Những biến đổi về tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 120)

Biến đổi trong cộng đồng làng bản, dòng họ:

Cùng với sự biến đổi của kinh tế, cộng đồng làng bản của người Tày ở Bắc Sơn cũng dần dần biến đổi. Trước hết, ở các làng bản Tày, cấu trúc làng bản có sự thay đổi. Qui mô làng được mở rộng, số lượng các nóc nhà trong một bản tương đối lớn. Các bản làng của người Tày cũng dần chuyển từ các thung lũng hoặc sườn đồi, khe suối xuống các cánh đồng rộng lớn, gần các trục đường giao thông hoặc gần khu trung tâm. Hiện nay không còn các làng bản chỉ có một họ mà xuất hiện các làng nhiều họ. Ở đây, nhiều gia đình hạt nhân, chỉ có cặp vợ chồng và con cái chưa trưởng thành trở thành loại hình gia đình phổ biến. Mỗi làng không chỉ dành riêng cho người Tày mà đã xuất hiện một số dân tộc khác cùng cư trú với người Tày. Đặc biệt, nếu như trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

118

đây người Tày và người Kinh không cộng cư thì hiện nay các làng bản có sự chung sống của cả dân tộc Tày và dân tộc Kinh là hiện tượng phổ biến. Thậm chí rất nhiều các làng bản có đủ tất các thành phần dân tộc cùng sinh sống, tất nhiên, dân tộc Tày vẫn chiếm đa số.

Ở trong các làng bản này, quan hệ dòng họ vẫn chi phối đến quan hệ

làng nhưng quan hệ láng giềng được đề cao hơn quan hệ dòng họ ở một số lĩnh vực. Đặc biệt trong vùng cư trú của người Tày đã xuất hiện các thị trấn, thị tứ, các nông lâm trường và hệ thống chợ phiên, các công trình công cộng. Giao thông phát triển, cùng với hệ thồng truyền hình, radio phổ cập đến nhiều gia đình đã phá vỡ sự đóng kín về văn hoá. Kinh tế của làng bản không còn nặng tính chất tự cung, tự cấp. Nhiều nơi với nghề làm vườn phát triển, kinh tế hàng hoá đã thay thế kinh tế tự cung tự cấp.

Tính cố kết trong cộng đồng làng bản cũng suy giảm, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như các hình thức tín ngưỡng làng bản, các hoạt động lễ hội hầu như không còn được duy trì, sự mở rộng về quy mô làng bản, tính chất khép kín của các làng bản bị phá bỏ, các hoạt động sản xuất nhờ áp dụng máy móc nên hình thức đổi công, lấy công không còn phổ biến . . .Vì vậy, sự tương trợ và giao lưu giữa các gia đình trong làng bản không còn thường xuyên và theo đó ý thức về sự cố kết cộng đồng cũng dần suy giảm so với trước kia.

Mặc dù quan hệ dòng họ vẫn được đề cao và là những mối quan hệ cơ bản trong làng bản người Tày, song tổ chức dòng họ cũng không còn chặt chẽ như trước đây, xu thế chia nhỏ các họ ngày càng phổ biến để tạo nên các ngành các chi do quan hệ hôn nhân và các hoạt động kinh tế khác. Những người trong cùng một dòng, nhất là khác chi họ ngày càng xa cách, họ không còn sống tập trung trong các làng bản như xưa kia nữa. Vì vậy, các hoạt động có tính chất dòng họ cũng không con được duy trì, việc tập trung dòng họ trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

119

nên khó khăn hơn, nhiều khi con cháu ở các chi họ khác nhau không còn biết đến nhau, vì khoảng cách địa lí giữa các thành viên trong dòng họ ngày càng mở rộng và kéo dài, hơn thế người Tày ngày càng tham gia nhiều vào các công tác xã hội, mối quan tâm đến các hoạt động chung của dòng họ cũng có phần bị xao lãng.

Vai trò của trưởng họ cũng không còn được đề cao, tính tự quyết của các gia đình ngày càng tăng, hầu như các gia đình tự quyết định các công việc quan trọng và thông báo cho trưởng họ cùng với anh em họ hàng cùng biết. Các công việc của dòng họ lấy ý kiến chung của các thành viên trong dòng họ chứ không phụ thuộc vào ý kiến của trưởng họ như trong xã hội Tày xưa kia.

Vì dòng họ không còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của cuộc sống người Tày nên trong giai đoạn hiện nay, hiện tượng nhận họ đối với những người từ xa đến định cư trong bản làng người Tày, nhập họ đối với các họ nhỏ trong một bản trong xã hội người Tày ở Bắc Sơn không còn nữa. Tục lệ tốt đẹp đó đã bị mai một dần và mất đi cùng với sự phát triển của một xã hội theo xu hướng hiện đại ngày nay.

Biến đổi trong hôn nhân và gia đình:

Sự biến đổi không chỉ diễn ra trong cộng đồng làng bản mà các quan hệ trong gia đình và hôn nhân của người Tày ở Bắc Sơn cũng có những thay đổi đáng kể.

Quan hệ gia đình: Gia đình phụ quyền vẫn được duy trì, tuy nhiên tính chất phụ quyền không con như trước đây. Quy mô của các gia đình người Tày hiện nay khoảng từ 3 đến 5 người, những gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống ngày càng giảm, càng hiếm những gia đình “tứ đại đồng đường”, con cái lớn khi lập gia đình thường ra ở riêng. Kiểu gia đình phổ biến nhất hiện nay trong các làng bản của người Tày là gia đình hai thế hệ bao gồm bố mẹ và con cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

120

chưa lập gia dình cùng chung sống. Thậm chí con cái thường đi làm ăn xa và lập gia đình ở nơi công tác mà không trở về quê hương sinh sống với bố mẹ.

Người chủ trong gia đình vẫn là đàn ông, con cái vẫn lấy theo họ cha, giữ đạo hiếu với cha như trước đây. Tuy nhiên, tính gia trưởng đã giảm, người chồng không còn toàn quyền tự quyết mọi công việc trong gia đình, vợ và con cái cũng không hoàn toàn phải nghe theo sự sắp đặt của chồng, của cha nữa. Thay vào đó là mối quan hệ bình đẳng giữa chồng với vợ, và với các thành viên trong gia đình. Người phụ nữ ngày càng có chỗ đứng và vai trò quan trọng trong gia đình của người Tày. Xưa kia “xuất giá tòng phu, phù tử tòng tử” không ít phụ nữ lâm vào cảnh éo le, là “quả phụ” khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng vẫn phải ở vậy cả đời với con mà không được tái giá. Vài chục năm lại đây, nhiều phụ nữ còn trẻ sau khi mãn hạn tang chồng đã tái giá phù hợp với luật pháp và được dư luận xã hội đồng tình. Con cái có quyền tự do bày tỏ, đóng góp ý kiến của mình về các vấn đề trong gia đình mình.

Tư tưởng trọng nam hơn nữ trong các gia đình người Tày trước đây dưới nhận thức tiến bộ đã dần dần thay đổi. Họ không còn đặt nặng vấn đề nhất thiết phải có con trai nối dõi về sau. Dưới tác động của các chính sách dân số nên các gia đình người Tày hiện nay hầu như chỉ có từ một đến hai con con cái sinh ra không phân biệt giới tính đều được yêu thương, dạy dỗ chu đáo. Hiện nay một số gia đình người Tày có điều kiện, khi con gai lập gia đình cũng chia cho một phần tài sản, vừa là của hồi môn, vừa là sự giúp đỡ ban đầu đối với cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ.

Nguyên tắc ứng xử trong gia đình người Tày cũng có nhiều thay đổi, trước đây bổn phận làm vợ luôn luôn phải nghe theo lời chồng, nghe theo sự sắp đặt của chồng, thì nay nguyên tắc ứng xử trong quan hệ vợ chồng là luôn tôn trọng lẫn nhau. Cùng với đó, một số quy định khắt khe về nguyên tắc ứng xử trong gia đình đối với phụ nữ, đặc biệt là đối với con dâu và con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

121

rể nay đã bị xóa bỏ. Con dâu, con rể đều được coi là con, có nghĩa vụ và quyền lợi như các thành viên khác trong gia đình chồng hoặc gia đình vợ. Con dâu có thể thoải mái đi đến mọi chỗ trong nhà, có thể ăn cơm cùng với bố chồng, chú chồng, anh chồng, cùng lao động, cùng sinh hoạt trong một không gian chung. Quan hệ giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể ngày một cởi mở hơn. Con dâu có thể đưa vật gì đó hoặc bày tỏ ý kiến trực tiếp với bố chồng mà không phải thông qua người trung gian là mẹ chồng hoặc chồng nữa.

Tục lệ nhận con nuôi “lục liệng” vẫn còn được duy trì nhưng hình thức nhận con nuôi để làm con nối dõi sau nay ở các gia đình không có con trai hiện nay là rất hiếm. Đôi khi trong các gia đình không có con họ cũng nhận con gái làm con nuôi chứ không nhất thiết là con trai. Điều này thể hiện rất rõ sự tiến bộ của người Tày ở Bắc Sơn trong quan niệm về giới tính.

Những biến đổi trên đây cũng có những mặt hạn chế, một số gia đình không còn giữ được gia thế uy nghiêm như trước đây, xuất hiện các gia đình vợ không tôn trọng chồng, con không nghe lời bố mẹ, con dâu đối xử không tốt không phải đạo với bố mẹ chồng, tranh chấp tài sản . . . là nhiều gia đình không êm ấm, hòa thuận, đôi khi đi đến tan vỡ.

Nhìn về tổng thể, tuy quan hệ gia đình có những biến đổi nhất định, phù hợp với xu thế của thời đại nhưng những đặc trưng cơ bản của các gia đình người Tày vẫn còn đậm nét, nếp sống, nếp sinh hoạt của các gia đình người Tày ở Bắc Sơn và những nét đẹp trong ứng xử trong gia đình của người Tày vẫn còn được duy trì và phát huy.

Hôn nhân : Độ tuổi kết hôn trung bình hiện nay của nam nữ dân tộc Tày là khoảng từ 18 tuổi trở lên đối với nữ, khảng trên 20 tuổi đối với nam, đúng theo độ tuổi kết hôn theo quy định của hiến pháp nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. Tình trạng tảo hôn hầu như không còn, chỉ có một vài trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

122

hợp ở các làng bản ở những xã vùng sâu xa của huyện thì vẫn còn tập tục hỏi vợ sớm và lập gia đình sớm cho con cái.

Hình thức hôn nhân sắp đặt, ép buộc của hai bên bố mẹ cũng đang dần bị loại bỏ. Hiện nay, thanh niên nam nữ dân tộc Tày ở Bắc Sơn được tự do tìm hiểu kết bạn, có quyền chủ động yêu đương, hẹn hò. Họ tự tìm cho mình những đối tượng phù hợp, đôi khi là thông qua mai mối nhưng cũng không phải là hình thức ép buộc. Hình thức hôn nhân chủ yếu bây giờ là hôn nhân tự nguyện giữa hai bên nam nữ, hôn nhân được tiến hành dựa trên tình yêu, có quá trình tìm hiểu và được sự đồng ý của hay bên gia đình (cũng có trường hợp không được sự đồng thuận của cả hai bên gia đình). Vì vây, các cặp vợ chồng ngày nay tương đối hòa hợp và đa phần là hạnh phúc vì được tự do chọn lựa.

Tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng nhìn chung không có nhiều thay đổi, nhưng trong thời đại ngày nay, các cô gái, chàng trai có việc làm ổn định thường được đánh giá cao hơn, là tiêu chuẩn hàng đầu khi chọn vợ, chọn chồng. Một số tiêu chuẩn khác cũng có phần xem nhẹ hơn như các cô gái không nhất thiết phải giỏi khâu vá, thêu thùa, thậm chí có những cô gái không giỏi nội trợ vẫn được chấp nhận. Các yếu tố như “hợp mệnh”, “môn đăng hộ đối” không còn chi phối nhiều đến hôn nhân mặc dù trong tất cả các cuộc hôn nhân nó vẫn được chú ý xem xét.

Tính chất mua bán trong hôn nhân của người Tày đã giảm đi nhiều. Tục lệ thách cưới vẫn còn tồn tại nhưng nó không còn nặng nề như trước đây. Nhà trai có thể tùy theo hoàn cảnh kinh tế của gia đình mà gửi nhà gái một khoản tiền phù hợp. Điều này làm cho nhiều gia đình bớt đi gánh nặng khi lo đám cưới cho con cái.

Hôn nhân hỗn hợp dân tộc ngày càng phổ biến hơn, nhất là hôn nhân giữa dân tộc Tày với dân tộc Nùng, dân tộc tày với dân tộc Kinh. Trước đây,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

123

hôn nhân giữa người Tày và người Kinh rất hiếm thấy vì sự khác biệt tương đối lớn về phong tục tập quán và ngôn ngữ nhưng cùng với quá trình di cư ngày càng nhiều của người Kinh lên Bắc Sơn, trong đó đa phần là họ sống trong các bản làng cùng với người Tày, đã làm hôn nhân giữa nam nữ của hai dân tộc này ngày càng tăng lên. Các cuộc hôn nhân với khoảng cách địa lý xa cũng ngày càng tăng lên.

Chế độ đa thê trong hôn nhân của dân tộc Tày đã hoàn toàn bị xóa bỏ, chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của hiến pháp được người Tày ở Bắc Sơn chấp hành nghiêm chỉnh.

Sau khi kết hôn, cô dâu thường về cư trú luôn bên nhà chồng, còn rất ít trường hợp ở rể mà thường chuyển ra ở riêng và chăm sóc bố mẹ cả hai bên.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)