoạt động khác như cưới xin, làm nhà mới, thậm chí, có khi phe còn đứng ra giải quyết những khúc mắc giữa các thành viên với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Trong sản xuất người Tày thường làm theo phương thức đổi công, lấy công, trả công, nhất là những ngày mùa. Đây là một nét đẹp trong lao động sản xuất của người Tày đã có từ rất lâu và đến nay vẫn được duy trì. Họ thường cùng nhau làm công việc ruộng nương, nhà ít người, nhiều ruộng nương thì càng cần phải đi lấy công để sau này có người về trả công mới có thể làm kịp vụ. Vào những ngày mùa, đàng ông thì cùng nhau cày, bừa, nhổ mạ, gánh mạ, còn phụ nữ thì cùng nhau cấy, làm cỏ lúa. Đến mùa gặt thì các gia đình cùng nhau làm, luân phiên từ nhà này đến nhà khác cho đến khi xong vụ. Khi có người đến trả công hoặc lấy công chủ nhà thường chuẩn bị xôi, bánh, trái cây và nước, gọi chung là “lènh” đem theo ra đồng hoặc lên nương để ăn nhẹ khi họ nghi ngơi giữa buổi cấy trồng, hoặc sau một ngày lao động mệt mỏi họ lại cùng nhau nấu nướng, ăn cơm, uống rượu. Vì vậy, trong những ngày mùa vụ từ trên các cánh đồng, trên những đám nương cho đến các làng bản luôn luôn nhộn nhịp và râm ran tiếng cười nói của đồng bào. Và cũng nhờ đó mà hiệu quả công việc được nâng cao, mùa màng được giải quết gọn gàng, nhanh chóng. Đồng thời, cũng thông qua hình thức đổi công, luôn giúp đỡ nhau trong sản xuất thì mọi người ngày càng hiểu nhau hơn, nhờ đó tình đoàn kết gắn bó giữa các gia đình trong các làng bản ngày càng được củng cố, tạo ra sự đồng thuận về nhiều mặt.

Trong sinh hoạt hàng ngày họ cũng giúp đỡ nhau, nhất là khi các gia đình có việc tang ma, hiếu, hỉ hoặc trong các công việc chung của xóm làng, tổ chức các lễ hội. Khi một nhà trong bản có đám cưới thì các gia đình còn lại sẽ đóng góp và giúp đỡ các công việc cần thiết. Về đóng góp, các gia đình có thể góp lợn, gà, rượu, gạo nếp, gạo tẻ, lá dong . . . tùy theo khả năng kinh tế hiện có của mỗi gia đình, và sau này chủ nhà sẽ trả lại bằng mức hoặc cao hơn khi các gia đình đó có việc lớn, hoặc khi họ cần. Hình thức đóng góp này làm giảm áp lực kinh tế cho các gia đình khi có việc lớn, nhất là đối với các gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

đình kinh tế khó khăn, đồng thời nó cũng thể hiện sự tương trợ lẫn nhau của cư dân trong bản. Họ cũng cùng nhau góp sức chuẩn bị cho đám cưới. trai gái thì cùng nhau đi lấy củi, gánh nước, giã gạo, mượn đồ, rửa bát đĩa . . . các chị các cô, chú thì thịt gà, thịt lợn và phụ trách nấu nướng. Khi xong đám cưới họ lại cùng nhau dọn dẹp, trả đồ giúp cho chủ nhà. Họ giúp nhau rất nhiệt tình, chu đáo trong mọi công việc, luôn vui vẻ, coi việc của người khác cũng như việc nhà mình.

Khi trong bản có đám ma, bên cạnh những họ hàng thân thích và những người được phân công thì người trong bản họ cũng tự nguyện đến giúp, khi đến họ mang theo những vật dụng cần thiết, các gia đình trong bản đều đóng góp 1 bó củi, 2 ống gạo và một ít vàng hương hoặc tiền. Bên cạnh đó mỗi nhà lấy một cây mai thẳng, dài khoảng 3,5m (dài bằng 12 con dao) đường kính khoảng 4 – 8 cm, cùng với 1 cuộn dây rừng. Họ tự phân công nhau làm bếp, làm nhà táng, đóng áo quan, phát đường, đào huyệt, lấy cây . . . giúp nhà chủ. Mỗi khi gia đình nào trong bản có phụ nữ ở cữ đều được bà con đến thăm hỏi, giúp đỡ khi thì bó củi, con gà, gạo nếp... Đó là những truyền thống tương thân, tương ái rất tốt đẹp vẫn được đồng bào gìn giữ và phát huy trong cuộc sống ngày hôm nay.

Đặc biệt, tình làng nghĩa xóm của đồng bào còn được cố kết bởi những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc này. Ở mỗi bản, người Tày còn thờ thổ công, thờ các vị thánh trong vùng. Hàng năm những vị thần này sẽ được thờ cúng vào dịp tết Nguyên Đán, rằm tháng 7. Ngoài ra, hàng năm, vào mùa xuân, người ta thường mở hội xuống đồng (lồng tồng) trên một đám ruộng nhất định trước bản, mỗi gia đình đều có mâm lễ gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc... nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu. Sau lễ hội, các trò chơi như tung còn, đánh quay, kéo co, hát cọi, hát yếu... thu hút rất đông bà con đến tham gia. Đây là những lễ hội rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

đặc trưng của một nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, cũng là nét văn hoá riêng của dân tộc Tày, trong đó, những yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc này được bộc lộ rõ nét, sinh động.

Trong các xóm bản còn có những quy định liên quan đến việc bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sản xuất cũng như sinh hoạt. Hiện nay, hầu hết các bản Tày đều đã xây dựng những quy ước riêng liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội, từ việc bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, bảo vệ mùa màng đến thực hiện nếp sống mới trong ma chay, cưới xin.

Như vậy, làng bản của người Tày thường được hình thành ở những khu vực có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Tính cố kết trong cộng đồng làng bản rất cao. Đó là đặc trưng cũng là nét đẹp của truyền thống dân tộc Tày. Thông qua đó, ý thức về một tộc người càng được củng cố và nâng cao.

Tổ chức dòng họ :

Dòng họ là một tổ chức xã hội truyền thống. Tổ chức này ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc.

“ Dòng họ là toàn thể những người cùng huyết thống với nhau. Mỗi dòng họ thường bắt nguồn từ một thủy tổ - thường là người có công “khai sơn phá thạch”, khởi đầu cho một dòng họ tại một địa vực nhất định, mặc dù khái niệm “vị thủy tổ” có thể chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối. Theo thời gian, dòng họ có thể sinh sôi nảy nở, bao gồm nhiều chi nhánh, thế hệ nối tiếp thế hệ” [29; 18]

Nói khái quát hơn, dòng họ là một đơn vị cộng cảm, cộng mệnh của một cộng đồng mang ý nghĩa tâm linh mà đỉnh cao của bản sắc văn hóa tâm linh là tục thờ cúng tổ tiên. Vì thế, dòng họ có một sức sống dai dẳng, bền bỉ qua những thăng trầm của cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

Người Tày ở Bắc Sơn có nhiều dòng họ, xu thế chia nhỏ các họ ngày càng phổ biến để tạo nên các ngành các chi do quan hệ hôn nhân và các hoạt động kinh tế khác. Trong số các họ của người Tày ở Bắc Sơn đông nhất là họ Hoàng và họ Dương, trong hai họ này lại chia thành các chi nhỏ ví dụ như trong họ Hoàng thì có Hoàng Công, Hoàng Quang, Hoàng Văn . . . họ Dương thì có Dương Thời, Dương Công, Dương Doãn, Dương Văn . . .

Tổ chức dòng họ của người Tày có nơi chặt chẽ, có nơi lại tỏ ra lỏng lẻo. Ở người Tày hiện nay trong các dòng họ không có cúng giỗ, hay việc tập hợp các thành viên trong họ, hoặc xa hoặc gần giống như người Kinh. Tuy vậy, về thực chất mối quan hệ giữa những người trong dòng họ vẫn được duy trì, tôn trọng, giữ quan hệ dòng họ đậm nét. Hàng năm vào ngày 20 tháng chạp, những người trong cùng dòng họ sẽ tập hợp để đi đắp mả tổ và mả riêng của ông cha từng gia đình. Thông thường, sáng sớm các họ sẽ đi đắp mả của từng gia đình trước, đến chiều các gia đình sẽ tập hợp lại để đi đắp mả tổ. Họ cùng nhau ăn tối tại nhà của trưởng họ. Đấy là dịp ôn lại truyền thống, cũng là dịp để con cháu tụ họp nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ trong dòng họ, nhắc nhở con cháu luôn nhớ về nguồn gốc tổ tiên.

Đứng đầu một dòng họ là trưởng họ, mặc dù vai trò của trưởng họ không thực sự rõ nét và có ảnh hưởng to lớn như trưởng họ của người Kinh, nhưng trưởng họ là người tập hợp và chủ trì mọi người trong họ mỗi khi có việc và mọi thành viên trong họ mỗi khi có việc vẫn thông qua và hỏi ý kiến của trưởng họ.

Về mặt tâm lý người Tày rất trọng mối quan hệ gia tộc, dòng họ. Quan hệ giữa các dòng họ với cộng đồng làng xã là quan hệ “trong họ, ngoài làng”, nghĩa là quan hệ cốt lõi ở đây trước hết phải là quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ với nhau, rồi mới đến quan hệ với các thành viên ngoài họ, với các thành viên trong làng bản. Thực sự “tông tộc mới thật là hạt nhân cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

của làng mạc, của xã hội, là chỗ dựa tinh thần vững chắc và vĩnh hằng của từng cá nhân” [65;44]. Ban đầu người trong cùng một họ thường sống trong

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)