Nghi lễ đám ma

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 71)

Trong tâm thức ngàn đời của con người nói chung và người Tày nói riêng luôn luôn tin rằng, bên cạnh thế giới mà con người đang sống còn tồn tại một thế giới khác, gọi là thế giới bên kia, thế giới của những người đã chết. Vì vậy, khi có người chết, người Tày thường tiến hành đám ma tiễn đưa người chết về thế giới bên kia hết sức rườm rà, nhiều thủ tục lễ nghi, với mong muốn người chết yên nghỉ ở thế giới bên kia, có đầy đủ nhu cầu như khi còn sống.

Xa xưa nghi lễ đám ma của người Tày thường kéo dài nhiều ngày đêm, thậm chí kéo dài cả nửa tháng. Với người chết còn trẻ tuổi, thời gian tang lễ ngắn hơn. Với người bình thường (chết do bệnh tật ốm đau, có vợ, có chồng và có con cháu) trình tự đám ma thường diễn ra như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

Tắm rửa cho người chết :

Sau khi tắt thở, gia đình xúc tiến tắm rửa cho người chết. Nước dùng để tắm rửa được đun từ các loại cây có mùi thơm như lá bưởi, lá thanh táo, lá đào họ quan niệm người chết cần phải được sạch sẽ thơm tho để về với thế giới bên kia. Đồng thời đó cũng là những sự chăm sóc cuối cùng của những người thân đối với người đã chết, vì vậy, tất cả con trai, con dâu trong nhà đều phải lần lượt tắm rửa cho người chết. Tắm rửa xong, gia đình chọn những bộ quần áo mới và đẹp nhất để mặc cho người chết, thường thì nam mặc 7 bộ, nữ mặc 9 bộ, đi giầy, đội mũ hoặc khăn chỉnh tề. Số quần áo và giầy dép còn lại thì gấp và đặt cẩn thận bên cạnh người chết. Cùng với đó người ta sẽ bỏ một đồng bạc trắng hoặc một đồng tiền vào miệng người chết, nếu không có tiền, bạc thì sẽ bỏ gạo nếp vào (nam 7 hạt, nữ chín hạt), để người chết luôn ngậm miệng, không nói lung tung làm hại cho con cháu ở trần gian. Ngạn ngữ Tày có câu “ pác mì gang, gàng mì lếch” (mồm có gang, cằm có thép) [42;50], “khấu kim, khấu ngần”(gạo vàng, gạo tiền), cuối cùng phủ lên mặt người chết một vuông vải trắng.

Mặc quần áo cho người chết xong, người nhà thắp 3 nén hương đem ra ngoài sàn vừa huơ quanh vừa dặn người chết số quần áo và tư trang con cháu chuẩn bị cho, để người chết biết và nhớ mang theo về thế giới bên kia. Họ bắn 3 phát súng chỉ thiên để báo cho dân làng biết và chọc vỡ một viên ngói, lao 7 hoặc 9 cái que qua chỗ ngói vỡ rồi hô to “thăng thiên, nhập địa”, đồng bào cho rằng khi chết là linh hồn lên trời, nên phải gọi hồn về hạ giới để bảo vệ thân xác.

Tiếp theo, họ mắc màn cho người chết, nhưng chỉ căng 3 góc, tránh các vật lạ rơi xuống và các con vật, đặc biệt là mèo đen nhảy qua thi thể người chết. Mắc màn xong, họ đặt lên phía trên đầu người chết một bát gạo cắm hương, 1 chén rượu, 1 chén nước, một đôi đũa hoa (đũa vót còn để lại nhũng sợi rối cong lên) và một con gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

Lễ khâm liệm :

Khi trong nhà có người chết, đồng bào Tày thường cho người trong gia đình mời thầy Tào đến làm lễ. Khi thầy Tào đến họ bắt đầu khâm liệm cho người chết, đầu tiên là thầy Tào rẩy nước phép vào người chết sau đó họ đặt các tấm vải trắng (gọi là vải phượn) lên trên bụng người chết. Số vải này do con cháu, họ hàng mang đến, độ dài ngắn khác nhau, con trai cả phải lấy miếng vải có độ dài từ cổ đến gót chân người chết, lần lượt các em trai lấy ngắn hơn miếng vải của người anh, sau đó đến con gái, con dâu, cháu chắt, anh em họ hàng. Số lượng vải phượn này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào số lượng con cháu của người đã chết có đông hay không.

Lễ phạt mộc.

Trong gia đình người Tày, khi có người già họ thường đóng quan tài trước, đặt trên gác bếp. Họ quan niện làm như thế người già sẽ được khỏe mạnh hơn vì khi quan tài của người nào đó được đóng xong, sẽ có ma khác nhập vào, ngăn không cho linh hồn của người được đóng quan tài đi vào đó. Vì vậy, linh hồn của người đang sống không có chỗ đi, phải ở lại với thể xác, và như vậy, người già sẽ luôn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, khi người đó chết, trước khi nhập quan thầy Tào phải làm lễ “phạt mộc”. Thầy Tào sẽ làm phép, vừa niệm thần chú vừa lấy cây gõ vào mặt trong của quan tài để xua đuổi những ma quỷ trước đây đã từng trú ngụ trong đó ra ngoài, không để các loại ma quỷ khác ngăn cản linh hồn người chết đi vào quan tài hoặc quấy rối linh hồn người chết, làm cho linh hồn người chết không yên. Nghi lễ này được tiến hành rất cẩn thận, vì những người đang sống muốn tạo nên một chỗ yên nghỉ an lành cho người đã chết.

Lễ nhập quan.

Trước khi đưa thi thể người chết vào quan tài, người ta trát hết các khe hở lại. Nếu nhà nào có điều kiện thì họ lấy thóc nếp rang trải một lớp xuống đáy quan tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

Đến giờ nhập quan, thầy Tào làm phép thu hồn người chết vào áo quan. Sau đó đưa thi thể người chết cùng với cả manh chiếu chăn màn đang nằm vào quan tài. Thày Tào cắt lại một góc chiếu treo ở đầu quan tài, đề phòng có ai đó bị “đẹn”, ốm thì lấy góc chiếu đó nhúng vào nước rồi cho người bị đẹn uống. Sau khi đọc xong “tờ phan” có ghi rõ họ tên, ngày sinh, ngày mất của người chết và căn dặn người chết không được quay lại cõi trần với con cháu, tờ phan đó sẽ được đặt vào quan tài, coi như “biên bản cam kết” giữa người trần gian và người âm thế. Trong suốt lễ nhập quan, những người trùng tuổi con giáp với người chết không được có mặt ở đó, để tránh linh hồn người chết rủ đi cùng. Khi tiếng đinh đống nắp quan tài vang lên thì lúc này con cháu trong nhà mới được cất tiếng khóc. Nhập quan xong, người nhà lấy 9 cái bánh “coóc mò ”, đặt vào 3 cái bát, đặt trên đầu quan tài. Và cũng sau lễ nhập quan, mọi sinh hoạt trong gia đình có sự thay đổi, con cháu trong nhà phải thực hiện kiêng kỵ của gia đình có tang, đó là con cháu không được chải đầu, phải để xõa tóc, không được tắm rửa, soi gương, phải ăn chay và không được tham gia các hoạt động xã hội trong bản hoặc trong vùng.

Lễ phát tang (phạt háo): nghĩa là lễ thụ tang, con cháu, anh em họ hàng đến viếng nhận quần áo tang và khăn trắng, cầm quần áo và khăn lạy trước linh cữu rối mới được mặc. Con trai chống gậy, mặc áo tang trắng dài lộn nếp, đội khăn to bản, đi khom. Con gái, con dâu mặc áo tang ngắn, chít khăn trắng dài buộc thắt nút đằng sau, đội mũ hình phễu (khuốt). Em và cháu chắt thì chít khăn trắng. Mọi việc đi lại, ăn nói trong nhà đều phải nhẹ nhàng, tránh làm ồn ảnh hưởng đến linh hồn người chết.

Lễ triệu linh: Xuất phát từ quan niệm cho rằng khi người bị ốm nặng và nhất là khi đã chết, linh hồn sẽ rời bỏ thể xác, đi lang thang, lạc xuống âm phủ và bị quỷ bắt đi. Do vậy, để đưa hồn người chết về với tổ tiên thì phải triệu hồn lại. Nếu còn hồn nào lưu lạc thì sẽ gây bất lợi cho người còn sống. Thầy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

Tào đánh cồng, trống, la inh ỏi, miệng niệm thần chú sai âm binh đi gọi linh hồn về tụ lại ở cành trúc trên đó có treo giải bùa cắm cạnh quan tài. Việc gọi hồn diễn ra trong suốt đêm đầu tiên sau khi nhập quan, đôi khi thầy Tào còn phải đi ra bờ rào, bờ mương, ngã ba . . . để triệu đủ hồn về.

Lễ phá ngục : Là nghi lễ lớn, rất quan trọng mà đám ma nào của người Tày cũng phải thực hiện, nếu không linh hồn người chết sẽ mãi bị giam cầm dưới địa ngục, không trở về trời và về với tổ tiên được. Người Tày quan niệm rằng, khi còn sống con người ít nhiều cũng một vài lần phạm tội với thần linh. Vì vậy, khi chết đi, linh hồn sẽ bị diêm vương tạm giam giữ xét xử, nhất là linh hồn của các bà mẹ, khi còn sống, đẻ con giặt giũ xuống sông, suối, vô tình phạm tội làm uế tạp thủy cung [12;218]. Mục đích của nghi lế này là dùng phép thuật của thầy Tào để đưa linh hồn thoát khỏi địa ngục của Diêm vương, vì vậy, lễ này được thầy Tào chủ trì, được tiến hành ở một bãi đất rộng gần nhà. Lễ được tiến hành nhiều bước, mô tả quá trình gian khổ của thày Tào và đội quân vượt qua các chặng đường đến với địa ngục, phá ngục và đưa linh hồn người chết về nhà. “Có thể nói rằng, ngoại trừ phần mê tín ra thì lễ phá ngục là một hình thức răn dạy con người sống tu nhân tích đức”. Sau khi lễ phá ngục kết thúc, người ta chụp nhà táng lên trên quan tài để giữ cho linh hồn người chết trong quan tài, không để ma quỷ bắt đi nữa.

Lễ dâng cơm (tế khấu ngài, tế khấu giầu): Được tiến hành vào ngày hôm sau, vào đúng thời gian các bữa cơm trong ngày. Trong lễ tế, con cháu sẽ sửa soạn một mâm cơm đầy đủ dâng lên người chết (bâm thoạn), đậy bằng một tấm vải. Trước buổi tế, con dâu trưởng sẽ lên mở “bâm thoạn”, mời người chết ăn cơm, sau đó thầy cúng cho nổi nhạc tang cúng mời cơm vong linh người chết.

Lễ thắp đèn (Tèn tâng): Lễ này được tiến hành vào đêm thứ hai. Thày Tào mặc áo lễ và cho nổi nhạc tang rồi đến bên linh cữu. Xung quanh nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

táng được đặt sẵn các cây đèn dầu có đế cao (nam 7 cây, nữ 9 cây). Thầy Tào vừa đi vừa ngâm các bài cúng và lần lượt thắp sáng các ngọn đèn. Khi các ngọn đèn được thắp hết thì nghi lễ kết thúc.

Tế bữa phụ : Trong các lễ tế mời cơm, tế bữa phụ là kéo dài nhất. Lễ tế này được tiến hành vào đêm thứ hai sau khi đã thụ tang. Thông thường lễ tế bắt đầu từ 9 giờ đêm, trong lễ tế này bao gồm nhiều phần tế (người Tày ở Bắc Sơn gọi là tuần tế) khác nhau, có thể kéo dài đến 2 – 3 giờ sáng.

- “Tế khấu lènh” (tế bữa phụ): Đây là lễ dâng bữa cơm phụ sau bữa tối, cũng tương tự như lễ tế “khấu ngài” và “khấu giầu”.

- “Tế khươi” (lễ tế của con rể) : Sau tuần tế đầu tiên sẽ đến phần tế của các con rể và con gái trong nhà. Mỗi một con gái và con rể sẽ có một tuần tế nhỏ. Lễ vật tế bố mẹ của con gái và bố mẹ vợ của con rể bao gồm một con lợn khoảng 30kg, hoa quả, bánh kẹo và một nhà táng nhỏ, người Tày gọi là “co rườn vàng”(một kiểu nhà táng nhỏ, giống như miếu, dán giấy vàng) để tỏ lòng thành kính và trả ơn bố mẹ.

- Tế nội, tế ngoại: Kết thúc tuần tế của các con gái và các chàng rể là đến tuần lễ tế của tất cả anh em, con cháu bên họ nội và sau đó là bên họ ngoại của người đã mất. Toàn bộ con cháu trong họ sửa soạn lễ vật dâng lên người chết và một bài cúng tế, báo cáo với người đã mất sự có mặt của tất cả anh em, con cháu cùng với sự đau xót tột cùng của việc mất đi một người trong họ.

- Tế lan, lân (tế cháu, chắt) : tất cả những người cháu của người đã mất nếu đã lập gia đình riêng, có con thì sẽ sửa soạn một tuần tế riêng để tế ông, bà. Lễ vật để tế bao gồm bánh chay, hương, hoa quả, bánh kẹo. Kết thúc tuần tế của cháu chắt thì nghi lễ của ngày thứ hai cũng kết thúc.

Lễ tế ly biệt: Tiến hành vào đêm thứ ba, là lễ tế cuối cùng để người chết vĩnh biệt xa lìa người thân, làng bản mà không vương vấn gì người trần thế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

Lễ tắt đèn (hòi tâng): Tiến hành vào đêm thứ ba, gần giống với lễ thắp đèn, chỉ khác là thầy Tào sẽ vừa cúng vừa dập tắt những ngọn đèn đã được thắp lên từ đêm thứ hai của đám tang. Đây là khâu cho biết rằng các thủ tục làm ma cho người chết đã kết thúc.

Lễ đưa hồn về trời (mừa vạ): Trong quan niệm của người Tày, khi còn sống con người có 12 hồn (khoăn), khi chết có một số hồn ở mồ mả, có hồn ở bàn thờ tổ tiên, cũng có hồn lên trời (mừa vạ), được coi là cõi tiên, cõi của những người trời. Do vậy, trong tang ma có nghi lễ đưa hồn về trời. Đây là nghi lễ đưa hồn người chết cuối cùng do thầy Tào chủ trì. Người ta chọc thủng 6 viên ngói trên mái nhà, treo một tấm vải trắng làm cây cầu tượng trưng để linh hồn người chết đi theo cầu đó bay về trời. Con cháu tập trung quanh quan tài để than khóc, vái lạy linh hồn người chết lần cuối và để đưa tiễn linh hồn về trời. Nghi lễ này không giống nhau ở tất cả các xã, một số xã tiến hành nghi thức này trước khi nhập quan.

Lễ đưa ma và hạ huyệt (tống phi, rặt lồng huyệt) : Sáng thứ tư, thầy Tào sẽ xem và chọn giờ tốt để đưa ma. Khi đưa quan tài ra, mợi người trong nhà phải đứng dậy, con cháu than khóc để tiễn đưa người đi. Điều đáng lưu ý là khi đưa quan tài ra tuyệt đối không được đưa theo lối cửa chính mà phải đưa theo đường cầu thang phụ, mở trước nhà khi có người chết. Quan tài khiêng ra đến cửa, các con lần lượt từ con trai, con dâu đến con gái phải nằm phủ phục phía dưới để hàng phe khiêng quan tài qua, bắt đầu từ cửa nhà ra đến cổng, gọi là “roòng ràng” (lót đường). Ra khỏi cổng người ta sẽ buộc quan tài cùng với nhà táng lên một khung tre đã buộc sẵn (mỗi chiều 9 cây tre) tạo thành nhiều ô vuông, gọi là “ram”. Số người khiêng linh cữu người chết khoảng từ 36 đến 60 người, là hàng xóm láng giềng, theo sự phân công của hàng phe trong bản. Đám tang thường đi theo đường đồng ruộng, men theo suối chứ không được đi đường chính. Con cháu đi sau, một số người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

gánh theo đồ đạc của người chết để đem ra mộ đốt cho người chết dùng ở thế giới bên kia.

Đến mộ, trược khi hạ huyệt, thày Tào làm lễ an sơn thần, thả một con gà sống xuống huyệt. Sau khi đặt quan tài xuống huyệt, người ta còn đặt lên đầu quan tài một bát hương, một số bát, đũa, ấm chén và một số dụng cụng lao động . . . . sau đó con trai cả là người đầu tiên cầm một nắm đất ném xuống huyệt, và tất cả con cháu và họ hàng, làng xóm cũng lần lượt đi qua huyệt, mỗi người thả một nắm đất cầu mong cho người chết an nghỉ, mồ yên mả đẹp. Đắp mộ xong, họ đốt nhà táng cùng với những vật dụng của người chết, nếu muốn lấy vật dụng nào đó đem về thì phải ném qua đám lửa nhà táng đang cháy. Gia đình cử người trông sao cho nhà táng cháy hết thì người chết mới không lưu luyến cõi trần, một số người thì lợp nhà mồ. Khi công việc xong xuôi, con cháu lại theo đường cũ để trở về nhà.

Lễ tế báo cáo với tổ tiên (tế ngu): Đưa ma về đến nhà người Tày còn tiến hành một tuần tế nữa, gọi là “tế ngu”. Lễ vật cho tuần tế này bao gồm

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)