Trong văn hóa tộc người, nghi lễ cưới xin là một trong những thành tố quan trọng hàng đầu. Qua các nghi thức này giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về các quan niệm hôn nhân, phong tục tập quán, nếp sống và đời sống kinh tế của họ.
Cưới xin là một việc hệ trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. Việc thực hiện công việc quan trọng đó, mỗi dân tộc có các nghi thức khác nhau, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh, tập quán của tộc người. Một đám cưới của người Tày, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trải qua rất nhiều bước, với nhiều nghi thức đặc trưng của dân tộc.
Lễ dạm hỏi (tham lùa): lễ này có ý nghĩa giống như lễ dạm ngõ của người Kinh. Sau khi hai bên trai gái có những tìm hiểu nhất định và có sự ưng thuận từ đôi bên thì nhà trai sẽ nhờ đại diện nhà trai (người họ hàng), mang theo lễ vật là hai chai rượu sang nhà gái để dạm hỏi. Bên nhà trai thông thường không nói thẳng vào vấn đề mà thường dùng những lời lẽ bóng gió ám chỉ mục đích của mình, đến khi nhận thấy bên nhà gái đã có dấu hiệu đồng tình thì đại diện bên nhà trai mới đi thẳng vào mục đích, nếu nhà gái đồng ý thì sẽ nhận lời để hỏi ý kiến họ hàng. Đồng thời nhà gái sẽ chuẩn bị cho lễ tiếp theo, đó là lễ lấy lá số.
Lễ lấy lá số (Au mính): Đến ngày hẹn, nhà trai sẽ mang lễ vật gồm gà, gạo nếp và rượu đến nhà gái để xin lá số. Sau bữa cơm thân mật, chủ gia đình nhà gái trao cho nhà trai lá số (tờ lục mệnh hay còn gọi là slư mính). Lá số tượng trưng cho hồn vía của cô gái, trao lá số cho nhà trai tức là trao hồn vía của cô gái cho nhà trai. Lá số của cô gái là một tờ giấy đỏ, ghi đầy đủ họ tên, giờ, ngày, tháng, năm sinh của cô gái (tính theo âm lịch). Nhà trai sẽ đem lá số đó đến nhà thầy Tào nhờ đo xem số mệnh của đôi trai gái có hợp nhau hay không. Nếu chẳng may hai bên số mệnh xung khắc nhau thì nhà trai sẽ trả lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
60
lá số cho nhà gái kèm theo một ít tiền gọi là “xèn quá hồng”, để nhà gái gọi hồn vía cô gái về và bồi thường danh dự cho nhà gái. Nếu số mệnh hợp nhau thì nhà trai sẽ chọn ngày rồi báo cho nhà gái để chuẩn bị làm lễ mừng hợp số.
Lễ mừng hợp số (hạp mính): Trong ngày lễ này, bố mẹ chàng trai cũng không chính thức gặp nhà gái mà nhờ ông mối dẫn đầu. Nhà trai mang theo lễ vật bao gồm gạo nếp, rượu, gà nhưng với số lượng nhiều hơn, đủ để làm hai đến ba mâm cỗ và nhờ nhà gái mời đại diện anh em gần nhất tới dự. Đây là lễ chúc mừng cho sự hợp duyên của đôi bên, cũng là dịp để bàn bạc và thỏa thuận cho lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi( kin háp): Đây là nghi lễ quan trọng nhất là cũng là nghi lễ lớn nhất trước đám cưới. Trong ngày lễ này hai bên trai gái chính thức đính hôn, chỉ chờ đến ngày cưới, hai gia đình trở thành thông gia. Đại diện gia đình hai bên cùng nhau bàn bạc, thương lượng về việc chọn thời gian tổ chức lễ cưới, về việc tổ chức lễ cưới, quan trọng nhất là thương lượng về lễ vật thách cưới. Đôi khi chỉ vì không thỏa thuận được về lễ vật thách cưới giữa hai bên mà lễ ăn hỏi không thành, hôn ước giữa hai bên gia đình cũng bị hủy bỏ.
Trong lễ ăn hỏi gia đình nhà trai phải chịu mọi chi phí, cử người gánh lễ sang nhà gái và phụ trách nấu cỗ để cúng tế và mời họ hàng. Ở một số xã nhà trai phải mang đầy đủ thực phẩm, gia vị và các vật dụng để nấu nướng, tuyệt đối không được lấy hoặc mượn của nhà gái. Vì vậy, tùy theo khả năng kinh tế của gia đình, người ta mang ít hay nhiều lễ, thỏa thuận với nhà gái mời nhiều hay ít họ hàng đến dự, thông thường là khoảng từ 2 đến 5 mâm cỗ. Sau khi lễ ăn hỏi kết thúc nhà trai lại phải dọn dẹp và mang hết mọi vật dụng về nhà mình.
Lễ sêu tết (giam tết): Theo tục lệ của người Tày trước đây, lễ ăn hỏi thường được tiến hành trước lễ cưới 3 năm. Người Tày thường tổ chức ăn hỏi từ sớm, khi các cô gái mới 10 – 11 tuổi và nhà trai cũng cần phải cố thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
61
để chuẩn bị cho đám cưới, nên rất ít khi lễ ăn hỏi và lễ cưới được tiến hành trong cùng một năm. Trong thời gian từ sau ăn hỏi đến lúc cưới, chàng trai phải đi sêu tết nhà gái. Trong một năm, chàng trai phải đi sêu tết hai lần, đó là tết Nguyên Đán và tết tháng 10 (âm lịch). Lễ vật đi sêu trong tết Nguyên Đán nhất thiết phải có một đôi gà sống thiến béo, lông rực rỡ, hai cái bánh trưng, một cái giò gói, 6 gói bánh khảo, hai chai rượu, một ít vàng hương. Đối với tết tháng 10, chàng trai mang 1 con gà, gạo nếp để làm bánh dày. Nghi lễ sêu tết được thực hiện đều đặn và nghiêm túc trong suốt 3 năm. Nếu trong trường hợp nhà trai xin cưới trước, không thể đi sêu đủ 3 năm, thì nhà trai sẽ phải đưa cho nhà gái một số tiền tương ứng với số lễ vật đi sêu trong 3 năm mà chàng trai còn thiếu.
Lễ cưới (kin lấu): Là nghi lễ quan trọng nhất trong việc cưới hỏi. Người Tày ở Bắc Sơn thường tổ chức lễ cưới vào mùa đông và mùa xuân. Đó là khoảng thời gian thuận lợi trong năm, mùa màng về cơ bản đã xong, thóc lúa có nhiều, gia súc, gia cầm đều có sẵn.
Ngày tổ chức lễ cưới được lựa chọn rất cẩn thận, thường nhờ thầy Tào xem hộ. Người Tày thường kiêng kị cưới vào những ngày sau: ngày tam tang (có ba người chết theo), tùy theo mùa, ví dụ mùa xuân kiêng cưới vào ngày Thìn, mùa hạ kiêng cưới vào ngày Mùi, mùa thu kiêng cưới vào ngày Tuất, mùa đông là ngày Sửu. Đồng bào cũng kiêng cưới vào ngày Hầu (ngày Thân), ngày giỗ ông, bà, cha, mẹ, ngày “không vong” . . . Khi đã chọn được ngày cưới, nhà trai sang báo cho nhà gái để hai bên cùng chuẩn bị cho ngày cưới.
Trước ngày cưới 3 ngày, nhà trai phải đem đồ sính lễ sang nhà gái, bao gồm đầy đủ lễ vật như đã thỏa thuận trong lễ ăn hỏi, thông thường lễ vật bao gồm: một con lợn hơi khoảng từ 50 - 60kg, rượu từ 70 – 80 dấm, 200 ống gạo nếp và 200 ống gạo tẻ. Với những gia đình khá giả, đông họ hàng, lễ vật cho từng loại có thể nhiều hơn và ngược lại các gia đình khó khăn thì đồ sính lễ có thể ít hơn. Ngoài ra, nhà trai nhất thiết phải chuẩn bị lễ vật cho mẹ vợ, ở một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
62
số xã là một mảnh vải, gọi là “ phái rằm – khấu” (vải ướt khô), tỏ ý trả ơn người mẹ đã có công dưỡng dục sinh thành, chăm lo cho cô gái lớn khôn. Ở một vài xã, chàng trai phải chuẩn bị biếu mẹ vợ một tấm lụa hồng, một mảnh vải, một vòng bạc và một đồng bạc trắng. Nếu nhà gái có chị gái chưa đi lấy chồng thì nhà trai cho mỗi người 4 vuông vải nhuộm, gọi là vải “quá hồng” (giải sui). Về phía cô gái cũng chuẩn bị hai cái gối để tặng bố mẹ chồng, cùng với vài chục cái khăn mặt để biếu các cô, bác bên chồng trong ngày cưới.
Trước đây, người Tày thường lấy chồng lấy vợ gần nhà nên đám cưới thường tổ chức trong 1 ngày hoặc 2 ngày. Nhà gái tổ chức buổi sáng, nhà trai tổ chức buổi chiều, hoặc nhà gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau. Đoàn đi đón dâu gồm có : quan lang, bà đón “giá rặp”, chú rể, rể phụ (chưa có vợ) và một số thanh niên chưa có vợ, chưa có chồng để gánh lễ. Quan lang là người dẫn đầu, có vai trò rất quan trọng, bởi vậy, nhà trai thường chọn lựa rất cân thận. Thông thường, quan lang được chọn từ họ ngoại của nhà trai, là người cùng bậc với bố mẹ chú rể, có uy tín trong bản, có đủ sức khỏe, có đủ vợ chồng, có cả con trai, con gái và đặc biệt là ăn nói lưu loát, thuộc nhiều bài ca trong ngày cưới. Còn “giá rặp” thường chọn một người phụ nữ trong họ nội, nhanh nhẹn, khéo léo, thông thạo các lễ nghi đám cưới, vợ chồng, con cái đầy đủ.
Lễ vật đón dâu gồm có : một con lợn khoảng 40 kg đã quay vàng óng, thủ lợn, cỗ xôi, một con gà sống thiến đã luộc chín, mâm bánh dầy đỏ, trầu cau, 2 chai rượu, thuốc lá, tiền mở gánh (khay háp) cho người đón lễ bày lên bàn thờ tổ tiên ở bên nhà gái. Gia đình nhà trai còn chuẩn bị thêm cho đoàn đón dâu vài gói xôi, vài bao thuốc lá, một ít tiền lẻ, đưa cho quan lang giữ để làm “lệ phí” đi đường.
Trên đường đi tới nhà gái, khi bắt đầu đến đầu bản, đoàn đón dâu phải trải qua nhiều chặng, với nhiều lễ nghi. Điều này xuất phát từ một số tập tục của người Tày:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
63
- Tục căng dây chặn đường: Trong suốt quãng đường đi, từ nhà trai sang đến nhà gái, đoàn đón dâu không được bước qua bất cứ trở ngại gì, cũng không được tự tay mình gỡ bỏ những trở ngại đó. Vì vậy, khi thấy đoàn đón dâu, các tốp trẻ chăn trâu thường căng dây qua đường, không cho đoàn đi qua. Lúc đó ông lang phải ca một bài để xin qua đường, hoặc cho đám trẻ một gói xôi, nếu đám trẻ vẫn không bỏ dây, quan lang phải cho tiền thì mới được đi tiếp. `
Khi đến cổng nhà, đoàn đón dâu lại gặp phải một tốp thanh nhiên khác, đứng căng dây hai bên cổng vào. Thông thường, ở cửa này các cô gái thường hát các bài hát chất vấn, yêu cầu ông lang và đoàn đón dâu phải hát đáp trả, khi các cô gái vừa lòng họ mới mở đường cho nhà trai qua.
- Nước rửa chân (nặm dào kha): Đến chân cầu thang, đoàn đưa dâu sẽ gặp một tốp thanh niên đứng chắn lối, trong đó có một người bưng khay với 4 chén rượu đầy, mời đoàn đón dâu “ rửa chân” trước khi lên cầu thang. Đoàn đón dâu phải uống rượu, mời thuốc và hát lượn xin qua. Quan lang phải thật khéo léo, thì chú rể và đoàn đón dâu phải mới qua được chặng này.
- Lệ giữ cửa (tón tu) : Khi đến cửa nhà, đoàn đoán dâu phải để ý, nếu như có một cái chổi đặt ngang cửa, hoặc có một mâm cỗ rượu bày sẵn ở đó thì có nghĩa là chưa được phép đi thẳng vào nhà. Lúc này quan lang lại phải hát, xin bên nhà gái cất chướng ngại vật. Ở chặng này, các bài hát đối đáp là nhiều nhất, nhà gái thường cho những cô gái có tài hát đối đứng canh ở chặng này.
- Lệ rải chiếu (chái vục): Vượt qua chặng “tón tu”, đoàn đón dâu được mời vào nhà, ở gian ngoài đã có trải chiếu sẵn, nhưng chiếu thường bị rải ngược. Nếu chú rể và đoàn không để ý và ngồi xuống chiếu thì sẽ bị cười chê. Đúng theo lệ, quan lang sẽ hát bài ý nói chiếu trải không ngồi được. Nhà gái lúc đó sẽ hát đáp lại xin lỗi vì đã sơ suất, sau đó cho các cô gái ra trải chiếu lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
64
- Mời ngồi (mời nẳng) : Sau khi cho người ra trải chiếu lại, đại diện nhà gái (quan gié) sẽ hát một bài hỏi thăm và tỏ lòng mến khách đối với đoàn đón dâu. Nhà gái cũng đáp lại bằng một bài hát bày tỏ niềm vui và sự cảm kích đối với sự tiếp đón chu đáo của nhà gái rồi mới ngồi xuống nghỉ ngơi, chuẩn bị cho việc tiến hành nghi lễ tiếp theo.
- Mời nước chè, thuốc lá, trầu (chin nặm chè, gia, nhầu): Sau khi đoàn đón dâu đã ngồi vào chiếu, nhà gái sẽ mời nước chè, thuốc lá và trầu têm sẵn, lần lượt từng người một trong đoàn. Chú rể và mọi người trong đoàn đón nhận và hát cảm ơn.
- Lễ trình tổ (trình gia tiên): Sau khi nghỉ ngơi, nhận nước, chè, thuốc lá, trầu bên nhà gái mời, quan lang đại diện cho nhà trai, mời ông bà, bố mẹ, bác, cô, chú ra ngồi trước bàn thờ, xin phép cho chú rể lạy trình tổ tiên, họ hàng bên nhà gái. Chú rể sẽ lạy bàn thờ “lảy giường” hai lạy, bái lạy bố mẹ vợ và họ hàng. Sau đó, với sự giới thiệu của một đại diện bên nhà gái, chú rể lần lượt mời nước, thuốc lá và trầu cau để chào hỏi và nhận lời chúc phúc của họ hàng nhà gái.
- Lễ mở gánh (khay háp): Sau khi bái tổ, nhận họ hàng, được họ hàng bên nhà gái chấp nhận, quan làng sẽ mời đại diện nhà gái “giá tống” (bà đưa) lên thay mặt nhà gái kiểm lễ và nhận lễ. “Giá tống” sẽ mở gánh lễ xem đã đầy đủ lễ chưa sau đó đem lễ của nhà trai đặt lên bàn thờ tổ tiên. Khi công việc của “giá tống” kết thúc, quan lang phải đưa tiền “khay háp” cho “giá tống”.
- Mời ăn cơm (mời kin giầu ngài): Khi các lễ nghi đã kết thúc, đoàn đón dâu cùng họ hàng, được đại diện nhà gái hát một bài mời cơm. Đây là lúc họ hàng, xóm giềng cùng vui vẻ, chúc tụng cho đôi vợ chồng trẻ và hai bên gia đình. Mâm cỗ cưới của người Tày thể hiện rất rõ sự hiếu khách cũng như đặc trưng ẩm thực của vùng. Trong mâm cỗ ngoài các món thường thấy thì không thể thiếu món thịt lợn quay và món khau nhục, vốn là những món đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
65
sản của đồng bào Lạng Sơn nói chung và của người Tày nói riêng. Trong bữa cơm, quan lang có thể một lần nữa thay mặt nhà trai cảm ơn sự tiếp đãi nồng hậu của nhà gái. Đồng thời quan lang cũng ca ngợi tài nấu ăn ngon, sắp xếp khéo léo của những người làm bếp. Khi nhận được lời khen ngợi của nhà trai, nhà gái cũng hát lại một bài ca để đáp lễ trong sự hưởng ứng, đồng tình của họ hàng, làm cho không khí bữa cơm càng thêm vui vẻ, rộn rã.
Khi bữa cơm họ hàng kết thúc, bạn bè của cô dâu (hoặc chú rể) mới đến, số lượng đông hay ít tùy thuộc vào quan hệ của cô dâu và chú rể. Bạn bè được bố trí ngồi thành vòng tròn ở gian giữa, người nhà sẽ bày chè, rượu, trầu cau, thuốc lá và bánh kẹo để phục vụ cuộc vui. Đây là phần vui nhất trong đám cưới, gọi là “kin bản” (ăn bạn, vui bạn), thời gian bắt đầu từ 9 giờ tối đến khuya và có thể kéo dài đến sáng hôm sau. Trong cuộc vui này, điều khiển sẽ do một người bạn của cô dâu hoặc chú rể, có quan hệ rộng rãi, có tài dẫn dắt và tổ chức các trò chơi. Bắt đầu sẽ là một bài thơ lẩu do người điều khiển hát mời mọi người cùng uống rượu chúc mừng cô dâu và chú rể, sau đó lần lượt những người trong cuộc vui chỉ định nhau hát, nếu ai không hát được sẽ bị phạt, hoặc đôi bên nam nữ sẽ thi hát đối, xen kẽ với đó là một số trò chơi tập thể, được hưởng rất nhiệt tình của mọi người trong cuộc. Trung tâm chú ý của cuộc vui sẽ luôn là cô dâu, chú rể cùng với dâu phụ, rể phụ. Họ là những người được chỉ định hát nhiều nhất và là đối tượng chính trong các trò chơi. Từ những cuộc vui này, nhiều đôi nam nữ đã gặp gỡ nhau rồi nên duyên vợ