Vốn được coi là “bảo tàng sống” chứa đựng các giá trị văn hóa - lịch sử phong phú của từng dân tộc, lễ hội dân gian đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây chính là kho tàng di sản văn hóa vô giá, tạo nên bản sắc độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Trải qua thời gian, nhiều lễ hội vẫn được gìn giữ và phát triển, nhưng cũng có những lễ hội chỉ còn trong ký ức của những bậc cao niên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
103
Mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những lễ hội gắn liền với đời sống, tạo nên những không gian văn hóa giàu tính truyền thống của đồng bào dân tộc mình. Theo nhóm tác giả Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng . . . việc tổ chức lễ hội có thể là dấu vết xa xưa của cộng đồng dân cư khu vực nhiều bản. Các lễ hội thường hướng đến sự giao lưu tình cảm, vui chơi giải trí và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh, nhà nhà no ấm. Tiểu biểu cho lễ hội của người Tày ở Bắc Sơn là lễ hội “lồng tồng” (xuống đồng), thường được tổ chức sau tết âm lịch, tiêu biểu là lễ hội “lồng tồng” ở xã Quỳnh Sơn.
Đối với sản xuất, lồng tồng là dịp ăn mừng vụ thu hoạch ở qui mô vùng lãnh thổ; mặt khác cũng là khởi đầu cho một vụ mùa sản xuất mới đầy ước vọng. Đối với thần thánh, đây là dịp mừng thần địa phương, thành hoàng, tạ ơn thần nông ở thế giới bên kia đã phù hộ cho một mùa làm ăn tốt đẹp. Ngày hội chính là thời điểm cho họ hàng và bè bạn gần xa tới thăm hỏi, chúc tụng nhau, mời ăn uống, đón khách và chúc mừng những thành đạt của nhau. Dịp xuân cũng là mùa vui của tuổi trẻ, họ tìm đến nhau để cùng chơi trò chơi, hát giao duyên, trao đổi tâm tình để đi tới hạnh phúc lứa đôi.
Lễ hội lồng tồng ở xã Quỳnh Sơn với quy mô khoảng vài trăm người, được tổ chức trong một ngày, trên cánh đồng rộng của xã. Hàng năm cứ vào 13 tháng Giêng (âm lịch) Xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn lại diễn ra lễ hội lồng tồng, và lễ rước kiệu ông Dương Tự Minh người dân dộc Tày làng Quan Triều, Tỉnh Thái Nguyên ông là thủ lĩnh của Phủ Phú Lương.
Lễ hội lồng tồng được chia làm hai phần : phần lễ và phần hội. Chủ trì lễ hội này là thầy Mo có uy tín nhất trong vùng.
Sáng hôm diễn ra lễ hội, các nhà đều ăn cơm sớm để còn đem “mâm tồng” ra chỗ họp hội bày cúng. Đồ cúng gồm có: gà thiến luộc, thịt lợn ướp, trứng luộc vễ phẩm xanh, đỏ, tím, vàng, hai cặp bánh trưng bọc lại bằng lá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
104
dong xanh, các loại bánh ngày tết (khẩu sli, bánh khảo, bánh bỏng, bánh sừng bò . . .) và hai quả còn. Mâm cỗ đem ra được xếp thành hai dãy thẳng hàng tạo thành lối đi ở giữa, tận cùng là mâm cúng của thầy Mo.
Khoảng 12 giờ trưa các mâm cỗ bày xong, người từ khắp nơi đổ về nơi tổ chức lễ hội. Lúc đó đội múa sư tử sẽ tiến vào trung tâm lễ hội, đến hội, đầu tiên sư tử phải lạy mâm tồng, lần lượt vái lạy mâm cúng ở hai bên, đến mâm cúng của thầy Mo thì sư tử múa lạy trịnh trọng với động tác êm nhẹ trong tiếng thanh la não bạt chậm rãi, êm ái. Khi đi hết các mâm cúng sư tử quay lại trung tâm diễn trò cho dân chúng thưởng thức.
Kết thúc phần múa sư tử mở đầu, lễ hội đi vào phần lễ quan trọng nhất đó là lễ hội cầu mưa. Mọi người cùng tập trung xung quanh mâm cúng của thầy Mo. Thầy Mo sẽ đứng trên một bục cao, tay dâng chậu nước làm lễ cầu trời xin nước tưới xuống ruộng với bài khấn cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ. Lời khấn cầu có đoạn: “Khấn cho trời nắng hạn lui đi, cho mưa tụ về, dồn nước đầy đồng thấp, tràn đồng cao, lúa xen bờ trên, lúa ngập bờ dưới, lúa tốt hơn năm ngoái, nhiều hơn năm kia, lúa chắc hạt gánh gẫy đòn, lúa chất ba gian nhà, lúa đầy trên giàn bếp, lúa tẻ ăn không hết, lúa nếp ăn không chê . . .
Anh em ơi ! Được trời chấp cho mưa thuận gió hòa rồi nhé! . . . Ai cũng phải gắng sức làm công, ai siêng năng thì được, ai lười biếng thì không nhé! Đây này! . . . Đây này! . . . Trời cho mưa thuận gió hòa này!. . .”
Thầy Mo đi xung quanh đám đông và té nước vào mọi người. Ai cũng cố ý đứng gần thầy Mo để “nước mưa” rơi vào mình, hưởng lộc đầu xuân.
Sau phần lễ cầu mưa, lễ hội đi vào phần sôi nổi nhất đó là phần diễn ra các trò chơi dân gian. Trẻ em say mê với các trò chơi như đánh khăng, chơi sảng, đốt pháo . . . thanh niên vui vẻ, sôi động với đánh đu, tung còn, kéo co, đẩy gậy . . .người già hơn thì thích thú với việc xem hoặc chơi cờ người, chọi gà . . .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
105
Tung còn là một nội dung quan trọng của ngày hội, là trò chơi “phong tục nghi lễ” [58;264]. Trên bãi đất rộng người ta trồng một cây mai cao, thẳng, ngọn được uốn thành vòng tròn, có đường kính khoảng 50cm được gọi là “póng còn”, dán bằng một lớp giấy đỏ mỏng, giữa tâm là một điểm màu trắng. Quả cầu được khâu bằng vải tua, trong nhồi thóc và hạt bông. Sau khi ném thủng mặt giấy dán, trai gái tự do tung còn cho nhau không nhất thiết phải ném qua “póng còn”. Tung còn cho ai hay nhận còn của ai rất có thể là dịp biểu hiện của sự trao đổi tâm hồn. Trò vui được kết thúc bằng việc chủ hội – người tung còn mở màn cuộc chơi – rạch quả còn ném trúng vòng tròn, lấy hạt thóc, hạt bông rắc ban cho mọi người đem về làm giống thiêng với hi vọng may mắn.
Hội tan, đám sư tử tỏa đi chúc tết các gia đình trong bản, sau đó chào thổ công rồi mới ra về. Thanh niên trai gái trong bản mời ở lại đêm xuân để còn hát lượn, đối đáp đến sáng mới ra về. Đây cũng là đêm vui của cả bản, người trẻ hát, người già thức nghe và chỉ dẫn cho lớp trẻ. Qua các đêm hát lượn tình yêu trai gái nảy nở, kết thúc hội phải về, thanh niên nam nữ không quên hẹn nhau gặp lại tại mùa lễ hội sang năm lại gặp gỡ trao duyên cho tình thêm nồng thắm.
Tiểu kết chƣơng 2: Qua nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của người Tày ở Bắc sơn, Lạng sơn có thể rút ra một vài nhận xét như sau:
Làng bản của người Tày ở Bắc Sơn đã được hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của dân tộc với đặc trưng cơ bản là mang tính cố kết cộng đồng rất cao. Quan hệ hàng xóm, láng giềng được đề cao “pí noọng dú quây ná táy hua đuây vầy rúng” (anh em xa không bằng láng giềng gần). Mối quan hệ gắn bó được củng cố thông qua các tổ chức “phe” của người Tày, thông qua các hoạt động hỗ trợ nhau trong sản xuất và thông qua các hình thức tín ngưỡng mang tính cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
106
Quan hệ dòng họ được đồng bào coi trọng, đó luôn là mối quan hệ cơ bản trong các làng bản của người Tày. Gia đình người Tày thuận hòa, mọi người yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và đặc biệt gia đình và dòng họ của người Tày còn có tính chất mở, biểu hiện ở tục lệ nhận con nuôi, nhận họ, nhập họ là nét độc đáo, là thuần phong mỹ tục của người Tày ở Bắc Sơn. Đồng thời, đó cũng là cơ sở tạo nên sự cố kết cộng đồng dân tộc, duy trì và bảo tồn những bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tín ngưỡng dân gian của người Tày là tín ngưỡng thờ thần, xuất phát từ quan điểm “vạn vật hữu linh”, phù hợp tâm lý của những người sống trong điều kiện hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng. “Đó là tín ngưỡng hướng về thiên nhiên, không mang theo chính kiến xã hội, là sự tin, mê mang tính cá nhân, nội tâm” [49;21]. Tín ngưỡng của người Tày mặc dù còn mang nhiều nét mê tín dị đoan, tàn dư ma thuật tồn tại khá rõ nét trong đời sống đồng bào Tày nhưng cũng mang những yếu tố tích cực như tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần bản mệnh của bản và thờ các vị anh hùng dân tộc.
Văn hóa dân gian Tày rất phong phú với nhiều thể loại như truyện cổ, tục ngữ, cao dao, đồng dao, lễ hội . . . đã phản ánh một phần cuộc sống tinh thần của người Tày và cũng là những đóng góp đáng quý của người Tày ở Bắc Sơn vào kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
107
CHƢƠNG 3
NHŨNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN