Trữ tình dân gian

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 94)

Trữ tình dân gian là các loại vận dụng đến vần luật của ngôn ngữ thơ, bao gồm hai nhóm cơ bản là : Các bài ca nghi lễ và các bài ca sinh hoạt.

Các bài ca nghi lễ: là các thể loại diễn xướng, bài ca, bài văn trong các lễ nghi như đám cưới, đám tang, các hình thức tín ngưỡng dân gian.

- Những bài ca cúng bái của Then, Mo, Thầy Tào: Trong các nghi lễ quan trọng trong cuộc sống của người Tày thường gắn liền với vai trò của các bà Then, Thầy Mo, Thầy Tào. Đó là những người phụ trách những phần lễ nghi quan trọng nhất trong các đám ma, làm nhà mới, các lễ cúng bái trừ tà, cầu yên, giải hạn “ chữa bệnh” cho người ốm, “cầu mùa” cho dân gian, “đem lại niềm vui, chỗ dựa tâm linh cho từng gia đình Tày thuở trước” [38;211].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

Các bài ca của các thầy Mo, bà Then, Thầy Tào thường được sử dụng trong các lễ trấn quỷ, trừ tà. Ngôn ngữ Mo thường dùng tiếng Hán Hoa Nam, nội dung thì mang tính chất dã sử cổ xưa huyễn hoặc đầy bí ẩn.

Hát then là một hình thức nghệ thuật tổng hợp: có lời, có nhạc, có hóa trang và biểu diễn. Đối với các bài ca của các bà Then, nội dung chủ yếu diễn tả những quan niệm cổ xưa về vũ trụ của người Tày cổ, diễn tả những khía cạnh hiện thực muôn màu muôn vẻ của cuộc sống thường ngày trong xã hội Tày trong tiến trình lịch sử. Kết cấu của một bản Then rất đồ sộ, thông thường bà Then sẽ diễn xướng qua mấy ngày đêm, với nhiều chương, đoạn khác nhau. Khi diễn xướng Then thường có nhạc cụ đi kèm, đó là cây đàn tính và chùm nhạc xóc, xen lẫn với các điệu múa chầu rất đẹp. Các bài hát then có giai điệu nhạc ấm cúng, nhẹ nhàng, tâm tình, diễn cảm, nó được đổi thay và biến đổi theo nội dung văn học. Nhạc then khi nhặt khoan, khi rộn rã làm say mê người nghe và khơi dậy một ý thức trân trọng đối với một hình thức nghệ thuật dân tộc có giá trị cao.

- Những bài ca đám cưới: hát quan làng. Trong đám cưới của người Tày ở Bắc Sơn trải qua rất nhiều nghi lễ, các nghi lễ đó thường gắn liền với các bài ca hay còn gọi là lượn Quan làng, ứng với mỗi lễ thức có các loại bà ca khác nhau như hát căng dây, hát giữ cửa, hát rải chiếu, hát mời trầu, nước, hát xin dâu . . . Vì vậy những người hay đi làm quan làng (Ông đón) trong các đám cưới thường là những người thuộc rất nhiều các bài lượn quan làng. Những cuộc hát đối đáp như vậy cũng là dịp để thanh niên nam nữ chọn bạn đời. Chúng làm nảy sinh những tình cảm đẹp đẽ. Yêu nhau về lời ăn tiếng nói, cảm nhau về tiếng hát lời thơ, phục nhau về tài đối đáp “xuất khẩu thành thơ”. Họ có thể nhân đây mà chọn bạn tri âm để rồi xây dựng hạnh phúc với nhau [7]. Những bài lượn này đã trở thành đặc trưng và là nét đẹp trong đám cưới của người Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

93

- Những bài ca tang lễ: Văn tế, văn than.

Văn tế, văn than dùng để ngâm – kể trước vong linh người đã khuất. Thể văn dùng thất ngôn, vần lưng. Nội dung có thể dựa vào những khúc ngâm có sẵn trong sách vở đã được ghi chép lại hoặc tang chủ nhờ người có học soạn lại, có ý nghĩa nhiều mặt: lẽ tử sinh, đạo hiếu nghĩa, niềm thương tiếc, sự nguyện cầu phù hộ cho những người thân . . . âm điệu thường mang tính bi thương, nuối tiếc.

Nhóm các thể tài thơ ca sinh hoạt.

- Lượn : là làn điệu dân ca phổ biến của người Tày Bắc Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung. Lượn đã trở thành tiếng hát chung không thể thiếu được với nhiều lứa tuổi già, trẻ, gái, trai trong các bản làng người Tày. Trước đây nếu ai không biết lượn sẽ bị cười chê.

Theo tác giả Vi Hồng trong cuốn “Sli, lượn dân ca trữ tình Tày – Nùng” thì ý nghĩ thực sự của từ lượn trong tiếng Tày cổ tới nay chưa thể định nghĩa được chính xác. Tuy nhiên, lượn có thể hiểu đơn giản là hát giao duyên. Lượn có ba làn điệu là lượn cọi, lượn slương và lượn Nàng Hai. Tuy nhiên ở vùng Bắc Sơn chỉ có lượn slương là phổ biến.

Lượn slương còn được gọi là lượn Lạng, dịch theo nghĩa của nó là lượn thương, nói lên nỗi niềm thương nhớ, buồn đau vì phải xa cách do cảnh ngộ, về niềm ao ước vô vọng về sự sum họp. Ngoài ra cũng có một số bài lượn để chúc tụng và ca ngợi nhau. Nếu như các lối hát giao duyên khác nghiêng về làm quen, tìm hiểu, những tâm sự về một tình yêu mới chớm nở thì lượn slương lại bộc bạch một tình yêu sâu nặng qua các chặng(chương) như “gà gáy” (cáy khăn), “dừng thuyền hái hoa” hay “bốn mùa”, “mười hai tháng”.

Lượn cáy khăn: “Cáy khăn liểu oóc thậm là sầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

94

Cần thẻ sloong rà duyên dờ nảy Bấu ước vằn lăng mong ỷ bấu”.

Dịch: Gà gáy đi dạo mới thấy sầu

Giống câu gẫy ngọn còn lấy đâu Trần thế hai duyên ta là vậy

Chẳng mong ngày sau lấy được nhau. [6;141]

Đặc trưng hát xướng của lượn là tính công khai [6;4]. Lượn Tày không hề diễn xướng giấu diếm mà bao giờ cũng tiến hành ngay trong nhà hấp dẫn cả già trẻ mến mộ đến nghe. Cuộc lượn chính thức bao giờ cũng chỉ có một đôi trai gái cùng lượn, tùy thuộcc vào tình hình cụ thể cuộc lượn có thể kéo dài một đêm hoặc hai ba đêm. Thứ tự của các cuộc lượn rất linh hoạt, bắt đầu bao giờ cũng là nài (mời) sau đó đi vào các phần chính, gồm ba phần lớn : lượn đi đường, lượn sử và các bài lượn để trả ơn đáp nghĩa, trong đó lượn đi đường chứa đựng nhiều tình huống bất ngờ nhất. Về hình thức, đó là bước ban đầu thăm dò, làm quen, trách móc, dỗi hờn. Về mặt nội dung tình cảm, nó diễn đạt nỗi nhớ thương, từ mức độ kín đáo, e ấp, đến sâu sắc, mạnh bạo. Vì vậy càng nghe thì càng say mê và càng bị cuốn theo các cuộc lượn của các đôi trai gái.

Lượn slương của người Tày cũng mượt mà, êm ả như sli của người Nùng, song có phần kín đáo hơn, nên các cuộc lượn thương diễn ra ở trong nhà. Thời gian diễn ra các cuộc lượn thường vào ban đêm trong các cuộc vui, lễ tết, vào nhà mới và các dịp năm mới. Đây là phần không thể thiếu và là phần được mong đợi trong mọi cuộc vui của người Tày ở Bắc Sơn.

- Hát ví: Làn điệu ví là một đặc trưng thú vị của người Tày ở huyện Bắc Sơn vì chỉ có người Tày ở đây mới có các làn điệu ví, các nơi khác không có hình thức này. Thêm một điều đặc biệt nữa là tuy điệu ví mang âm hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

95

dân ca Tày nhưng phần lời ca trong các bài hát ví lại hoàn toàn được diễn đạt bằng tiếng Kinh, trong khi những người hát ví trước đây không phải ai cũng biết tiếng Kinh. Điều đó làm cho những ai hát được đều cảm thấy tự hào và người nghe lại thấy trang trọng hấp dẫn.

Hát ví được sử dụng phổ biến nhất ở hình thức hát giao duyên (đối đáp, ghẹo), hát chào mời khách vào bản và trong các nghi lễ tại đình làng. Sau đây là hai câu hát trích trong bài ví mời rượu của người Tày ở xã Quỳnh Sơn:

“Nếu mà rượu ngọt lòng thành

Lòng về hoa ngắt trên cành không phai”.

(Ông Dương Thời Đằng, thôn Nà Riềng I, xã Quỳnh Sơn cung cấp)

- Phong slư: Phong slư là những bức thư tình yêu trai gái. Thường được làm rất công phu, trang trí hoa văn cầu kì và đẹp mắt. Khi có tình cảm với một cô gái nào đó, các chàng trai đi thuê thầy, thuê thợ làm phong slư gửi cho bạn gái. Khi bạn gái nhận được lại đi mua phẩm màu, vải, bút mực đến nhờ thầy đọc và làm phong slư gửi trả lời bạn trai. Việc gửi phong slư cho nhau của trai gái Tày là một nét ứng xử độc đáo, thể hiện một trình độ văn hóa “đoan trang trí tuệ” của người Tày [38;217].

- Ca dao, đồng dao, hát ru em: được lưu truyền qua nhiều thế hệ thông qua hình thức truyền miệng, là một mảng của văn học dân gian Tày. Ca dao, đồng dao tương đối phong phú, là những bài thơ được lưu truyền trong dân gian về nhiều lĩnh vực trong xã hội, ví dụ:

Ca dao chúc mừng năm mới : vào tháng giêng năm mới, khi một người khách đến nhà chơi, khi bước vào nhà, khách thường chúc tụng chủ nhà:

“Bươn chiêng pi mấu Cống hò phát sài Hát nọi mì lai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

96

Pất cáy tâm cai Mò vài tâm láng”.

Dịch: Tháng giêng năm mới

Cung chúc phát tài Làm ít được nhiều Vịt gà đầy vườn Trâu bò đầy chuồng.

(Ông Hoàng Công Chài, thôn Nà Cướm, xã Đồng Ý cung cấp)

Ca dao tình yêu nam nữ:

“Gằn vài cuốc vắc rỏn nưa phai Ví siết noọng bài hoài mốc sẩy”

Dịch: Chiều chiều cuốc hót bờ phai

Thương em lòng dạ bài hoài nhớ em.

(Bà Nông Thị Lại, thôn Nà Càng, Tân Tri cung cấp)

Bên cạnh các bài ca dao thì còn có một thể thơ mang vần điệu mà đôi khi tác giả lại là những nhóm trẻ em nghĩ ra từ những trò chơi, từ việc quan sát các con vật, các sự vật hiện tượng khác nhau. Dưới đây là bài đồng dao về con chim “Khảm khắc” (một loại chim ở địa phương):

Khảm khăng khảm khắc Tham tăng ná chắc Mì rằng rấy khấu Mì cấu tua lục:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

Tua nứng lồng thắm Hon hắt chuyện Tua nứng lồng huyện hắt quan

Tua nứng lồng bán Hoan khai woát Tua nứng lồng lúng Hát chiêu lừa Tua nứng thây phưa liệng pò mè Tua nứng lồng bó Ké hắt rằng Tua nứng vung văng pây rậu Tua nứng ngộc ngậu khấu dân.

(Bà Dương Thị Chiên, thôn Khuôn Ngần, Xã Đồng Ý cung cấp)

Hát ru của người Tày vẫn thường gặp thường ngày, vào một bản người Tày vào ban ngày, ta sẽ nghe đâu đó vẳng lại tiếng mẹ ru con, chị ru em à ơi:

“Nòn đắc nòn đây

Nòn thá mé pây quây mà khói tứn Mé pây rấy au qua

Mé pây nà au luống Tua luống pác đeng Tua mèng pác cắm Tua lắm chai xa Mé ka chai mạy”.

Dịch: Ngủ say ngủ ngon

Ngủ đến khi mẹ đi làm xa về Mẹ đi lên rẫy lấy dưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

98

Muồm muỗm miệng đỏ Cào cào miệng tím

Diều hâu thì trên đỉnh núi Con quạ thì đậu cành cây.

(Bà Dương Thị Tới, thôn Tiên Đáo I, Xã Long Đống cung cấp)

Nhìn chung ca dao, đồng dao, hát ru bắt nguồn từ cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Là những sản phẩm văn hóa tinh thần của đân tộc Tày Bắc Sơn, bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống, yêu mảnh đất nơi mà họ đang sinh sống và bảo vệ.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)