Tín ngưỡng dân gian được hình thành từ rất lâu đời, nó nảy sinh và phát triển cùng với sự hình thành của các dân tộc. Tín ngưỡng tồn tại trong nhân dân rất vững chắc và lâu bền, ngay cả khi những điều kiện sản sinh ra nó đã thay đổi. Nó thích nghi với những điều kiện mới chứ không hoàn toàn mất đi. Tuy nhiên, hiện nay những hình thái tín ngưỡng sơ khai ngày càng mai một đi, chỉ còn vài hình thái được duy trì, nhưng đã có biến dạng để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới.
Niềm tin của người Tày về thế giới tâm linh hầu như không thay đổi nhiều, họ vẫn tin vào các loại ma quỷ thần thánh, tin vào sức mạnh của những người hành nghề cúng bái (thầy Mo, thầy Tào, bà Then) nên vẫn tồn tại các hình thức thờ cúng và chữ bệnh bằng phương pháp cúng bái. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ xã hội, các biểu hiện của mê tín dị đoan cũng dần bị xóa bỏ.
Hiện nay việc chữa bệnh bằng phương pháp cúng bái hầu như chỉ tồn tại ở một số vùng sâu xa của huyện. Hệ thống y tế đã phát triển đến tận các làng bản, kịp thời chữa bệnh cho bà con trong các bản làng. Đồng bào tày ngày càng tin tưởng hơn vào y học và khi có bệnh họ thường đến các sở y tế để khám chữa trước tiên. Họ chỉ mời thầy cúng trong các trường hợp như cần giải tỏa tâm lý cho những người bệnh (thường là những người bệnh cao tuổi), hoặc khi trong nhà có người ốm liên tiếp mà họ cho rằng do gặp vận hạn phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
128
giải hạn cho gia đình. Họ không còn tin hoàn toàn vào khả năng chữa bệnh bằng cầu khấn như trước đây nữa.
Đồng bào tày cũng không còn tin và áp dụng các hình thức yểm bùa như trước đây, các loại bùa chú ít được sử dụng trong các trường hợp mà họ thường tìm đến những biện pháp thực tế hơn. Trong các bản làng của người Tày hiện nay rất hiếm những người biết thả bùa chú và đây là hình thức bị cấm đoán nghiêm ngặt trong các cộng đồng làng bản của người Tày ở Bắc Sơn.
Việc thờ cúng có phần bị sao nhãng. Họ không còn thờ ma núi, ma rừng, ma sông suối và các vị thần bản mệnh của làng bản. Trong các bản làng người Tày ở Bắc Sơn trước đây đều có miếu thờ thổ thần và đình thờ Thành Hoàng làng. Ngày nay, đến đầu bản người Tày người ta không còn nhìn thấy miếu thờ thổ thần nữa, một vài bản cũng còn nhưng không được chăm nom, trùng tu nên đã rất đổ nát và không được nhân dân trong bản thờ cúng trong các dịp lễ tết. Các ngôi đình lớn, đẹp đẽ, tôn nghiêm thờ Thành Hoàng làng trước đây cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong thâm tâm người trong bản vẫn coi đó là những nơi tôn nghiêm, những di tích còn lại thường không ai dám đụng đến, thậm chí là những cây cổ thụ mọc xung quanh các miếu, các đình. Họ không làm ồn ào tại những nơi đó, khi đi qua những nơi thờ tự họ vẫn tỏ thái độ tôn kính, không bao giờ cho súc vật đi vào những nơi như vậy.
Ngày nay, ở một số xã, các ngôi đình đã được nhà nước cấp kinh phí để trùng tu hoặc xây dựng lại, nhân dân bắt đầu thờ cúng vào các dịp lễ lớn trong năm, nhất là dịp tết Nguyên Đán, tiêu biểu như Đình Nông Lục, Đình xã Long Đống. Việc tế Thành Hoàng làng dần dần lại được khôi phục trong tâm thức của cộng đồng làng bản. Tuy nhiên, việc thờ thổ công vẫn chưa được quan tâm khôi phục. Điều đáng nói ở đây là, tục thờ thần thổ công mới thực sự là tín ngưỡng truyền thống của người Tày ở Bắc Sơn, còn tục thờ Thành Hoàng làng là do sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa người Kinh trong giai đoạn về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
129
sau, nhưng dường như hình thức thờ cúng cộng đồng này ngày càng được quan tâm vàchú trọng hơn hình thức thờ thổ thần.
Bên cạnh sự mai một của một số hình thức tín ngưỡng thờ thần bản mệnh thì cũng xuất hiện việc thờ cúng một số vị thần thánh khác, tiêu biểu là tục thờ Phật Bà Quan Âm. Đây là do sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa của người Nùng từ trước đây. Giai đoàn trước việc thờ cúng Phật Bà Quan Âm đã có mặt trong đời sống tín ngưỡng của người Tày, nhưng chỉ có ở một số ít gia đình. Ngày nay, việc thờ Phật Bà Quan Âm ngày một nhiều hơn, coi đó là biểu tượng của sự quyền năng có thể cứu vớt, che chở cho con người khỏi mọi rủi ro. Một số gia đình Tày hiện Tày cũng có thói quen đi chùa để cầu an, cầu phúc. Có thể nói, vai trò của Phật Giáo ngày càng rõ nét trong đời sống tín ngưỡng của người Tày ở Bắc Sơn.
Tại một số địa phương hình thức thờ cúng các vị anh hùng dân tộc cũng được khôi phục. Ở xã Quỳnh Sơn thờ Dương Tự Minh - anh hùng dân tộc, thủ lĩnh của người Tày ở Phú Lương Thái Nguyên, người có công đánh đuổi giặc Tống thời Lý, giữ yên vùng phía Bắc và giúp đỡ đồng bào dân tộc nghèo khó. Khi được biết tin ông mất để nhớ ơn công đức của Dương Tự Minh người dân tổng Quỳnh Sơn đã lập đền thờ tại Đẳng Rử Thôn bên sườn núi đá nước nguồn. phía sau có giếng tiên thuộc Quỳnh Sơn. Trải qua nhiều năm phát triển dân số Quỳnh Sơn ngày càng đông địa điểm chật hẹp, dân làng đã cùng nhau chuyển Đền đến một địa điểm mới cách địa điểm cũ 400m về phía Đông giữa thôn Thâm Pác, Nà Riềng 1 và Nà Riềng 2. Trải qua nhiều biến cố, việc thờ tự vị anh hùng dân tộc này đã không được duy trì trong một thời. Từ năm 2000 trở lại đây, việc thờ cúng vị anh hùng này lai được khôi phục. Hàng năm, trong lễ hội “lồng tồng”, nhân dân xã Quỳnh Sơn vẫn tổ chức lễ rước kiệu ông Dương Tự Minh và đây là một trong những phần long trọng nhất của lễ hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
130
Các tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp không còn được duy trì. Đồng bào vẫn mong chờ hiện tượng “vạ mà” để dự đoán thời tiết mùa vụ, nhưng trong các gia đình người Tày không còn nghi lễ đón tiếng sấm đầu năm, đánh thức hồn lúa hồn ngô nữa. Việc cúng “khoăn vài” cũng được tiến hành rất sơ sài và ít nơi duy trì hình thức cúng bái này.
Lễ hội “lồng tồng” đã từng không được duy trì trong một thời gian dài. Những năm gần đây, với chủ trương khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lễ hội này mới được khôi phục ở một số địa phương (hiện nay chỉ có ở hai xã: Quỳnh Sơn và Vạn Thủy). Nhưng lễ hội đó không được khôi phục nguyên trạng, các hình thức lễ nghi đã không còn chiếm một phần quan trọng trong lễ hội, thay vào đó là phần hội được mở rộng. Các trò chơi dân gian thường thấy trong các lễ hội lồng tồng trước đây nay đã vắng bóng phần nào, thay thế vào đó là các môn thể thao hiện đại như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền . . . Trong lễ hội đồng bào trong bản hầu như chỉ đến xem qua chứ không có hào hứng, các gia đình cũng không còn chăm chút cho mâm tồng như trong các lễ hội xưa kia. Nhìn chung, việc khôi phục lễ hội này chưa được thực hiện một cách triệt để, thế hệ trẻ ngày nay chưa được chứng kiến một lễ hội đúng nghĩa và chưa có dịp biết về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình như nó vốn từng tồn tại.
Các thế hệ trẻ ngày nay rất ít khi quan tâm đến mảng văn hóa dân gian của dân tộc vì vậy văn hóa dân gian ngày càng mai một. Một số vùng đã bị Kinh hóa, các thế hệ trẻ lớn lên không biết nói tiếng dân tộc mình, không biết đến trang phục dân tộc. Đa phần giới trẻ hiện nay không ai còn biết đến các điệu lượn, các câu hát đối, hát ví. Hình thức giao duyên này đã từ lâu không còn tồn tại trong các bản làng Tày ở Bắc Sơn. Kho truyện cổ, ca dao, tục ngữ, đồng dao cũng chỉ còn được lưu lại trong kí ức của các thế hệ trước, trong sách vở và các công trình nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
131
Tiểu kết chƣơng 3
Với vị trí địa lí thuận lợi, là của ngõ thông thương giao lưu giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sinh sống và sản xuất, do vây, ngay từ rất sớm đã là nơi gặp gỡ và cộng cư của các lớp cư dân, các dân tộc. Người Tày Bắc Sơn sống trong hành lang giao lưu văn hóa giữa đồng bằng Bắc Bộ và vùng Lưỡng Quảng, Hoa Nam ấy nên từ lâu đã tiếp nhận vào mình những thành tựu, sắc thái của văn hóa từ Bắc xuống, từ Nam lên, kết hợp với những yếu tố văn hóa bản địa, sự giao lưu tiếp biến của văn hóa các dân tộc trong huyện, đã đưa tới những biến đổi đáng kể trong văn hóa truyền thống của người Tày ở Bắc Sơn. Thêm vào đó với các chính sách, định hướng phát triển văn hóa các dân tộc của Đảng và nhà nước cũng góp phần bảo tồn một phần các giá trị văn hóa tốt đẹp của người tày ở Bắc Sơn, từng bước đưa nền văn hóa ấy hòa mình vào dòng chảy chung của văn hóa dân tộc Việt Nam, vì mục tiêu xây dựng một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất, tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
132
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn luận văn rút ra một số kết luận như sau:
1. Bắc Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn, nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn. Đây là huyện có vị trí năng động, cửa ngõ thông thương giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên. Đây là vùng có khí hậu thuận hòa, thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho việc hình thành một nền kinh tế tự cấp tự túc, đồng thời đây là nơi mà đồng bào dân tộc Tày đã chọn làm nơi định cư từ rất sớm. Trải qua quá trình phát triển, các dân tộc khác di cư tới cùng sinh sống, tạo thành một cộng đồng dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc với nhiều nguồn gốc khác nhau. Những yếu tố về không gian lãnh thổ, lịch sử phát triển lâu dài và những yếu tố tộc người đã quy định văn hóa Tày Bắc Sơn thuộc loại hình văn hóa thung lũng với những đặc trưng của nó về hoạt động kinh tế cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần.
Dân tộc Tày từ xa xưa đã chọn địa bàn cư trú tại các thung lũng, sườn đồi, khe suối nên kinh tế chính của họ là phát triển nghề nông nghiệp trồng lúa nước, kết hợp với làm nương rẫy và tiểu thủ công nghiệp. Đây là nền kinh tế mang đặc trưng của các vùng miền núi phía Bắc, là dấu gạch nối giữa văn hóa lúa nước ở vùng đồng bằng với văn hóa nương rẫy ở vùng núi cao. Bên cạnh đó kinh tế của người Tày còn tồn tại bộ phận kinh tế khai thác sản vật của thiên nhiên núi rừng với các sản phẩm phong phú là đặc sản nổi tiếng của vùng. Có thể nói, trong qua quá trình sinh sống, người Tày đã luôn thích nghi với các điều kiện tự nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên và từng bước vươn lên làm chủ tự nhiên, tạo dựng cho mình một cuộc sống định cư lâu dài.
Từ những đặc điểm của địa bàn cư trú, đặc điểm của tộc người và đặc trưng của nền kinh tế, người Tày đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
133
và văn hóa tinh thần phong phú, với những đặc trưng riêng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đa dạng của các dân tộc Việt Nam.
2. Văn hóa tinh thần của người Tày ở Bắc Sơn vô cùng phong phú và
đa dạng, nó được hình thành từ cuộc sống lao động và quá trình giao lưu giữa các dân tộc qua nhiều thế hệ khác nhau từ khi hình thành cho đến nay.
Bản là một cộng đồng về mặt xã hội. Người dân gắn bó cuộc sống kinh tế, đời sống văn hóa và các quan hệ xã hội chủ yếu trên địa vực bản. Bản của người Tày được cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc nhiều dòng họ khác nhau. Quy mô các bản lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều có chung một đặc điểm là tính cố kết cộng đồng trong các làng bản người Tày rất cao, mọi người trong bản đều sống rất hòa thuận, bảo vệ quyền lợi chung và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Quan hệ gia đình, dòng họ của người Tày rõ ràng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Gia đình người Tày là gia đình phụ hệ với tính chất gia trưởng rất rõ nét, tư tưởng trọng nam hơn nữ luôn ăn sâu trong tâm thức của người Tày. Nếp gia đình được quy định rõ ràng, có trật tự, có tôn nghiêm với vai trò làm chủ của người đàn ông trong gia đình. Trong ngôn ngữ của người Tày có cụm từ “phua, mìa”(chồng, vợ) chứ không phải là cụm từ “vợ, chồng” như trong tiếng Việt. Trong gia đình Tày có sự phân định rõ ràng về không gian sinh hoạt, có quy định về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với con dâu, em dâu và quan hệ giữa mẹ vợ với con rể. Mặc dù có sự phân biệt và tồn tại những quy định nghiêm ngặt như vậy nhưng tính chất bao trùm hơn cả trong gia đình người Tày ở Bắc Sơn là tình thương yêu, đùm bọc và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Cũng chính nhờ đó mà tính bền vững của các gia đình người Tày là rất cao. Mặc dù coi trọng quan hệ gia đình và dòng họ song người Tày Bắc Sơn không vì thế mà sống khép kín. Hiếu khách, cởi mở và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
134
chân thực là một trong những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Tày. Đó là cơ sở của tình đoàn kết giữa dân tộc Tày và các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn của huyện.
Các nghi lễ của người Tày đa phần là rườm rà và phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố mê tín, thần bí. Trong đó, các tín ngưỡng liên quan đến gia đình thường chiếm phần lớn và được chú trọng hơn so với các lễ nghi liên quan đến cộng đồng làng bản.
Người Tày có đời sống tín ngưỡng tôn giáo rất đa dạng, thể hiện sự xâm nhập, đan xen, hòa quyện của các tín ngưỡng dân gian với các tôn giáo du nhập như Phật Giáo, Khổng giáo và Đạo giáo của Trung Quốc. Người Tày tiếp thu các tôn giáo này ở mức độ thấp hơn người Việt, song tâm lý của các tôn giáo này đã thấm sâu vào đồng bào qua các lễ thức, các tập tục và chi phối những quan niệm về thần thánh ma quỷ của người Tày.
Văn hóa dân gian của người Tày phát triển mạnh. Là dân tộc có chữ viết riêng, người Tày đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn học dân gian vừa sâu sắc, hóm hỉnh về nội dung, vừa đa dạng về thể loại. Nó thể hiện tâm hồn, ước vọng và quan điểm sống của người Tày Bắc Sơn trong công cuộc