Biến đổi của các tập tục lễ nghi liên quan đến chu kì đời người

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 126)

Sinh đẻ và nuôi dạy con cái.

Ngày nay do điều kiện kinh tế của người Tày đã được cải thiện đáng kể nên phụ nữ khi mang thai không còn phải đi làm vất vả như trước đây nữa, họ chỉ làm những công việc nhà hoặc những việc nhẹ nhàng, vừa sức. Những tiến bộ về khoa học và y học đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi, các bà mẹ được thăm khám thương xuyên hơn, họ cũng bớt lo lắng và ít tin vào các tập tục mê tín dị đoan, các yếu tố thần bí hơn trước đây.

Gần như tất cả các sản phụ ngày nay đều sinh con ở các trạm y tế gần nhà hoặc tới bệnh viện có uy tín để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con. Việc kiêng khem sau khi sinh cũng đỡ khắt khe hơn. Sản phụ có thể đi lại trong nhà, chỉ kiêng đi qua bàn thờ và kiêng ra ngoài trong 30 ngày đầu.

Lễ đầy tháng cho đứa trẻ được tổ chức khá đơn giản, chủ yếu mang tính chất chúc mừng chứ không có nhiều lễ nghi như trước kia, các tục lệ như vào ngày đầy tháng, mẹ đứa trẻ đi chợ “khai háy khai hon” cho con, ông bà nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

124

tặng nôi, bà ngoại tặng địu làm từ vải “rằm – khấu” . . . không còn được duy trì nữa. Tên của đứa trẻ không nhất thiết đặt trong lễ đấy tháng mà thường được đặt trước đó, có khai sinh và là tên chính thức theo âm Hán – Việt. Tuy một số đứa bé vẫn có tên gọi ở nhà nhưng không phải là “tên nọi” như trước kia và đa phần đứa bé sau khi khai sinh sẽ được gọi theo tên chính thức.

Đứa bé từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành sẽ được chăm sóc cẩn thận và dạy dỗ chu đáo với tất cả sự quan tâm, yêu thương hết mực của tất cả các thành viên trong gia đình.

Cưới xin:

Trước đây hôn nhân của người Tày có rất nhiều lễ nghi rườm rà, phức tạp, tốn kém. Lo liệu đám cưới cho con (nhất là gia đình nhà trai) là một việc rất khó khăn, đã làm nhiều gia đình phải khánh kiệt sau khi cưới vợ cho con trai hoặc các cặp vợ chồng sau cưới phải nai lưng ra làm trả nợ cả đời vẫn chưa hết. Ngày nay đồng bào Tày vẫn còn nhắc nhau thông qua câu tục ngữ :

“Dự lùa tắc ngai

Khai tua lục phằm khoẳm” (Mua được con dâu thì ngã ngửa Bán được con gái thì ngã sấp)

Tuy nhiên ở tập tục này, không thể không thừa nhận mặt tích cực của nó đó là thể hiện sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối với hạnh phúc con cái, muốn lo cho con cái được chu toàn. Những biểu hiện phong phú, đặc sắc của nó đã phản ánh tầm quan trọng hàng đầu của hôn nhân trong cuộc sống của đồng bào Tày:

Thứ nhất cưới vợ Thứ nhì làm nhà Thứ ba tậu ruộng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

125

Việc coi trọng hôn nhân cũng đã chi phối tích cực đến truyền thống gia đình một vợ một chồng và tính bền vững trong hôn nhân của gia đình Tày.

Với sự thay đổi về kinh tế, sự thay đổi về nhận thức trên nhiều mặt, đám cưới của người Tày hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Lễ cưới diễn ra đơn giản hơn, thông thường là trong một ngày (trước đây là 3 ngày chính), các nghi lễ chính vẫn được giữ nhưng đã bớt đi rất nhiều các thủ tục rườm rà. Điều đáng tiếc là cả một số nét đặc trưng, một số phong tục đẹp trong đám cưới của người Tày cũng bị mất đi. Trong các đám cưới hiện nay, các bài hát quan làng rất ít khi được xướng lên, lớp trẻ ngày nay hầu như không được biết đến nét đẹp trong giao tiếp đó của người Tày. Tục ăn bạn, vui bạn vào ban đêm cũng không còn, bạn bè của cô dâu và chú rể được mời chung với khách của gia đình, vì vậy, các đám cưới cũng bớt sôi động hơn, sự giao lưu của thanh niên nam nữ trong các làng bản và giữa các làng bản không còn thường xuyên như trước nữa.

Trang phục cô dâu chú rể mặc trong ngày cưới không còn là trang phục truyền thống mà là âu phục và váy cưới, không còn dâu phụ và rể phụ trong các đám cưới của người Tày. Một số món ăn truyền thống được thay thế bởi những món đặc sản của các vùng miền khác, được chế biến cầu kì. Đôi khi cỗ bàn của đám cưới được đặt ở các nhà hàng ăn uống.

Các đám cưới ngày nay nhìn chung được tổ chức tương đối đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn giữ được thuần phong mỹ tục của địa phương. Đây là điều đáng được khuyến khích vì nó không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc mà lại văn minh, đúng theo tinh thần nghị quyết trung ương 5 khóa VIII đã đề ra đó là góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

126

Sinh nhật, mừng thọ đối với người cao tuổi.

Trước đây người Tày không có tục lệ mừng sinh nhật và mừng thọ đối với người cao tuổi, tục lệ này mới chỉ xuất hiện gần đây và ở một số nơi hoặc đối với những nhà có điều kiện kinh tế vững vàng. Đây là phong tục của người Nùng và người Kinh, trải qua quá trình cộng cư lâu dài với người Nùng và người Kinh, người Tày đã tiếp nhận một số ảnh hưởng của hai nền văn hóa của hai dân tộc này. Tục lệ này cũng phù hợp với truyền thống hiếu đạo với cha mẹ ông bà, tôn trọng người cao tuổi của người Tày từ xưa đến nay, hơn nữa theo quan niệm của người Tày, việc bố mẹ, ông bà thọ là phúc đức của con cháu. Cho nên, hiện nay việc chúc mừng sinh nhật đối với những người cao tuổi và mừng thọ (đối với những người trên 70 tuổi) đang ngày càng được tổ chức nhiều hơn trong các gia đình người Tày.

Lễ sinh nhật và mừng thọ của người Tày được tổ chức khá lớn nhưng không hoàn toàn giống với lễ của người Nùng và người Kinh. Lễ sinh nhật hay mừng thọ của người Tày mang tính chất chúc mừng chứ không có nhiều nghi lễ và thường chỉ mời một số hàng xóm thân cận cùng anh em họ hàng tới dự.

Đám tang: Với quan niệm phải tận hiếu với người đã mất và để tránh cho việc linh hồn người chết quay lại quấy nhiễu con cháu nên đám ma của người Tày trước đây có rất nhiều thủ tục, lễ nghi và thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Vì vậy, đối với người Tày trước kia, đám ma là tai họa đối với những gia đình nghèo vì chi phí cho đám ma rất tốn kém. Thêm vào đó, tang ma kéo dài nhiều ngày đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của gia đình cũng như các nhà hàng xóm trong bản.

Ngày nay, trải qua nhiều cuộc vận động chính trị lớn, phong trào bài trừ mê tín dị đoan, thực hiện nếp sống mới đã tác động đến tư tưởng nhận thức của đồng bào, thay đổi đáng kể nếp sống của đồng bào. Các thủ tục, lễ nghi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

127

rườm rà trong đám ma đã giảm đi rất nhiều, đồng bào cũng chỉ giữ thi thể trong nhà từ một đến hai ngày để đảm bảo vệ sinh. Việc tổ chức ma chay đỡ tốn kém hơn, lối nghĩ tổ chức đám ma càng to thì càng chứng tỏ sự hiếu thảo của con cháu đối với người đã mất không còn tồn tại. Các đám ma hiện nay diễn ra nhanh chóng, giản tiện nhưng vẫn đầy đủ những thủ tục quan trọng và thể hiện được sự hiếu thảo của con cháu đối với những người đã mất.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)