Các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 86)

Nếu như việc thờ cúng ma rừng, ma bản, ma tổ tiên dòng họ . . . là để củng cố mối quan hệ về mặt xã hội thì các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

nhất là các nghi lễ liên quan đên trồng trọt là để cầu xin cho mùa màng được bội thu, con người được no đủ. Vì vậy, các nghi lễ nông nghiệp của người Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn có nội dung chính là vỗ về “hồn” lúa, ngô, gia súc, tạ ơn hoặc cầu xin trời đất. Đó là những yếu tố quyết định đến mùa màng của họ tốt hay xấu, được hay mất.

Ở một huyện vùng cao, nước canh tác tương đối khan hiếm, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên nên đồng bào rất quan tâm đến mưa và tiếng sấm đầu năm. “Tiếng sấm ví như tiếng trống trời báo cho mọi vật bừng tỉnh vì đó cũng là tín hiệu những trận mưa xuân bắt đầu” [12;259]. Đồng bào coi đây là lúc bắt đầu đồng áng của một năm, vì vậy khi nghe tiếng sấm đầu tiên chủ nhà lấy tay vỗ vào bồ thóc giống để đánh thức hồn lúa dậy. Sau đó đồng bào dựng một cây cột, trên có cắm hoa, tượng trưng cho hoa lúa và một tấm tre đan mắt cáo gọi là “ta leo”, tượng trưng cho vật thiêng của nghi lễ. Chủ nhà nhóm bếp đồ xôi, những người còn lại ra suối rửa mặt mũi chân tay. Họ tin rằng với những nghi lễ như vậy thần linh sẽ phù hộ cho mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh.

Vào dịp đầu xuân, người Tày thường làm lễ khai mở mùa cày cấy, thường tổ chức vào khoảng từ mùng 7 đến 15 âm lịch, gọi là lễ “lồng tồng” (xuống đồng). Trong lễ hội này đồng bào mời tất cả các thần thánh đến chứng giám và phù hộ, cầu mong mưa thuận, gió hòa, thời tiết thuận lợi cho mùa màng.

Đối với cư dân nông nghiệp thì “con trâu là đầu cơ nghiệp”, vì vậy, người Tày rất quý trọng con trâu, coi con trâu là người bạn thân thiết, giúp cho cuộc sống của họ được ổn định, no đủ. Đồng bào quan niệm rằng, cứ sau mỗi vụ cày cấy, do lao động mệt nhọc nên hồn vía của trâu bạt đi, làm cho sức khỏe của trâu bị suy giảm nên người Tày ở Bắc Sơn thường có nghi lễ cúng vía trâu (khoăn vài) để xin lại vía cho trâu. Nghi lễ này được tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch, khi mùa vụ cơ bản đã hoàn thành, cũng từ đây trâu được nghỉ ngơi đến vụ cày cấy năm sau.

Khi đến mùa thu hoạch, người Tày ở Bắc Sơn lại có lễ mừng cơm mới (kin khấu mấu). Lễ kin khấu mấu được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 âm lịch( còn gọi là tết tháng 10) mừng một mùa thu hoạch mới và tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho mưa gió thuận hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ. Vào ngày lễ mừng cơm mới, mọi nhà đều chọn những bông lúa nếp đẹp nhất về làm cốm và chọn gạo nếp ngon nhất để làm bánh dày, vừa để thắp hương, vừa là món ăn thết khách tới chơi nói chuyện ngày tết.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)