Chợ phiên là nơi trao đổi hàng hóa, đồng thời còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Có thể nói chợ phiên là một đặc điểm nổi bật của kinh tế thương mại miền núi.
Chợ phiên có ở hầu khắp các xã, thông thường 5 ngày một phiên, chợ ở các xã gần nhau họp không trùng ngày nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
Chợ xã Đồng Ý họp ngày 4, ngày 9 Chợ xã Vũ Sơn họp ngày 3, ngày 8 Chợ xã Chiến Thắng họp ngày 2, ngày 7 Chợ xã Vũ Lễ họp ngày 1, ngày 5.
Sở dĩ chợ họp theo phiên là do ở vùng đồng bào Tày ở Bắc Sơn kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp còn giữ vai trò chủ đạo, trao đổi, mua bán hàng hóa chưa trở thành nhu cầu hàng ngày. Mặt khác, do địa hình miền núi, dân cư phân bố thư thớt, đi lại khó khăn nên chợ họp theo phiên là phù hợp hơn cả.
Địa điểm họp chợ ở trung tâm các xã hoặc dọc các đường lớn, các gia đình ở xa đi đến chợ thường mất từ 1 đến 2 giờ đi bộ. Chợ thường họp ở các bãi đất trống cao ráo. Khu vực họp chợ có nhiều lều tre, chõng tre được dựng lên để đặt hàng hóa.
Hàng hóa bán ở chợ có thể phân chia làm 3 loại: hàng nông sản, hàng tiêu dùng thủ công và hàng ăn uống. Hàng nông sản phần lớn là do đồng bào tự sản xuất và đem ra chợ bán như gạo, ngô, sắn, đỗ, gà, vịt, trứng, rau, quả . . . còn hàng tiêu dùng do lái buôn các nơi đem đến như muối, xà phòng, quần áo, giầy dép, bánh kẹo, thuốc lá . . . Vào những ngày chợ phiên, khu ăn uống thường thu hút được nhiều khách. Dịch vụ ăn uống do các chủ quán không chuyên chế biến, với các món thông thường là phở, bún, bánh cuốn và các loại bánh. Đồng bào Tày đi chợ thường có thói quen ghé lại các hàng ăn uống để thưởng thức các món ăn, để gặp gỡ bạn bè uống rượu, vì thế người Tày ở Bắc Sơn còn gọi đi chợ là “pây kin háng” (đi ăn hàng).
Ngôn ngữ chính ở các chợ là tiếng Tày và tiếng Nùng, phổ biến nhất là tiếng Tày vì đó là ngôn ngữ chính của vùng mà các dân tộc khác đều có thể nghe và hiểu được. Thậm chí lái buôn người Kinh từ các nơi khác đến cũng phải cố gắng học tiếng Tày để có thể trao đổi, mặc cả với khách hàng vì rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
nhiều đồng bào dân tộc Tày không nói được tiếng Kinh và họ thường thích mua hàng với những người nói tiếng dân tộc hơn.
Chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc, là nơi thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử của người Tày trong cộng đồng. Việc mua bán ở chợ diễn ra tương đối nhanh chóng, nhẹ nhàng, ít khi xảy ra cãi vã, tranh chấp. Với bản tính thật thà, người bán hàng luôn nói đúng giá bán, người mua không phải mặc cả nhiều mà hai bên vẫn vui vẻ vì thuận mua vừa bán.
Ở các chợ lớn vào dịp nông nhàn, lễ tết, còn là nơi giao lưu tình cảm, thăm hỏi bạn bè, anh em, là nơi diễn ra các cuộc hát sli (của nhười Nùng), hát lượn (của người Tày) của các nam thanh nữ tú. Qua hát giao duyên, tìm hiểu yêu nhau, nhiều người đã thành vợ thành chồng.
Như vậy, “chợ phiên miền núi là trung tâm văn hóa dân gian tổng hợp. Ở nơi họp chợ, chúng ta có thể nhận thức được nhiều khía cạnh về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, về bản sắc văn hóa dân tộc, về mức độ giao lưu văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, về tập quán giao tiếp xã hội” [48;87]. Đây có thể coi là một bức tranh thu nhỏ về văn hóa của người Tày Bắc Sơn.
Tiểu kết chƣơng 1:
Nhƣ vậy, hệ sinh thái thung lũng đã tạo nên định hướng sản xuất truyền thống của cư dân Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Đó là nền kinh tế nông nghiệp lấy trồng trọt làm cơ bản. Vừa làm ruộng vừa làm nương rẫy trong đó trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo, đã tạo nên dấu gạch nối giữa văn hóa miền núi với miền đồng bằng. Kinh tế chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh tế tự nhiên cũng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người Tày, nhiều nghề thủ công đạt trình độ kĩ thuật cao. Việc trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển cùng với việc duy trì và mở rộng hệ thống chợ phiên, sự phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
triển mạnh mẽ của thị trấn và các trung tâm xã, thôn trong huyện. Có thể nói rằng, cư dân Tày đã hình thành và phát triển một nền kinh tế đa dạng, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa vực cư trú của mình.
Với những đặc điểm sinh thái tự nhiên, đặc trưng kinh tế đã có những ảnh hưởng sâu sắc và tạo nên những sắc thái đặc trưng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Tày ở Bắc Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
CHƢƠNG 2
VĂN HÓA TINH THẦN