Các tín ngưỡng liên quan đến gia đình. - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Người Tày quan niệm rằng con người ta khi chết đi vẫn có thể tiếp tục quan tâm phù hộ, tạo phúc và giả trừ họa nạn cho con cháu. Song nếu có điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
79
gì làm người đã chết phật ý, thì họ có thể gây họa nạn cho con cháu như làm gia súc chết, con người ốm đau . . . Lúc đó con cháu phải sắm lễ vật để tạ ơn hoặc làm lễ giải hạn cầu xin tổ tiên tha thứ.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức thờ cúng quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Tày. Các gia đình Tày cúng giỗ 4 đời là cha mẹ, ông bà và cụ, kỵ. Từ đời thứ năm trở đi thì tổ tiên biến thành thần chăm nom nhà cửa, đời thứ sáu, thứ bảy là thần coi giữ gia súc, chỉ cúng vào dịp tết Nguyên Đán.
Bàn thờ là nơi tổ tiên ngự mỗi khi con cháu mời về hưởng cỗ trong các dịp giỗ, lễ, tết. Vì vậy, bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí quan trọng nhất trong nhà, thông thường là ở gian giữa, đối diện với cửa ra vào. Bàn thờ trong gia đình người Tày Bắc Sơn gọi là “giường”, là nơi trang nghiêm nhất, không được gây ồn ào trước bàn thờ, không được nằm quay chân vào bàn thờ, là nơi chỉ được bày cỗ chứ không được đặt các thứ đồ khác lên. Đa phần bàn thờ tổ tiên của người Tày chỉ có một tầng, chỉ có những gia đình thờ Phật Bà Quan Âm thì có hai tầng, tầng trên thờ Phật Bà và Hắc Huyền Đàn, tầng dưới thờ tổ tiên. Trước bàn thờ, ngày bình thường luôn che bằng một tấm vải đỏ, ngày cúng giỗ, lễ tết có thắp hương thì mới vén lên.
Việc thờ cúng tổ tiên do người chủ gia đình chịu trách nhiệm. Vào những ngày cúng giỗ, lễ tết họ làm cỗ thành kính dâng lên các đáng tổ tiên, tưởng nhớ công sinh thành, dưỡng dục và cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm được yên lành, sung túc. Tuy nhiên, người Tày không có tục lệ thắp hương và cúng vào các ngày mùng 1 âm lịch và ngày rằm hàng tháng (trừ rằm tháng 7) giống như người Kinh. Cỗ thắp hương gồm thịt gà, thịt lợn, xôi, rượu, hương, các loại bánh . . . tuyệt đối không được đặt các loại thực phẩm còn sống lên bàn thờ. Sau khi bày cỗ, rót rượu, người chủ gia đình sẽ khấn một bài để mời tổ tiên về ngự trên bàn thờ và thưởng thức cỗ do con cháu dâng cúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
80
Khi trong nhà có một người mới qua đời thì không được đưa lên cúng chung với tổ tiên ngay mà phải lập bàn thờ nhỏ, thấp hơn một bậc so với bàn thờ chính, trong 40 ngày đầu con cháu phải thắp hương, cúng cơm hai bữa. Đến mãn hạn tang (3 năm) mới nhập bát hương vào chung với bàn thờ tổ tiên vì theo quan niệm của đồng bào, khi một người vừa mới mất linh hồn của họ còn lưu lạc dưới địa ngục, chưa trở về trời với tổ tiên ngay được, phải mất một thời gian thì linh hồn mới thoát khỏi địa ngục, bay về trời với tổ tiên.
Ngoài ra, một số gia đình có người chết ở bên ngoài, tuy vẫn thờ phụng nhưng không đặt chung với bàn thờ tổ tiên, mà lập một bàn thờ nhỏ ngoài hiên nhà, gọi là “phi hang giàn” và chỉ thắp hương vào những ngày có việc lớn, lễ tết.
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng đặc trưng đã có từ lâu đời và được duy trì cho đến tận ngày nay. Đây không chỉ là tín ngưỡng của dân tộc Tày mà nó là tín ngưỡng phổ biến của các dân tộc ở Việt Nam, “nó thể hiện tính kế thừa: người sống muốn thiếp xúc với những người đã chết. Khi hương, nến được thắp lên, dường như có ngọn lửa vĩnh cửu mang dòng điện sinh học kích thích vào những cái còn lại trong tiềm thức người đang sống về người đã khuất” [56;268].
-Tín ngưỡng thờ các vị thần trong nhà.
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, trong gia dình người tày cũng thờ một số vị thần liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Phổ biến nhất là thờ Hoa Vương Thánh Mẫu – vị thần cai quản việc sinh nở, bảo vệ và nuôi dạy trẻ em. Hoa Vương Thánh Mẫu được người Tày gọi là “ Mẻ Gióoc” và lập bàn thờ thờ cúng. Theo quan niệm của người Tày, Mẹ Hoa là người trông nom một vườn hoa lớn, con cái có được là do Mẹ Hoa ban cho, nếu Mẹ Hoa cho cây hoa vàng thì sẽ sinh con trai, hoa bạc sẽ sinh con gái, còn đứa trẻ mất sớm là do Mẹ Hoa phân phát cho một bông hoa đã héo. Vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
81
thế, người Tày cho rằng nếu không lập bàn thờ Mụ thờ cúng “ Mẻ Gióoc” thì Hoa Vương Thánh Mẫu sẽ phân phát cho những bông hoa héo, trẻ em sẽ ốm yếu và hay bị chết. “Thờ Bà Mụ chính là thờ Thánh Mẫu, là tôn thờ người bảo vệ trẻ em, là coi trọng thế hệ nối tiếp, coi trọng nòi giống của mình” [42;54].
Trong các gia đình làm nghề cúng bái còn thờ tổ sư nghề cúng bái, người Tày gọi là “phi tướng” (ma lớn). Bàn thờ tổ sư của thầy Tào, bà Then được đặt cùng gian thờ tổ tiên nhưng đặt cao hơn và ở chính giữa, được trang hoàng lộng lẫy. Bàn thờ này chỉ có người đang làm nghề cúng bái được phép đặt lễ và thắp hương và vào những ngày lễ tết phải cúng bái rất cẩn thận, đặc biệt váo ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch phải đặt cúng một con gà trống đã biết gáy cùng với rượu, thịt. Nấu nhà có người làm nghề cúng bái mà không thờ cúng “phi tướng” cẩn thận thì sẽ bị “phi tướng” trừng phạt (phi vặt), nhẹ thì hành nghề mất thiêng, nặng thì thầy cúng sẽ bị chết.
Ngoài ra trong gia đình người Tày còn có bàn thờ Táo Quân (thần bếp) là vị thần bảo vệ người và gia súc, coi việc “quản lí hộ khẩu”, trông coi các việc lớn nhỏ trong gia đình. Người Tày quan niệm Táo Quân thường trú ngụ trong bếp của mỗi nhà, mỗi năm về trời một lần vào ngày 23 tháng chạp và đến mùng một tết lại quay trở về. Bàn thờ Táo Quân thường được đặt trong bếp, để thần bếp quanh năm giữ lửa và trong coi mọi việc trong gia đình.
Tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng làng bản. - Tục thờ các vị thần của bản.
Người Tày có tục cúng thần thổ địa và thành hoàng, đó là những vị thần bản mệnh của cộng đồng bản. Thần thổ địa và thành hoàng thường được thờ ở các miếu và đình làng.
Theo quan niệm của người Tày, thổ địa có nhiệm vụ rất quan trọng là coi giữ đất làng không cho nơi khác xâm phạm vào, giữ cho dân làng được bình yên làm ăn. Vì vậy, miếu thờ thần thổ địa thường được đặt ở đầu bản,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
82
nơi nhiều người qua lại. Quy mô của miếu thờ thần thường là không lớn, không có nhiều họa tiết, hoa văn trang trí như ở đình, chùa vì theo quan niệm dân gian, miếu càng sơ sài, lụp xụp thì càng thâm nghiêm.
Thần thổ địa không có tên gọi riêng, theo quan niệm dân gian các vị thần này vốn là người thật, có công lao xây dựng làng bản, giúp đỡ mọi người. Khi qua đời, họ được dân bản nhớ ơn, thờ làm thần bản mệnh.
Người Tày cho rằng, thần thổ địa là vị thần bảo trợ chung cho cuộc sống làng bản, vì vậy mọi người trong làng bản đều phải có trách nhiệm tôn trọng, cúng tế thì mới được thần bảo trợ, nếu không sẽ bị trừng phạt. Hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán hay dịp lễ cầu mùa, các gia đình trong bản mang lễ vật, hương hoa ở miếu để cúng thần thổ địa. Khi trong bản có người chết, trẻ nhỏ mới sinh, làm nhà mới, chuẩn bị gieo cấy . . . đều phải sửa lễ, thắp hương báo cho thần thổ địa biết. Miếu thờ thần thổ địa có ở mọi bản làng người Tày như một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào và trong kiến trúc của bản làng.
- Thờ Thành Hoàng làng.
Bên cạnh các miếu thờ thần thổ địa, ở dịa bàn huyện Bắc Sơn còn có khá nhiều các đình thờ Thành Hoàng, hầu như xã nào cũng có, có xã có tới 2 – 3 ngôi đình (xã Đồng Ý). Tục thờ Thành Hoàng là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa với người Kinh. Cùng vớ thần thần thổ địa, Thành Hoàng làng trông coi việc canh tác mùa màng, chăn nuôi gia súc, trông coi sự an khang của làng bản hay của một vùng. Thàng Hoàng làng có khi là một người, nhưng cũng có thể là hai hoặc ba người. Ví dụ như ở xã Long Đống có đình thờ hai Thành Hoàng, vốn trước đây là hai vợ chồng. Chuyện kể rằng: có hai vợ chồng họ Phan người làng Mông Ân thuộc tổng Bình Gia, có sức mạnh phi thường đã có công đánh đuổi bọn giặc cướp bóc dân làng. Biết được điều đó, vua đó ban thưởng cho họ và sắc phong “Hoàng tộc vị thần”. Cấp đất cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
83
lập bản mới và đổi họ Phan thành họ Hoàng. Khi hai vợ chồng họ mất đi nhân dân ghi nhớ công ơn đó lập đình thờ và suy tôn họ là Thành Hoàng làng.
Theo quan niệm của người Tày, Thành Hoàng còn giỏi hơn cả thần thổ địas, vì thế mà vị Thành Hoàng đến sau nhưng đã bước lên ngôi cao hơn so với thổ thần người bản địa. Thành Hoàng vốn là những người hoặc những lực lương siêu nhiên có phép lạ, đã từng đánh thắng giặc, có thể san đồi, xẻ núi thành đồng ruộng cho người dân cày cấy, có công giúp cho dân vượt qua thiên tai địch họa. Theo đó đình thờ Thành Hoàng làng cũng có quy mô rộng hơn miếu thờ thổ thần. Đình thường được xây dựng ở vùng đất cao, thoáng mát, mặt hướng ra cánh đồng, trên các cột, kèo, bàn thờ được chạm khắc tinh vi, thể hiện sự tôn nghiêm và sức mạnh của các thế lực thần thánh.
Hàng năm, người Tày tổ chức lễ cúng Thành Hoàng rất long trọng, thông thường được tổ chức lễ đón rước Thành Hoàng vào dịp lễ hội “lồng tồng” với mong muốn Thành Hoàng sẽ giúp cho mùa màng tố tươi, bội thu trong năm mới.
Nhìn chung, dân bản thường gửi tâm linh vào các vị thần địa phương. Hàng năm, vào các dịp đầu xuân, trong các lễ hội cầu mùa, hoặc vào các thời gian đã định sẵn trong năm, dân làng đầu mở hội. Việc thờ cúng thần bản mệnh đã củng cố thêm ý thức gắn kết cộng đồng. “Niềm tin đó tạo thành một mối liên kết linh thiêng giữa các thành viên từ thế hệ này qua thế hệ khác” [12;231]. Đồng thời nó thể hiện sự tưởng nhớ đối với những người đã có công với làng bản, phù hợp với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam xưa và nay.