Phong tục, tín ngưỡng làm nhà mới của người Tày

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 90)

Làm nhà được đồng bào Tày coi là một trong những lớn và là việc hệ trọng nhất trong đời người. Vì vậy, liên quan đến việc làm nhà có nhiều phong tục, lễ nghi với mong muốn mọi việc đều diễn ra tốt đẹp.

Xem tuổi làm nhà: Điều quan trọng nhất của đồng bào Tày đó là tuổi làm nhà. Tuổi làm nhà được xem là tuổi của người chủ nhà (người chồng) nhưng đa phần họ thường xem cả tuổi chồng và tuổi vợ. Đồng bào kiêng làm nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

vào những năm xung khắc với tuổi của vợ hoặc chồng, cho nên, nhiều khi không được tuổi của cả hai vợ chồng người Tày còn mượn tuổi anh em họ hàng để làm nhà. Người được tuổi làm nhà phải đứng tên và có mặt trong mọi thủ tục cần thiết liên quan đến làm nhà và những khâu quan trong trong quá trình làm nhà như động thổ, đặt móng, dựng khung nhà, lợp mái.

Chọn đất: Sau khi chọn được tuổi làm nhà thì vấn đề chọn thế đất rất được dồng bào quan tâm. Đất làm nhà phải là những mảnh đất thuận tiện cho việc làm ăn, sinh sống như gần ruộng nương, bãi cỏ, rừng cây và quan trọng nhất là gần nguồn nước hoặc là nơi dễ dẫn nước về. Nếu mảnh đất đấy bằng phẳng rộng rãi thì càng tốt, nhưng không phải điều bắt buộc vì đa phần nhà ở của người Tày là nhà sàn. Thông thường, đồng bào chọn những nơi cao ráo để khi mưa nước bẩn và rác rưởi không thể ảnh hưởng đến chỗ ở mà chúng lại chảy xuống ruộng làm cho đất thêm màu mỡ. Bởi thế nhà thường được xây cất ở những thung lũng nhỏ hẹp, trên sườn đồi thấp dọc khe suối, nền được cuốc vào sườn núi tạo thành các bậc phẳng.

Hướng nhà: Vì khâu chọn đất tương đối kĩ càng nên đồng bào Tày thường chọn hướng nhà theo thế đất và hoàn cảnh xung quanh chứ không nhất thiết chọn theo hướng gió hoặc trong theo Đông, Tây, Nam, Băc giống như một số dân tộc khác. Nhà của đông bào thường dựa lưng vào núi, cửa chính hướng ra cánh đồng. Tuy nhiên, những trở ngại trước cửa nhà được đồng bào xem rất cẩn thận, họ kiêng những núi non, song ngòi, bụi cây có hình thù quái gở “nhòm ngó vào nhà”. Một ngọn núi hình mũi thương đâm thẳng vào nhà là một hiện tượng rất độc, có thể gây nạn thương vong. Một con suối không kín đáo chảy tông hống ra ngoài là hiện tượng “tán tài” gây mất của cải . . . Nếu nhà nào chọn được hướng nhà mà trước cửa có một gò đất hình mâm xôi thì đó là hướng có lộc, dễ làm ăn. Nếu hướng nhà chưa được ưng ý lắm thì người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

ta có thể đặt một hoặc hai con chó đá để “yểm nền nhà” hoặc trồng một bụi tre để che khuất hướng độc đi.

Hơn nữa, đồng bào còn quan niệm rằng thế đất cũng ảnh hưởng đến cuộc sống trong gia đình sau này, nhất là sự tương quan cân bằng giữa nam và nữ trong nhà “pò chài bạng toa, mé nhình bạng dại” (nhà có thế đất bên phải cao hơn thì nam giới trong gia đình sẽ mạnh hơn nữ giới về mọi mặt và ngược lại) nên thông thường họ chọ thế đất có bên phải cao hơn một chút, quan niệm này cũng thường thấy trong việc dặt mồ mả của người Tày.

Lễ động thổ :Khi bắt đầu khâu làm nhà, người tày rất coi trọng lễ động thổ và “lồng hin táng” (đặt các viên đa tảng) dưới chân các cột nhà. Lễ động thổ được chủ nhà nhờ thầy Tào xem cẩn thận ngày, giờ tiến hành. Đó phải là giờ tốt, hợp với người lấy tuổi làm nhà. Trước khi động thổ, thầy Tào bày cỗ gà và xôi sau đó thắp hướng để cúng xin “chúa đin” (chúa đất) hoặc “Mẻ đin” (mẹ đất) cho người đứng tên được phép làm nhà trên mảnh đất đó. Cúng bái và làm lễ xong, người được chọn tuổi là nhà sẽ cuốc những nhát cuốc đầu tiên đào móng, san đất làm nhà. Sau đó, tự tay người được chọn tuổi làm nhà đặt tám tảng đá tảng cho tám cột chính của căn nhà , người Tày Bắc Sơn gọi là “hin mẻ” (đá mẹ, đá lớn). Kết thúc nghi lễ này, anh em họ hàng và hàng xóm mới cùng chủ nhà san đất và đặt đá tảng cho các cột nhà còn lại.

Dựng nhà: Khung nhà và các vật dụng cần thiết đã được chủ nhà chuẩn bị đầy đủ từ trước đó. Việc dựng nhà đòi hỏi sức lực của nhiều người nên khi dựng nhà chủ nhà thường nhờ mọi người trong bản đến giúp. Trong lúc chờ đến giờ tốt mọi người cùng nhau lắp ghép khung nhà, buộc dây chằng và xem xét thận cẩn thận các mối ghép để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi dựng nhà. Ngay sau khi khung nhà được dựng lên, chủ nhà hoặc người được lấy tuổi làm nhà cầm một thanh gỗ gõ ba lần vào một trong tám cột chính (tâu mé). Đồng bào tin rằng làm như vậy ngôi nhà sẽ thật sự đứng vững trãi, dù gặp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

nhiều chấn động cũng không bị nghiêng hoặc bị đổ. Nếu được giờ dựng nhà vào buổi sớm, khi trời chưa sáng hẳn, chủ nhà sẽ đốt một đống lửa to ở giữa nền ngôi nhà sẽ được dựng, một mặt để soi sáng cho những người dựng nhà, mặt khác nó còn ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua tan bóng đêm và sự lạnh lẽo ra khỏi nơi sẽ dựng nhà mới.

Sau khi dựng xong các cột chính, theo thứ tự, người Tày sẽ đặt hoành nóc trước (pe đuân). Sau đó họ treo một mảnh vải đỏ vào hoành nóc, ở gian chính giữa của ngôi nhà với ý nghĩa cầu mong gia đình yên ổn, làm ăn phát đạt.

Vào nhà mới (khấu rườn mấu): Đúng vào ngày giờ tốt đồng bào Tày sẽ tổ chức lễ vào nhà mới. Tất cả anh em họ hàng và những người trong bản giúp dựng nhà đều được mời dự lễ này. Lễ nghi vào nhà mới được bắt đầu bằng việc nhóm bếp lửa trong nhà mới. Người được chọn châm lửa là người trong họ nội của chủ nhà, có tính nết hiền lành, cởi mở, đã có vợ chồng, con cái đầy đủ cả gái lẫn trai, ăn nên làm ra. Đồng bào Tày ở Bắc Sơn quan niệm rằng, nếu chọn phải người châm lửa khó tính thì sau này sẽ khó nhóm bếp, người có gia cảnh không vẹn toàn thì gia đình nhà chủ cũng lây vía xấu của họ, người cô độc thì bếp lửa và căn nhà sẽ lạnh lẽo. Đặc biệt, chủ nhà không bao giờ được tự đi xin lửa và nhóm bếp lửa của nhà mình vào lần đầu tiên vào nhà mới. Người châm lửa sẽ cầm một bó đuốc sang xin lửa bên nhà bố mẹ của chủ nhà sau đó đi thẳng sang nhà mới châm cho bếp lửa cháy, trong qua trình đi đường phải giữ cho bó đuốc không được tắt. Khi châm phải làm sao cho lửa bén thất mau và ngọn lửa bùng lên càng cao càng tốt. Khi bếp lửa bắt đầu cháy, những người đến dự lễ mừng nhà mới cùng hò reo chúc tụng chủ nhà mới những lời chúc tốt đẹp nhất. Sau nghi lễ châm lửa, chủ nhà chuẩn bị bữa cơm thịnh soạn để mời anh em họ hàng và làng bản đã có công giúp họ hoàn thành việc lớn. Nhũng người đến dự đều có lễ mừng như gạo, rượu, vật dụng trong gia đình . . .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

91

Như vậy việc làm nhà của người Tày trải qua nhiều khâu khác nhau với các lễ nghi và phong tục khác nhau. Các lễ nghi đó cũng là một phần trong tín ngưỡng dân gian của người Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)